16 thg 7, 2025

Tìm hiểu quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh BHYT


Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, từ ngày 1/1/2025, các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước sẽ chia thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật là cấp ban đầu, cấp cơ bản và cấp chuyên sâu. Người bệnh cần biết nơi đăng ký khám chữa bệnh của mình thuộc xếp cấp nào vì liên quan đến quyền lợi BHYT.



(BHXH khu vực XXII đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền Luật BHYT 2024 đến các tầng lớp Nhân dân)

I. Quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đã được thông qua ngày 9/1/2023 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khóa XV và có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã có sự thay đổi nhằm thể chế hóa Nghị quyết 20 của Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; sẽ có ba cấp chuyên môn kỹ thuật, bao gồm: cấp ban đầu, cấp cơ bản và cấp chuyên sâu.

Đáng chú ý, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật dựa trên bốn nhóm năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, gồm: năng lực cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn; năng lực tham gia đào tạo thực hành y khoa; năng lực tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; năng lực nghiên cứu khoa học về y học.

1. Các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh (Khoản 1 Điều 104 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân được chia thành 03 cấp chuyên môn kỹ thuật như sau:

- Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, chăm sóc sức khỏe ban đầu; quản lý bệnh tật, phục hồi chức năng tại cộng đồng;

- Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú tổng quát; đào tạo thực hành tổng quát, tổ chức cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề;

- Cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú chuyên sâu; đào tạo thực hành chuyên sâu; nghiên cứu, đào tạo liên tục chuyên sâu; chuyển giao kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nguyên tắc tổ chức cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh (Khoản 2 Điều 104 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)

Các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức bảo đảm tính liên tục, liên thông trong cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo tình trạng, mức độ bệnh và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được xếp vào một cấp chuyên môn kỹ thuật; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện được nhiệm vụ của cả 03 cấp chuyên môn kỹ thuật thì được xếp vào cấp chuyên sâu; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện được nhiệm vụ của cấp ban đầu và cấp cơ bản thì được xếp vào cấp cơ bản;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp nào phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ của cấp đó và được thực hiện kỹ thuật chuyên môn của cấp khác nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; thực hiện nhiệm vụ của cấp chuyên môn kỹ thuật khác phù hợp với đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.

II. Chuyển từ hệ thống "tuyến" (tuyến xã, huyện, tỉnh, trung ương) sang hệ thống "cấp chuyên môn kỹ thuật" trong khám, chữa bệnh BHYT

Theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01/01/2025 của Bộ Y tế Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, quy định về cấp khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) đã có sự thay đổi, chuyển từ hệ thống "tuyến" (tuyến xã, huyện, tỉnh, trung ương) sang hệ thống "cấp chuyên môn kỹ thuật", bao gồm cấp ban đầu, cấp cơ bản và cấp chuyên sâu. Quy định mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Cụ thể:

1. Thay đổi từ "Tuyến" sang "Cấp chuyên môn kỹ thuật"

- Thông tư mới quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định liên quan đến tuyến, hạng tại một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Cụm từ "tuyến huyện" được sửa đổi, bổ sung thành "cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản".

- Cụm từ "chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế" được sửa đổi, bổ sung thành "chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế".

- Các quy định liên quan đến cấp khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, thủ tục hẹn khám lại sẽ áp dụng theo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung này từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

- Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh trước đây được hưởng quyền lợi theo quy định về tuyến sẽ được hưởng theo quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật của Luật BHYT mới.

2. Các Cấp Khám Bệnh, Chữa Bệnh BHYT

Hệ thống mới bao gồm ba cấp chính:

(1) Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu:

- Định nghĩa: Bao gồm trạm y tế, y tế cơ quan được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế cấp huyện được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức phòng khám, cơ sở khám bệnh y học gia đình được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức phòng khám đa khoa, phòng khám bác sỹ y khoa hoặc phòng khám y sỹ đa khoa tại các xã thuộc vùng khó khăn, và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong số các chuyên khoa ngoại, nhi, sản. Các loại phòng khám chuyên khoa, liên chuyên khoa, răng hàm mặt, dinh dưỡng, nhà hộ sinh, chẩn trị y học cổ truyền, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật phục hình răng, phục hồi chức năng, lọc máu, tâm lý lâm sàng, dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh, chăm sóc giảm nhẹ, cấp cứu ngoại viện và kính thuốc có đo tật khúc xạ không thuộc cấp ban đầu.

