27 thg 5, 2008

Về hưu sướng hay khổ?


Chưa có một công trình nào nghiên cứu việc này. Từ trong đời thường, cho đến ở Quốc hội, xem ra chuyện về hưu vẫn cứ còn bàn cãi. Phụ nữ thì tạm chia “hai phe” cán bộ cơ quan nghiên cứu hành chính, hoặc có chức vụ thì bảo 55 tuổi mới “chín”.

Còn lao động phổ thông nặng nhọc hoặc người có nghề nghiệp được thị trường chào đón thì muốn về có khi từ ngoài 40 tuổi. Cuộc tranh cãi này có nguồn gốc sâu xa về hưu sướng hay khổ?

Có người bảo: khổ chứ sướng sao được

Cho dù mọi mặt đều tốt cả, thì riêng về mặt sinh học, đó là một trong ba điều khủng khoảng lớn của đời người. Lúc sinh ra khỏi lòng mẹ phải thích ứng vối cuộc sống là lần khủng hoảng thứ nhất. Tuổi teen là cuộc khủng hoảng thứ hai. Về “hưu” là cuộc khủng hoảng thứ ba.

Về hưu, ai cũng hiểu là hoàn thành nhiệm vụ, được nghỉ ngơi và kính trọng. Ông Nelsson Mandela - Tổng thống Nam Phi trong một lần phỏng vấn đã nói, về hưu là ông được “ra tù lần thứ hai”. Cuộc đời của người tù thế kỷ nổi tiếng như ông thì ra tù vui sướng đến thế nào.

Rồi báo chí đưa tin ông Tổng thống Mỹ Bill Clinton về hưu, đi nói chuyện thôi cũng thu bội tiền, ra hồi ký, lám công tác xã hội. Đến ông tỷ phú Bill Gates trẻ thế, quyền lực thế cũng vội về hưu giao cho thế hệ khác, còn mình đi làm công tác xã hội, càng sướng hơn khi ông có cả đống tiền để được hưởng niềm vui mang cho.

Đến ông tỷ phú Bill Gates trẻ thế, quyền lực thế cũng vội về hưu giao cho thế hệ khác

Ở ta về hưu thì sao?

Cũng có nhiều người sướng. Con cái thành đạt, hiếu thảo, lo cho cha mẹ. Bản thân sức khỏe còn tốt, không phải lo kiếm tiền, lo kiểm điểm, không phải lo công việc bù đầu… Có vị còn đi du lịch đó đây, cực hơn một tí là vị nào về vẫn còn “đắt sô” nhiều nơi mời làm việc, bận hơn và có khi thu nhập còn hơn cả lúc đi làm nhà nước. Cực nhưng là cực trong sự sung sướng và sướng trong sự bận rộn mới.

Có vị than thở và mắt lấp lánh. Tưởng là giấy tờ bằng cấp chỉ còn cho vào bảo tàng gia đình, nào ngờ hôm nay phải đi photo , nộp lý lịch để đi… xin việc mới! Sếp mới bảo còn có khả năng kinh nghiệm tốt mà nhà nước hết dùng chúng tôi “lượm” .

Còn về hưu mà không sướng? Vị này về hưu trong hậm hực, bị đấu đá mà về, người khác kém cỏi lại lên thay, hoặc bị oan khuất mà về. Vị kia thì mất một quyền lực, một nguồn thu nhập lớn. Vị nọ lại quá yêu công việc, quá lo cho nguy cơ công việc chung bị xuống cấp. Lại có những vị thành quán tính cán bộ về hưu rồi vẫn mong ước được mời… đi họp. Có khi lại đua chen một chức vụ nhỏ xíu ở phường… Lại phát biểu những điều dài ngoãng, cũ rích! Vị khác lại quá sợ sinh hoạt ở địa phương. Vừa toát các cuộc họp liên tu bất tận ở cơ quan nhà nước, tưởng về hưu được “thở” nào ngờ đi họp còn ác liệt hơn. Rõ thật những người này khổ nhất .

Ở ta về hưu - Sướng hay khổ?

Phụ nữ thì may hơn bận rộn hơn vì có… cháu cứu nguy. Tuy chạy theo nó hơi đau lưng thật đấy, nhưng nếu đừng bị quá sức thì cháu quả là một thế giới tuyệt vời. Bắt đầu bà đi ôn lại sách lớp một, học bài hát “hôm nay em đến trường”, ôn lại chuyện bổ ích, phải cố nhớ các phím bàn máy tivi, xem các CD tìm mua lại “dế mèn phiêu lưu ký”… Nguy hơn nữa là phải luôn sáng tạo, bởi cu con không chịu nghe Tấn Cám mà đòi các siêu nhân phủ thủy, đôi khi chính bà phải bịa ra chuyện mèo và chuột, không bắt chước được tom và jerry!

Về hưu thế nào cũng buồn

Bởi đó là quy luật của muôn đời. Không phải do bội bạc mà là do công việc, người ra đi thường mau bị lãng quên. Đó là chưa kể thu nhập bị tụt xuống, bệnh tật và điều đó ai cũng biết, quãng thời gian còn lại sau hưu thường không dài. Tôi cũng là một “bậc” đã nghỉ hưu, nhưng chưa nghỉ ngơi. Vẫn bộn bề với công việc, lại được tung tăng với cháu chắt nhưng có một khoảng lặng về hưu mà cho dù có lạc quan đến mấy, tôi cũng khó tránh khỏi…

(Nguồn tin: Phunuvietnam )

Share: