31 thg 7, 2009

Kiến thức và cách phòng chống dịch cúm H1N1

http://news.nbsteel.vn/wp-content/uploads/2009/06/swine-flu-h1n1.jpg
I. Con đường lây truyền của bệnh cúm H1N1:
Con đường lây truyền của bệnh cúm H1N1 giống như bệnh
cúm thông thường, chủ yếu là lây truyền qua đường hô hấp và qua
tiếp xúc trực tiếp. Trong suốt thời gian trước khi có triệu trứng của
bệnh 1 ngày cho đến 7 ngày sau khi phát bệnh sẽ có khả năng truyền
bệnh đối với người trưởng thành. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có
bệnh tình kéo dài sẽ không loại trừ khả năng tiếp tục truyền bệnh
trong thời gian phát bệnh. Đối với bệnh nhân là trẻ em thì thời gian
truyền bệnh dài hơn bệnh nhân là người trưởng thành.
II. Triệu chứng của bệnh cúm H1N1
Người bị mắc cúm H1N1 có những triệu chứng tương tự triệu
chứng bệnh cúm thông thường bao gồm: sốt cao, ho, đau họng, đau
nhức cơ thể, nhức đầu, rét run và mệt mỏi, một số trường hợp xuất
hiện tiêu chảy và nôn ói.
III. Làm thế nào để xác định có phải đã mắc bệnh cúm H1N1 hay không?
Không thể căn cứ vào triệu chứng để xác định có phải đã nhiễm
bệnh dịch cúm H1N1, mà cần phải tiến hành xét nghiệm mới có thể
xác định được. Nếu bạn từng đi du lịch, hoặc từng tiếp xúc tới người
bị nghi nhiễm căn bệnh trên, cần phải nhanh chóng nhập viện và báo
cho bác sĩ biết bạn đã từng đi du lịch những nơi nào và quá trình tiếp
xúc.
IV. Cá nhân nên có các bước phòng chống sau:
1. Tránh xa những nơi phát bệnh: tránh không tới các khu vực có
dịch cúm H1N1
2. Chú trọng vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay, có thói quen vệ
sinh tốt.
3. Chú ý sức khỏe cá nhân: tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều

độ
V. Khi có triệu chứng về đường hô hấp, nên chú ý vệ sinh đường hô hấp
và chú ý lễ phép khi ho
1. Khi có triệu chứng ho nên đeo khẩu trang, nếu khẩu trang có vết
dơ do nước miếng nước mũi, thì nên lập tức thay cái mới và
bỏ cái cũ vào thùng rác.
2. Lúc hắt hơi, nên sử dụng khăn tay khăn giấy, nếu không có thì nên
sử dụng tay áo che miệng mũi .
3. Nếu có triệu chứng đường hô hấp, khi đối thoại với người khác,
nên giữ cư li trên 2 mét.
4. Nếu tay có tiếp xúc tới chất tiết ra từ đường hô hấp, thì nên lập tức
rửa tay sạch sẽ.
5. Lúc phát bệnh thì nên nghỉ ngơi ở nhà, ngoài việc đi bác sĩ, cần
tránh đi ra ngoài đường.
VI. Nếu trong tình trạng bắt buộc cần phải tới khu vực có dịch cúm
H1N1
1. Trong thời gian xuất cảnh nên chú ý những việc sau đây:
a. Tránh tới những nơi đông người và đến bệnh viện thăm người
ốm.
b. Chú ý vệ sinh cá nhân, nên có thói quen rửa tay thường xuyên.
Nếu không thể rửa tay thì nên dùng dung dịch có trên 60%
nồng độ cồn để rửa tay.
c. Trong thời gian ở nước ngoài nếu có triệu chứng sốt tương tự
triệu chứng dịch cúm H1N1 thì nên đeo khẩu trang và lập tức
nhập viện khám bác sĩ. Nếu là tham gia tour du lịch, c
ần phải
báo cho hướng dẫn viên để trợ giúp nhập viện và thông báo.
2. Từ khu vực có dịch cúm H1N1 về nước:
a. Trong quá trình du lịch nếu phát hiện sức khoẻ không tốt, khi
quay trở lại Đài Loan cần điền vào “ Phiếu điều tra phòng

chống bệnh truyền nhiễm”, và chủ động báo cho nhân viên
kiểm dịch của sân bay biết.
b. Sau khi từ khu vực có dịch cúm H1N1 về nước, nên đo nhiệt
độ cơ thể ngày 2 lần(sáng tối), tiến hành kiểm soát sức khỏe
trong 7 ngày liền.
c. Nếu có triệu chứng tương tự bệnh dịch cúm H1N1 nên lập
tức đeo khẩu trang, thông báo cho cục vệ sinh địa phương để
trợ làm thủ t ục nhập viện, và chủ động báo cho bác sĩ biết : 1.
triệu chứng, 2. các nơi đã đi, 3. đã từng tiếp xúc với người bị
nghi nhiễm căn bệnh dịch cúm H1N1 hay không.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Nếu có ý kiến hay góp ý gì, mong bạn vui lòng để lại vài dòng vào ô nhận xét bên dưới. Chúc bạn một ngày vui vẻ!