- Đăng ký ban đầu: Tất cả người tham gia BHYT được quyền lựa chọn một trong các cơ sở thuộc cấp ban đầu gần nơi cư trú, làm việc, học tập và phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở đó để đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu.

- Mức hưởng: Người bệnh được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu.

(2) Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản:

- Định nghĩa: Bao gồm các cơ sở được cấp giấy phép hoạt động với hình thức là bệnh viện đa khoa, hoặc bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt mà trong cơ cấu tổ chức có bộ phận chuyên môn thuộc một trong các hình thức là khoa hoặc trung tâm hoặc viện, và bộ phận này phải có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong số các chuyên khoa ngoại, nhi, sản.

- Đăng ký ban đầu: Một số đối tượng ưu tiên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở thuộc cấp cơ bản, bao gồm: đối tượng được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ; người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người từ đủ 75 tuổi trở lên; trẻ em; người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; học sinh, sinh viên, học viên ngành sức khỏe học tập tại trường có ký hợp đồng BHYT; người lao động làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ký hợp đồng BHYT; người công tác trong quân đội, công an khi nghỉ hưu; người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; công chức, viên chức, học sinh, sinh viên; và các đối tượng khác.

- Mức hưởng:

100% chi phí: Khi chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao.


100% chi phí: Khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản đã được xác định là tuyến huyện trước ngày 01/01/2025.


100% chi phí: Khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản.


Các trường hợp khác tùy thuộc vào đối tượng và tình trạng bệnh sẽ được hưởng 100%, 95% hoặc 80% chi phí.

(3) Cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu:

- Định nghĩa: Bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại cấp cơ bản mà trước ngày 01/01/2025 đã được xác định là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh hoặc tương đương; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng bảo vệ sức khỏe cán bộ, cơ sở phong, lao và bệnh phổi, tâm thần, lão khoa, y học cổ truyền mà trong cơ cấu tổ chức có bộ phận chuyên môn thuộc một trong các hình thức là khoa hoặc trung tâm hoặc viện, có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong các chuyên khoa ngoại, nhi, sản; và các cơ sở khác theo quyết định của Bộ Y tế đáp ứng các điều kiện tương tự.

- Đăng ký ban đầu: Một số đối tượng ưu tiên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở thuộc cấp chuyên sâu, bao gồm: đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; đối tượng được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ; người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người từ đủ 75 tuổi trở lên; học sinh, sinh viên, học viên ngành sức khỏe học tập, thực hành tại cơ sở KCB BHYT từ đủ 90 ngày trở lên; người lao động công tác tại cơ sở KCB BHYT từ đủ 90 ngày trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi; người công tác trong quân đội, công an khi nghỉ hưu; người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày tại một số cơ sở chuyên biệt; và các đối tượng khác theo yêu cầu thực tế tại địa phương.

- Mức hưởng:

100% chi phí: Khi chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao.


100% chi phí: Đối với người dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú.


100% chi phí: Khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu đã được xác định là tuyến tỉnh trước ngày 01/01/2025.


50% chi phí: Khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở cấp chuyên sâu dựa trên kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật, trừ các trường hợp được hưởng 100%.


40% chi phí: Khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở cấp chuyên sâu, trừ các trường hợp được hưởng 100%.


50% chi phí: Khi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú theo lộ trình do Chính phủ quy định.


Các trường hợp khác tùy thuộc vào đối tượng và tình trạng bệnh sẽ được hưởng 100%, 95% hoặc 80% chi phí.

3. Quy định liên quan đến chuyển tuyến và thủ tục

- Chuyển người bệnh: Việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm chuyển trong cùng cấp, từ cấp ban đầu lên cấp cơ bản/chuyên sâu, hoặc từ cấp chuyên sâu/cơ bản về cấp ban đầu để điều trị, quản lý, theo dõi các bệnh mạn tính.

- Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Đối với người bệnh mắc một số bệnh mạn tính hoặc điều trị dài ngày theo danh mục tại Phụ lục III, phiếu chuyển có giá trị trong 01 năm. Trường hợp hết thời hạn mà người bệnh vẫn đang điều trị, phiếu chuyển có giá trị đến hết đợt điều trị đó.

- Hẹn khám lại: Người bệnh được hẹn khám lại khi cần tiếp tục theo dõi hoặc kiểm tra lại kết quả điều trị. Phiếu hẹn khám lại (bản giấy hoặc điện tử) có giá trị sử dụng 01 lần và cần có chữ ký của bác sĩ điều trị.

- Thay đổi nơi đăng ký ban đầu: Người tham gia BHYT được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu vào 15 ngày đầu mỗi quý để phù hợp với nơi cư trú, làm việc hoặc học tập. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện thay đổi trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT.

4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

- Sở Y tế có trách nhiệm phân bổ ổn định số lượng thẻ BHYT cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu trên địa bàn quản lý, rà soát, điều chỉnh khi cần thiết, và công khai thông tin này.

- Cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về số lượng, cơ cấu đối tượng tham gia BHYT và lượt khám chữa bệnh cho Sở Y tế để làm căn cứ phân bổ thẻ, đồng thời tổ chức cho người dân đăng ký và thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu.

5. Kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế

KẾT QUẢ XẾP CẤP CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ

(Cập nhật đến ngày 01/01/2025)

- Căn cứ Điểm g, Khoản 2, Điều 90, Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

- Căn cứ các Quyết định Xếp cấp chuyên môn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế.







6. Danh mục một số bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu

DANH MỤC MỘT SỐ BỆNH ĐƯỢC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CẤP CHUYÊN SÂU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)













7. Danh mục một số bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản

DANH MỤC MỘT SỐ BỆNH ĐƯỢC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CẤP CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 01 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)















Ghi chú: (1) 1. Các mã bệnh có 03 ký tự trong Phụ lục này bao gồm tất cả các mã bệnh chi tiết có 04 ký tự. Mã A30 bao gồm các mã A30.0, A30.1, A30.2, A30.3, A30.4, A30.5, A30.8, A30.9; (2) Trường hợp có mã bệnh chi tiết đến 04 ký tự, khi xác định mã bệnh phải ghi rõ mã chi tiết 04 ký tự.

Một số lưu ý đối với người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh:

(1) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế phải công khai cấp chuyên môn ở quầy tiếp đón, website bệnh viện để người dân biết rõ thông tin.

(2) Người tham gia BHYT có thể dựa vào xếp cấp chuyên môn của bệnh viện để lựa chọn thăm khám nhằm hưởng quyền lợi chi trả trong phạm vi mức hưởng.

Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc 62 bệnh, nhóm bệnh được chuyển thẳng đến cấp chuyên sâu không cần giấy chuyển viện.

(3) Các trường hợp không được hưởng BHYT

- Thứ nhất, chi phí đã được ngân sách nhà nước thanh toán bao gồm:

+ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh.

+ Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với một số đối tượng: Người có công với cách mạng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

- Thứ hai, điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở chuyên biệt;

- Thứ ba, khám sức khỏe;

- Thứ tư, xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị;

- Thứ năm, sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp đình chỉ thai nghén do bệnh lý của thai nhi hoặc sản phụ;

- Thứ sáu, dịch vụ thẩm mỹ;

- Thứ bảy, điều trị lác và tật khúc xạ của mắt đối với người từ 18 tuổi trở lên (trước đây là từ 6 tuổi trở lên);

- Thứ tám, sử dụng thiết bị y tế thay thế như chân giả, tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám chữa bệnh và phục hồi chức năng (trước đây là vật tư y tế);

- Thứ chín, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa;

- Thứ mười, điều trị nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

- Mười một, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

- Mười hai, tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Đặng Hồng Quang

(Nguồn: https://danang.baohiemxahoi.gov.vn)



Share:

17 thg 8, 2023

Hãy là giải pháp, đừng là vấn đề: 10 Cách giúp bạn sống một cuộc sống bình an và hạnh phúc

 


1. Tập trung vào những điều tích cực

Sự tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và bình an hơn. Hãy lựa chọn những suy nghĩ tích cực và tìm hiểu cách nhìn nhận mọi tình huống một cách lạc quan.

2. Thiền định và yoga

Thiền định và yoga là những phương pháp tuyệt vời để giảm căng thẳng và tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống. Hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn và tập trung vào những suy nghĩ tích cực.

3. Tạo mục tiêu và kế hoạch

Mục tiêu và kế hoạch giúp bạn có một hướng đi rõ ràng và tạo động lực để tiến bước trong cuộc sống. Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch để đạt được chúng.

4. Chăm sóc bản thân

Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân. Điều này có thể bao gồm việc tập thể dục, ăn uống lành mạnh, đọc sách, nghe nhạc yêu thích hoặc thực hiện những hoạt động giúp bạn thư giãn và thú vị.

5. Tạo mối quan hệ xã hội tốt

Mối quan hệ xã hội tốt là một yếu tố quan trọng trong việc sống một cuộc sống bình an và hạnh phúc. Hãy tạo và duy trì các mối quan hệ xã hội tích cực, gắn kết và hỗ trợ.

6. Học hỏi và phát triển bản thân

Luôn luôn học hỏi và phát triển bản thân. Hãy đọc sách, tham gia khóa học hoặc tham gia các hoạt động giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

7. Tận hưởng những khoảnh khắc nhỏ

Hãy tận hưởng những khoảnh khắc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là một bữa cơm ngon, một bình hoa tươi tắn, hoặc một cuộc trò chuyện vui vẻ với người thân yêu.

8. Làm việc với đam mê

Hãy tìm hiểu và làm việc với đam mê của mình. Khi bạn làm những điều mình yêu thích, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

9. Thử thách bản thân

Hãy thử thách bản thân bằng cách thử những điều mới mẻ và khám phá những năng lực tiềm ẩn của mình. Điều này giúp bạn phát triển và tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống.

10. Biết ơn và cảm tạ

Hãy biết ơn và cảm tạ những gì bạn có trong cuộc sống. Sự biết ơn giúp bạn nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực và tạo ra cảm giác bình an và hạnh phúc.

Dựa trên những cách trên, bạn có thể sống một cuộc sống bình an và hạnh phúc. Hãy là giải pháp cho chính mình và đừng để những vấn đề làm bạn mất đi niềm vui và sự hài lòng trong cuộc sống.

Share:

10 Kỹ năng giao tiếp công sở để thành công trong sự nghiệp

 


1. Ngôn từ và cử chỉ hợp lý

Kỹ năng giao tiếp công sở bao gồm việc sử dụng ngôn từ và cử chỉ phù hợp. Hãy sử dụng ngôn từ lịch sự, chính xác và tránh sử dụng ngôn từ mời gọi hoặc quá mạnh mẽ. Cử chỉ cũng rất quan trọng, hãy nhìn vào đôi mắt của đối tác và diễn đạt ý kiến một cách tự tin và rõ ràng.

2. Lắng nghe chân thành

Để thành công trong giao tiếp công sở, kỹ năng lắng nghe chân thành là điều không thể thiếu. Hãy tập trung vào đối tác của bạn, nghe và hiểu thông điệp mà họ muốn truyền đạt. Đồng thời, hãy hiển thị sự quan tâm và tôn trọng đối tác bằng cách đưa ra phản hồi thích hợp và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn.

3. Giao tiếp qua email chuyên nghiệp

Email là phương tiện giao tiếp quan trọng trong công việc. Để thành công trong giao tiếp qua email, hãy chú ý đến định dạng, ngôn từ, và cách trình bày. Tránh viết email quá dài, truyền đạt thông điệp một cách ngắn gọn và rõ ràng. Đồng thời, đảm bảo rằng email của bạn không có lỗi chính tả và ngữ pháp.

4. Kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng trong công việc. Hãy tập trung vào việc trình bày ý kiến một cách rõ ràng, súc tích và hấp dẫn. Sử dụng hình ảnh, số liệu và ví dụ để minh họa ý kiến của bạn. Đồng thời, luyện tập để tự tin trước khán giả và có khả năng phản biện khi cần thiết.

5. Sử dụng ngôn ngữ không gian

Ngôn ngữ không gian là cách bạn sắp xếp văn phòng, bàn làm việc và các vật phẩm xung quanh. Hãy sắp xếp không gian làm việc một cách gọn gàng và chuyên nghiệp. Đồng thời, trang trí văn phòng một cách tối giản và tinh tế để tạo cảm giác thoải mái và chuyên nghiệp.

6. Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp công sở. Hãy tìm hiểu về quyền lợi và lợi ích của bạn trước khi tham gia vào quá trình đàm phán. Đặt mục tiêu cụ thể và sẵn sàng thay đổi chiến lược khi cần thiết. Đồng thời, lắng nghe và hiểu quan điểm của đối tác để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả hai bên.

7. Kiểm soát cảm xúc

Trong giao tiếp công sở, việc kiểm soát cảm xúc là rất quan trọng. Hãy học cách kiểm soát cảm xúc của mình và đưa ra phản ứng thích hợp trong mọi tình huống. Đồng thời, tạo một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ để tăng cường sự hợp tác và hiệu quả làm việc.

8. Giao tiếp qua các phương tiện truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội ngày càng trở thành một phần quan trọng trong giao tiếp công sở. Hãy sử dụng các mạng xã hội như LinkedIn, Facebook và Twitter để chia sẻ thông tin và kết nối với đồng nghiệp và đối tác. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng những gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội là phù hợp và chuyên nghiệp.

9. Kỹ năng giao tiếp đa văn hóa

Trong môi trường làm việc đa văn hóa, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa là rất quan trọng. Hãy tôn trọng và hiểu văn hóa, quan điểm và giá trị của người khác. Sử dụng ngôn ngữ và hình thức giao tiếp phù hợp với người khác và tránh sử dụng ngôn từ hoặc cử chỉ có thể gây hiểu lầm hoặc xúc phạm.

10. Tự cải thiện và học hỏi

Cuối cùng, hãy luôn cố gắng tự cải thiện và học hỏi trong việc giao tiếp công sở. Đọc sách, tham gia vào các khóa học và tìm kiếm cơ hội để thực hành kỹ năng giao tiếp của bạn. Hãy lắng nghe phản hồi từ người khác và áp dụng những điều học được vào công việc hàng ngày.

Với 10 kỹ năng giao tiếp công sở này, bạn sẽ đạt được sự thành công trong sự nghiệp và tạo dựng được một môi trường làm việc tích cực và hợp tác. Hãy áp dụng chúng vào công việc hàng ngày và trở thành một người giao tiếp xuất sắc!

Share:

hướng dẫn về BHYT học sinh sinh viên năm học 2023-2024

 


Ngày 17/8/2023 Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng đã ban hành Công văn số 1400/BHXH-QLT-ST  hướng dẫn về BHYT học sinh sinh viên năm học 2023-2024, theo đó:

1. Đối tượng tham gia BHYT học sinh, sinh viên: Học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, trừ HSSV được cấp thẻ BHYT theo đối tượng khác.

2. Mức đóng, phương thức đóng của đối tượng

a) Mức đóng - Mức đóng BHYT của đối tượng HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở hiện hành nhân (X) với số tháng tương ứng thời hạn sử dụng thẻ BHYT (Trong đó: phần thuộc trách nhiệm phải đóng của HSSV là 70%, ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ 30%, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng).

Ví dụ: Mức đóng BHYT tương ứng với 12 tháng là 972.000 đồng, cụ thể: 1.800.000 đồng x 4,5% x 12 tháng. Trong đó, HSSV viên phải đóng là: 680.400 đồng, NSNN hỗ trợ là: 291.600 đồng.

- Số tiền đóng của người tham gia và hỗ trợ của ngân sách nhà nước được xác định theo mức đóng BHYT và mức lương cơ sở tại thời điểm đóng BHYT. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh 2 lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

b) Phương thức đóng HSSV có thể đăng ký theo các phương thức đóng: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.

Trường hợp tham gia phương thức 3 tháng, 6 tháng khi thẻ BHYT sắp hết hạn, các cơ sở giáo dục đôn đốc HSSV tiếp tục đăng ký tham gia để thẻ BHYT có giá trị liên tục đến hết năm tài chính. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đôn đốc HSSV tham gia BHYT theo phương thức 12 tháng.

Đối với trường hợp học sinh mới vào lớp 1 và sinh viên nhập học năm thứ nhất tự nguyện đóng một lần 15 tháng vào đầu năm học thì thực hiện thu 15 tháng. Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày 01/10/2023 đến 31/12/2024.

3. Thời hạn thẻ BHYT có giá trị sử dụng

a) Thẻ BHYT được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. Trường hợp trẻ em đủ 72 tháng tuổi mà sinh sau ngày 30/9 thì giá trị sử dụng bắt đầu từ sau ngày cuối cùng của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

Ví dụ trẻ em sinh ngày 15/10/2017 vào lớp 1 thì giá trị thẻ BHYT sẽ từ ngày 01/11/2023, trẻ em sinh ngày 01/11/2017 vào lớp 1 thì giá trị thẻ BHYT sẽ từ ngày 01/11/2023.

- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9/2024. b) Thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HSSV của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

- Đối với HSSV năm thứ nhất của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng.

- Đối với HSSV năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.


Share:

10 Biện pháp sống vui, khỏe cho một cuộc sống viên mãn

 


1. Hãy bắt đầu ngày mới với buổi tập thể dục

Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Đi bộ, chạy bộ, hoặc tham gia các lớp thể dục như yoga hay zumba đều là những hoạt động tốt cho sức khỏe và tinh thần. Việc tập thể dục sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, tăng cường sự linh hoạt cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

2. Ăn một bữa sáng bổ dưỡng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Hãy ăn một bữa sáng bổ dưỡng để cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Hãy bao gồm các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau quả và ngũ cốc nguyên cám trong bữa sáng của bạn để duy trì sự tươi trẻ và sức khỏe tốt.

3. Thư giãn với sách và âm nhạc

Đọc sách và nghe nhạc là những cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và tạo ra một tinh thần thoải mái. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thư giãn với một cuốn sách yêu thích hoặc bản nhạc mà bạn yêu thích. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái và tươi mới.

4. Học một kỹ năng mới

Hãy dành thời gian để học một kỹ năng mới mỗi tuần. Việc học thêm một ngôn ngữ mới, nấu ăn hoặc chơi một nhạc cụ sẽ giúp bạn phát triển trí tuệ và tạo niềm vui trong cuộc sống. Hãy tìm hiểu điều gì đang thú vị với bạn và bắt đầu học ngay hôm nay!

5. Dành thời gian với gia đình và bạn bè

Gia đình và bạn bè là những người quan trọng nhất trong cuộc sống. Hãy dành thời gian để gặp gỡ và tương tác với họ. Đi chơi, xem phim hoặc tổ chức một bữa tiệc là những cách tuyệt vời để tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và tăng sự hạnh phúc trong cuộc sống.

6. Trải nghiệm thiền và yoga

Thiền và yoga có thể giúp bạn đạt được sự tĩnh tâm và sự cân bằng trong cuộc sống. Hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thiền và yoga. Điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung và tạo ra một tình thế khỏe mạnh cho cơ thể.

7. Đặt mục tiêu và theo đuổi ước mơ

Hãy đặt mục tiêu và theo đuổi ước mơ của bạn. Việc có mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung và định hướng cuộc sống của mình. Hãy viết ra những mục tiêu cụ thể và tạo ra một kế hoạch để đạt được chúng. Điều này sẽ giúp bạn sống vui và khỏe mỗi ngày.

8. Hãy thỏa mãn đam mê của bạn

Hãy dành thời gian để theo đuổi đam mê của bạn. Việc làm những điều mà bạn yêu thích sẽ mang lại niềm vui và sự hài lòng. Hãy tìm hiểu về những hoạt động mà bạn thích và dành thời gian cho chúng. Điều này sẽ giúp bạn sống một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh.

9. Hãy tận hưởng thiên nhiên

Thiên nhiên có sức mạnh làm dịu đi cảm xúc và tạo ra một tinh thần thoải mái. Hãy dành thời gian để tận hưởng thiên nhiên, đi dạo trong công viên, tắm nắng hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một cảm giác hân hoan và sảng khoái.

10. Hãy cười và giữ tinh thần lạc quan

Cười là một phương pháp tuyệt vời để giảm căng thẳng và tạo ra một tinh thần lạc quan. Hãy tìm những cách để cười mỗi ngày, như xem những bộ phim hài, đọc truyện cười hoặc gặp gỡ bạn bè vui vẻ. Sự lạc quan và niềm vui sẽ giúp bạn sống một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh.



Share:

4 thg 10, 2021

Cách tính mức tiền nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 bằng ứng dụng VssID

 




Để biết mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116, người lao động có thể căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thể hiện trong VssID.

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID (nếu chưa có tài khoản, vui lòng xem cách cài đặt tại đây).

Bước 2: Bấm vào phần “Quá trình tham gia” 
Bước 3: Bấm vào mục “BHTN” (tức bảo hiểm thất nghiệp) 

Tại đây sẽ hiển thị thông tin thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Như trường hợp của người lao động trên là 08 năm 02 tháng, tức là 98 tháng (08 năm tương đương 96 tháng).

Mức hưởng tiền hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết 116 như sau:

Mức

Thời gian đóng BHTN

Mức hỗ trợ (đồng/người)

1

Dưới 12 tháng

1.800.000

2

Từ đủ 12 tháng - dưới 60 tháng

2.100.000

3

Từ đủ 60 tháng - dưới 84 tháng

2.400.000

4

Từ đủ 84 tháng - dưới 108 tháng

2.650.000

5

Từ đủ 108 tháng - dưới 132 tháng

2.900.000

6

Từ đủ 132 tháng

3.300.000


link tải VssID:


Share: