23 thg 9, 2012

Bài học từ loài ngỗng





Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẫy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.
Share:

Tự động post bài từ blog lên các mạng xã hội Facebook, Twitter





Hôm nay chúng ta sẽ tìm cách để khi có 1 bài viết trên blog nó sẽ tự động cập nhật link trên 2 mạng xã hội Facebook và Twitter.


Chúng ta sẽ kết nối blog với Twitter trước rồi sau đó là Twitter với Facebook.

1. Kết nối với Twitter

Công cụ Socialize tích hợp sẵn trong Feedburner sẽ giúp chúng ta làm điều này.

Đây là tính năng mới của Feedburner có tên Socialize, mới được ra mắt cách đây khoảng 2 tuần. Chức năng chính của Socialize/Feedburner là tự động tweet mỗi khi có bài mới đăng thông qua Feed.

Bạn có thể sử dụng chức năng này bằng cách:

Share:

Sen – ‘thần dược’ của sức khỏe và sắc đẹp





(Truly.com.vn) Theo y học Trung Quốc, hoa sen có nhiều công dụng trong làm đẹp và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, mỗi bộ phận của sen từ lá sen, cánh hoa sen, củ sen… đều có một công dụng khác nhau...

Những đầm sen nên thơ, thơm ngát nở bừng trong nắng hạ là hình ảnh rất đỗi gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Sen không chỉ đẹp mà còn có rất nhiều tính năng kỳ diệu trong các liệu pháp trị bệnh, tăng cường sức khỏe và đặc biệt, sen còn là một trợ thủ đắc lực trong việc làm đẹp…



Sen tốt cho sức khỏe và sắc đẹp

Khỏe nhờ sen

Từ bông sen, lá, củ, hạt sen… đều dễ dàng chế biến thành những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng, mỗi bộ phận của sen lại có một công dụng tốt khác nhau cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy, lá sen có vị đắng, tính ôn, có tác dụng thăng dương, chỉ huyết.

Lá sen tươi phơi khô, thái nhuyễn dùng để nấu cháo với đường cát có tác dụng thanh nhiệt, trị chứng cảm sốt, say nắng, giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol, rất thích hợp khi thời tiết nắng nóng. Dịch chiết từ lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu, dùng lá sen tươi hay khô đun nước uống hằng ngày sẽ giúp máu huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe.

Món cơm gói lá sen có thể làm giảm cholesterol. Món gỏi ngó sen giúp khử nhiệt nên ăn đều rất tốt. Củ sen chứa nhiều dinh dưỡng nhất là protein và vitamin C, giúp tuần hoàn máu. Củ sen nấu chín (hoặc ngâm giấm) có thể làm giảm nhiệt, giảm thâm tím, tăng cường chức năng tim mạch và dạ dày, nhưng vì nằm trong bùn nên trước khi sử dụng cần cần lưu ý làm sạch: củ sen gọt vỏ, cắt khúc, ngâm trong nước có pha chanh để củ sen hết mùi bùn và không bị thâm, sau đó có thể chế biến tùy ý.

Có thể hầm giò heo cho nhừ rồi cho củ sen vào hầm khoảng 10 phút, nêm vừa khẩu vị rồi ăn khi còn ấm nóng có thể giúp tăng cường chức năng tim và dạ dày, có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ. Món củ sen ăn sống có thể làm giảm nhiệt bên trong mạch máu và làm giảm các vết thâm tím do tụ máu dưới da. Hạt sen là vị thuốc bổ dưỡng có tác dụng kích thích ăn ngon, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, dưỡng thần, tăng khí huyết cả 12 kinh mạch, giúp ngủ ngon, chóng phục hồi sức khỏe.

Tâm sen có công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, cầm máu… thường dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ. Cách dùng đơn giản là lấy 3g tâm sen rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút thì dùng uống thay trà trong ngày.

Các kết quả nghiên cứu hiện đại còn cho thấy, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống ôxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ ôxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.
Hoa sen và công dụng làm đẹp, Làm đẹp, Làm đẹp, lan da, hoa sen, tư thế thiền, an thần
Đẹp cũng nhờ sen
Hoa sen và công dụng làm đẹp, Làm đẹp, Làm đẹp, lan da, hoa sen, tư thế thiền, an thần
Da sáng, dáng thon nhờ hoa sen

Giảm cân hiệu quả:

Lá sen có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ trong máu cho nên dùng để giảm béo rất hiệu quả. Chỉ cần chọn những lá sen to và xanh tươi, rửa sạch rồi đun nước uống, mỗi ngày một lá thay trà hoặc dùng phối hợp lá sen (60g), hạt ý dĩ (10g), sơn tra tươi (10g), vỏ quất (còn gọi là trần bì 5g) đem nghiền chung thành bột, bỏ vào ấm, rót nước sôi vào hãm, ngày uống 1 thang thay trà trong 100 ngày để tiêu ứ, giảm béo.

Cách làm khác là dùng vỏ quất 10g, mạch nha 15g, lá sen thái sợi 15g, sơn tra 10g. Cho nước vào sắc chung với mạch nha trong 30 phút, sau đó lọc lấy nước pha với đường trắng, uống nóng ngày 1 thang để bổ tỳ, tiêu ứ, giảm mỡ, giảm béo.

Dưỡng da toàn diện

- Spa trị liệu: Cánh hoa sen tươi rửa sạch, thả vào bồn tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn khoảng 15 – 20 phút, mùi hương của cánh sen giúp bạn giải tỏa căng thăng, các chất trong cánh sen sẽ giúp loại bỏ những tế bào da chết, tái tạo da và giúp da tươi trẻ lại. Đặc biệt tinh dầu của sen trắng còn dùng dưỡng da và massage giúp lưu thông khí huyết.

- Cháo hoa sen: Khi hoa sen nở, hái lấy những cánh hoa đem phơi trong bóng mát cho khô, thái nhỏ, dùng dần. Hằng ngày dùng 50 – 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín thêm 10 – 15 cánh hoa sen vào trộn đều, đun sôi lại là được. Cháo hoa sen có tác dụng làm dịu thần kinh, trừ đờm, thường xuyên sử dụng sẽ có tác dụng làm da trắng mịn, tươi hồng, tóc đen mượt và làm chậm quá trình lão hóa của làn da và cơ thể. Nên sử dụng theo từng đợt 10 – 15 ngày.

- Hạt sen có tính mát, là vị thuốc an thần, thanh nhiệt, ăn tươi hay đun nước uống sẽ làm da đỡ mụn và láng mịn dần.

- Tâm sen có vị đắng, tính hàn, dùng để pha trà, chữa mất ngủ, giúp da hồng hào, sáng mịn.

Phòng chống lão hóa: Ngó sen có khả năng giúp sản sinh ra các chất đề kháng, có khả năng tái tạo sức sống cho các tế bào. Sử dụng ngó sen tươi làm nước uống hằng ngày hay ăn nộm ngó sen vừa giúp cơ thể bình ổn nhiệt độ trong mùa hè nóng nực, vừa giúp giải độc tố, làn da trở nên khỏe hơn, đẹp hơn, các vết nám, tàn nhang và sẹo sẽ mờ dần.

(Theo HPGD)
Share:

10 bí quyết khỏe đẹp cho nữ giới


Sen thần dược của sức khỏe và sắc đẹp 1.jpg
Bạn có biết tại sao phụ nữ Nhật Bản ít bị ung thư vú và ít phải chịu những biến đổi khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh? Đó là do bữa ăn của họ rất giàu flavon, có nhiều trong đậu, dầu vừng, chanh, tỏi...

Với một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hằng ngày, bạn sẽ duy trì được một sức khỏe dẻo dai, tinh thần sảng khoái và đặc biệt hơn nữa, đó chính là bí quyết kéo dài tuổi thanh xuân. Dưới đây là những bí quyết có hiệu quả rõ rệt nhất:

Đậu, dầu, vừng, chanh, tỏi - bí quyết làm đẹp

Ngày càng ít phụ nữ Nhật bị ung thư vú, độ tuổi mãn kinh của họ cũng muộn hơn và họ không phải chịu đựng chứng "hỏa bốc từng cơn" (thời kỳ biến đổi tâm sinh lý của phụ nữ trước khi mãn kinh). Đó là vì bữa ăn của người Nhật giàu chất hóa học từ thực vật như flavon. Các chất này hoạt động như oestrogen, giúp cân bằng lượng oestrogen mất đi trong thời kỳ mãn kinh. Flavon còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Đậu xanh, dầu, vừng... là những thực phẩm rất giàu chất này.

Thở sâu kích thích tiêu hóa

Thở nông không cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, dễ dẫn đến stress. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa, khiến cơ thể bị phù, gây chứng táo bón, ợ chua. Thở đúng cách giúp cơ bụng đàn hồi tốt, rất có lợi cho tiêu hóa.

Bạn có thể thở sâu ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào vì động tác này hết sức đơn giản.

Luôn để ý đến vòng eo của bạn

Các mô mỡ ở vòng eo gây nguy hiểm cho sức khỏe hơn các mô mỡ ở mông và đùi. Vòng eo ngày càng tăng đồng nghĩa với nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh về tim mạch cũng tăng theo. Đối với người phụ nữ, vòng eo hơn 78 cm thì nguy cơ chưa cao, nhưng nếu lên tới 90 cm sẽ rất nguy hiểm.

Tại sao bạn không đốt năng lượng thừa bằng các vận động nhẹ nhàng, như đi bộ 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút?

Tập thể dục giúp giảm căng thẳng

Bạn có biết các loại thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ham muốn, có khi còn làm mất hết cảm xúc? Vì vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi hay thất vọng, bạn nên đến các phòng tập thể dục. Việc dành 30 phút tập erobic, 3 buổi một tuần, sẽ giúp giảm căng thẳng đáng kể. Khiêu vũ, chạy bộ cũng giúp bạn thoát khỏi những nỗi buồn triền miên.

Những người hay bị stress dễ mắc các chứng bệnh truyền nhiễm hơn, vì thế các bài thể dục giảm căng thẳng sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn cũng nên động viên con cái tập thể dục, giúp chúng hình thành thói quen chơi thể thao. Khi trưởng thành, chúng sẽ ít có nguy cơ đối mặt với stress.

"Chuyện ấy" là phương thuốc diệu kỳ

Nếu bạn muốn giữ cơ thể cân đối, hãy tiến hành "giao ban" thường xuyên. Các chuyên gia cho rằng tình dục giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và kéo dài tuổi thanh xuân. Nghiên cứu mới đây cho thấy những phụ nữ "vui vẻ" 3 lần/tuần trông trẻ hơn những người lười "chung đụng". Chuyện ấy cũng giải tỏa stress và nâng cao tuổi thọ nữa!

Chuối giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp

Tại Anh, cứ 3 người phụ nữ thì có một người bị mắc chứng cao huyết áp. Từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ. Nếu bạn ăn 2 quả chuối mỗi ngày thì nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan tới tim mạch sẽ được hạn chế. Chuối là thực phẩm rất giàu kali - chất ổn định lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn nên bỏ thuốc lá và đồ uống có cồn.

Thực phẩm từ yến mạch ngăn ngừa bệnh tim mạch

Những thói quen xấu trong cuộc sống như hút thuốc, ăn thực phẩm nhiều mỡ làm tăng lượng cholesteron và gây tắc động mạch. Nhưng nếu bạn ăn cháo yến mạch vài lần trong tuần có thể giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim, vì yến mạch chứa hóa chất giúp lưu thông động mạch.

Ngoài những lời khuyên trên, bạn cũng nên ăn vừa phải đường và kem.

Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc

Việc bệnh nhân lạm dụng thuốc aspirin, thuốc chống suy nhược hay uống nhầm thuốc rất dễ dẫn tới tử vong. Trước khi mua thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ về những tác dụng phụ của thuốc.

Luôn giữ phòng bếp sạch sẽ

Bạn có bao giờ nghĩ một căn bếp không sạch sẽ thì cũng chẳng khác gì một quán ăn ở vỉa hè? Thực phẩm ở những nơi này có khả năng nhiễm độc cao nhất. Do đó, hãy luôn giữ cho phòng bếp của bạn sạch sẽ, thường xuyên lau chùi bồn rửa bát, các vòi nước, mặt bếp và các dụng cụ làm bếp 2-3 lần/tuần.

Luôn phải làm sạch thớt, các miếng bọt biển, giẻ rửa bát sau khi sử dụng. Có thể bạn cho là quá cẩn thận, nhưng đó là cách tốt nhất để bảo vệ gia đình bị ngộ độc thực phẩm.

Sự tự tin giúp tăng tuổi thọ của bạn

Các nhà khoa học cho rằng sự tự tin kích thích hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, bảo vệ con người khỏi bệnh tật.

Nếu công việc tạo áp lực cao, bạn nên dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè - những người sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống.

(Theo Đẹp)
Share:

15 thg 9, 2012

Những câu nói tối kỵ trong công việc









(Dân trí) - Công sở là môi trường làm việc chuyên nghiệp nên bạn phải cẩn trọng với lời ăn tiếng nói của mình. Đôi khi dù chỉ có ý đùa vui nhưng những câu nói của bạn có thể khiến sếp và đồng nghiệp có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn.








Dưới đây là 7 câu nói “tối kỵ” bạn nên tránh tại nơi làm việc:


“Đó không phải là công việc của tôi”


Câu này sẽ được hiểu rằng: “Tôi sẽ không giúp đỡ anh/ chị vì nhiệm vụ đó không thuộc trách nhiệm của tôi”. Có thể đồng nghiệp tiếp cận bạn vì muốn bạn hòa đồng hơn với nhóm hoặc thực sự cần bạn giúp. Dù tình huống là gì, bạn nên tận dụng cơ hội này để chứng tỏ sự nhiệt tình, thân thiện của mình. Giúp đỡ đồng nghiệp lúc này và sau này bạn có thể nhận lại sự giúp đỡ của họ.


“Sao người như vậy lại được thăng chức?”


Dù bạn không hài lòng khi sếp mới của mình là người thiếu năng lực nhưng hãy giữ điều đó trong lòng. Tuyên truyền ý kiến tiêu cực về những người khác làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và nhỏ nhen. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nêu ý kiến của mình một cách khéo léo trong các buổi đánh giá hiệu quả làm việc hay khi được lãnh đạo cấp cao hỏi tới.


“Lương của tôi quá thấp”


Có thể bạn kiếm được ít tiền hơn đồng nghiệp hay thậm chí là thấp nhất trong văn phòng nhưng đi ca thán việc đó với tất cả mọi người bạn gặp sẽ không giúp ích gì cho bạn. Nếu bạn thực sự cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương, hãy nói chuyện với sếp. Và khi nói chuyện với anh/ cô ấy, bạn không nên nhấn mạnh rằng lương hiện tại quá thấp. Hãy nêu dẫn chứng cụ thể rằng bạn đáng được nhiều hơn.


“Tôi không có thời gian để thực hiện công việc đó”


Câu này sẽ được hiểu rằng bạn không muốn làm nhiệm vụ đó. Nếu thực sự bận rộn, hãy chia sẻ thẳng thắn với sếp về cách ưu tiên hóa công việc của bạn để đảm bảo rằng bạn hoàn thành những công việc quan trọng nhất trước. Làm như vậy chứng tỏ bạn sẵn lòng với công việc và muốn hoàn thành từng nhiệm vụ một cách tốt nhất trong thời gian nhất định.


“Đó không phải là lỗi của tôi”


Khi gặp sai sót trong công việc, thay vì phản ứng một một cách cá nhân như thể mọi người đều đổ lỗi cho bạn, bạn nên bình tĩnh, tìm mọi cách khả thi để giải quyết vấn đề, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. Phong cách làm việc chuyên nghiệp này sẽ khiến mọi người nể bạn hơn.


“Tôi sẽ chú tâm tới vấn đề đó”


Trong công việc, mọi người, đặc biệt là sếp không quan tâm tới việc hứa hẹn cố gắng, làm hết sức mình… Họ quan tâm tới kết quả, liệu bạn làm được việc đó hay không. Nếu bạn không thể, hãy thẳng thắn trình bày bạn cần những trợ giúp gì để hoàn thành công việc.


“Đừng nói chuyện này với ai”


Thậm thụt rỉ tai đồng nghiệp về những thông tin bạn cho là “hot” và dặn họ không nên nói với ai, bạn có dấu hiệu của một một người hay “buôn chuyện” chốn công sở. Muốn người khác không “buôn chuyện” về mình, trước tiên hãy hạn chế “buôn chuyện” về họ. Thậm chí, nếu bạn có ưu tiên biết những “tin mật” của công ty như ai sẽ được tăng lương hay ai bị sa thải, đừng tiết lộ cho người khác.


“Tôi không biết làm việc đó như thế nào”


Câu này có thể được hiểu theo 2 cách: một là, “Tôi không biết” (điều này khiến bạn trở thành người thiếu năng lực trong công việc), hai là “Tôi không muốn làm việc đó” (điều này khiến bạn trở thành một nhân viên lười biếng). Phản ứng được đánh giá cao hơn khi được giao/ nhờ một việc bạn chưa từng làm là “Tôi chưa từng làm việc này trước khi. Liệu anh/ chị có thể hướng dẫn tôi được không?” Điều này chứng tỏ bạn sẵn sàng học hỏi cũng như trợ giúp người khác.


Vũ Vũ


Theo Jobacle
Share:

12 thg 9, 2012

Chặn facebook gửi thư điện tử


Có thể bạn sẽ gặp rắc rối khi quá nhiều thư được gửi đến hộp thư điện tử của bạn từ Facebook. Theo mặc định tất cả hoạt động trên Facebook có liên quan đến bạn đều được gửi mail thông báo đến cho bạn. Điều đó có thể làm cho bạn "bội thực" và mất thời gian để sàng lọc ra những thư quan trọng. Nếu muốn chặn facebook gửi thư bạn có thể làm như sau:


2. Ứng với mỗi ứng dụng trên FB có thiết lập thông báo riêng. Bạn có thể chọn để thay đổi việc có nhận mail khi có những hoạt động trên ứng dụng đó hay không.

Chúc bạn tành công!

Đặng Hồng Quang.
Share:

18 thg 8, 2012

Thực phẩm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường






Kiểm soát lượng đường trong máu là cách để bạn tránh và đối phó với bệnh tiểu đường, cũng như các bệnh nguy hiểm khác do tiểu đường gây ra.

Sau đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Tiểu đường là bệnh xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất nội tiết tố insulin hoặc phản ứng insulin không đúng cách. Hiện nay, y học không thể chữa được bệnh này và các biến chứng của bệnh tiểu đường rất khó kiểm soát như suy thận, mù lòa, tổn thương thần kinh và bệnh tim.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tập thể dục và ăn uống. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.





1. Táo

Táo là loại thực phẩm tuyệt vời đối với các bệnh nhân tiểu đường. Táo có thể kiểm soát lượng đường trong máu là do có chứa hàm lượng pectin cao, loại chất giúp làm giảm nhu cầu insulin trong cơ thể. Một cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phụ nữ ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 lên đến 28% so với những người không ăn táo.





2. Bông cải xanh

Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu crom, một loại khoáng chất giúp điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Nó cũng giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu tin rằng chính hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh là chất giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Sulforaphane có tác dụng bảo vệ mạch máu và làm giảm các phân tử gây hại cho tế bào.





3. Cá

Các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi là nguồn bổ sung axit béo omega-3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức đề kháng insulin. Ngoài ra, nó cũng là loại thực phẩm ít chất béo, vì vậy nó là loại thực phẩm thay thế hoàn hảo cho những người không thích ăn thịt đỏ.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Theo các chuyên gia nghiên cứu từ trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, những người có chế độ ăn gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt.





Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường type 2 thì hãy thường xuyên bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn. (ảnh minh họa)


5. Các loại hạt

Hàm lượng chất xơ cao trong đậu không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, tim của bạn mà còn có tác dụng giữ nguyên lượng đường trong máu. Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường type 2 thì hãy thường xuyên bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn. Các loại hạt này giúp cân bằng lượng đường trong máu và làm giảm quá trình đốt chát năng lượng.

6. Đậu nành

Đậu nành có chứa rất nhiều chất xơ và protein, những loại chất dinh dưỡng quan trọng làm giảm hiện tượng bài tiết đường khi đi tiểu của người mắc bệnh tiểu đường.







7. Dầu ôliu

Dầu ôliu được xem là loại chất béo giúp giảm nguy cơ đau tim và duy trì ổn định lượng đường trong máu bằng việc làm giảm các kháng thể insulin.

8. Quả ớt

Trong một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy, bổ sung ớt vào các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng insulin cần thiết giúp cân bằng lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Bên cạnh đó, ớt còn chứa vitamin C, carotenoids và chất chống oxy hóa giúp điều hòa nội tiết tố insulin.







9. Quế

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, quế có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, vì vậy mà nó có tác dụng rất lớn trong việc giúp người mặc bệnh tiểu đường type 2 kiểm soát lượng đường. Để bổ sung quế vào chế độ ăn, bạn có thể rắc nó vào trà, cà-phê, ngũ cốc.

10. Tỏi

Tỏi chứa rất nhiều chất hữu cơ Allyl Propyl Disulphide (APDS), Diallyldisul-phide oxide (allicin), flavonoids,… những thành phần quan trọng giúp làm giảm glucose trong máu và kích thích tuyến tụy tiết insulin.


Theo AF
Share:

8 thg 8, 2012

Nhận diện những loại trái cây hay bị ngâm hóa chất














Dù là những loại trái đang rộ mùa như đào, nhãn, xoài… nhưng những loại trái cây này vẫn thường bị ngâm tẩm thuốc để giữ màu sắc và hương vị được lâu.

Xoài




Bạn cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.








Đào




Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.




Nhiều người bán còn thường lấy quả đào cắt nhỏ ngâm với phèn chua cho giòn rồi ngâm thành nước uống. Thành phần chính của phèn là nhôm sunfat, tiêu thụ lâu dài có thể gây mất trí nhớ, độ đàn hồi da giảm dễ xuất hiện nếp nhăn.




Nhãn




Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.









Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.




Dưa hấu








Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.




Chuối




Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.


Theo Hàn Giang

Dân Việt
Share:

1 thg 8, 2012

Tế bào gốc là gì?




Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay. Đề tài này không chỉ lôi cuốn các nhà khoa học mà còn nhận được sự kì vọng cuả toàn nhân loại về những ứng dụng to lớn của ngành khoa học này trong tương lai.


Tế bào gốc gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Là một công cụ trong “hệ thống sửa chữa” của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác nhau, tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để lấp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể còn sống.


Đặc điểm tế bào gốc


Tế bào gốc là tế bào không chuyên dụng: Một đặc điểm cơ bản của tế bào gốc là nó không chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện một chức năng chuyên dụng nào. Tuy nhiên, các tế bào gốc không chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng như tế bào cơ tim, tế bào máu, tế bào não…




Tế bào gốc có thể tự phân chia và tái tạo trong thời gian dài: Không giống như tế bào cơ, tế bào máu hay tế bào não – không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự tái tạo và tái tạo nhiều lần. Trong các phòng thí nghiệm, một lượng tế bào gốc tương đối có thể tái tạo thành hàng triệu tế bào gốc khác trong thời gian vài tháng. Nếu sau một quá trình tái tạo, tế bào gốc vẫn là tế bào không chuyên dụng, có thể coi là tế bào mẹ, thì nó lại tiếp tục tái tạo thành các tế bào mới..


Tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào chuyên dụng: Rất nhiều thí nghiệm được tiến hành cho thấy một số loại tế bào gốc trưởng thành là tế bào toàn năng. Có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác được gọi là tính linh hoạt (plasticity) hay sự chuyển biệt hóa (transdifferentiation). Khi tế bào gốc biến đổi thành tế bào chuyên dụng, quá trình này được gọi là sự phân ly.

Tế bào gốc được phân chia thành 4 dạng chính dựa vào nguồn gốc của nó: đó là tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc từ dây rốn và tế bào gốc từ người trưởng thành.


Công nghệ tế bào gốc là gì?

- Công nghệ tế bào gốc là ngành công nghệ nghiên cứu tế bào gốc và những ứng dụng của nó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người

- Công nghệ tế bào gốc tập trung vào tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu, nuôi cấy, nhân rộng các tế bào, tác động và biệt hoá chúng thành những dòng tế bào khác nhau, các Sản phẩm khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, chống lão hoá.

- Công nghệ tế bào gốc đặc biệt thành công trong các ứng dụng về da: điều trị các tổn thương da, các bệnh lý da liễu và chăm sóc da thẩm mỹ cũng như hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.

(Sưu tầm trên internet)
Share:

6 thg 7, 2012

5 thg 6, 2012

BHXH Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát PCTP ký Quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm


Ngày 16/05/2012, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (PCTP) thuộc Bộ Công an đã ký Quy chế Phối hợp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT. (xem tiếp)

Tham dự Lễ ký có Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát PCTP; ông Lê Bạch Hồng - Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam; ông Phùng Quang Huy - Ủy viên Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát PCTP và lãnh đạo các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam, lãnh đạo các Cục, Phòng thuộc Tổng cục Cảnh sát PCTP.
Theo Quy chế phối hợp, BHXH Việt Nam có trách nhiệm chủ động, kịp thời thông báo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những thông tin, nghiệp vụ của ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động BHXH, BHYT; các biểu mẫu, ấn chỉ như: Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và các biểu mẫu trong quản lý nghiệp vụ do BHXH Việt Nam phát hành để lực lượng Cảnh sát PCTP có phương án phối hợp trong công tác bảo vệ, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Thủ trưởng cơ quan BHXH chỉ đạo các bộ phận trực thuộc kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT của đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát PCTP...
Tổng cục Cảnh sát PCTP có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ để thông báo kịp thời cho BHXH Việt Nam về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT và các hành vi vi phạm pháp luật khác để BHXH Việt Nam có kế hoạch phối hợp và chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả. Tổng cục Cảnh sát PCTP chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục và Công an các địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa và tích cực phát hiện, đấu tranh PCTP và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Bạch Hồng nêu rõ vai trò, vị trí của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống chính sách An sinh xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động của Ngành BHXH đã góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo tốt An sinh xã hội. Hiện nay, Ngành BHXH đang quản lý trên 57 triệu người tham gia BHXH, BHYT. Trong năm 2011, số thu BHXH, BHYT toàn Ngành là 95,7 nghìn tỷ đồng. Cũng trong năm 2011 có trên 8,7 triệu lượt người được hưởng các chế độ BHXH với tổng số tiền chi trả gần 80 nghìn tỷ đồng. Với phạm vi và quy mô phục vụ rộng, có thể nói chính sách BHXH, BHYT có ảnh hưởng to lớn và hết sức nhạy cảm trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT có chiều hướng ngày càng gia tăng, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Thực tế, những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT xảy ra rất đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau, có nhiều trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, không chỉ thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến quỹ BHXH, BHYT mà còn gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, một số địa phương đã có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm trong việc xem xét, điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sự phối hợp còn gặp khó khăn do thiếu quy chế phối hợp. Vì vậy, việc phòng ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT chưa thực sự mang lại hiệu quả thiết thực và chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ đòi hỏi thực tế trên Lãnh đạo BHXH Việt Nam đã thống nhất với lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm nghiên cứu, xây dựng Quy chế để phối hợp chỉ đạo các đơn vị trong Ngành BHXH và lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT, góp phần đảm bảo An sinh xã hội và ổn định chính trị - trật tự an toàn xã hội.
Cũng tại Lễ ký kết, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát PCTP nhấn mạnh: Chính sách BHXH, BHYT đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến quyền lợi người lao động và các vấn đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.  Tuy nhiên, hiện nay tình trạng nợ BHXH của các doanh nghiệp đối với người lao động ở nước ta đang ở mức báo động, năm sau cao hơn năm trước. Tình trạng lạm dụng quỹ BHYT còn xảy ra ở nhiều cơ sở khám, chữa bệnh...
Căn cứ Quy chế phối hợp, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sẽ chỉ đạo lực lượng Cảnh sát kinh tế các địa phương hỗ trợ các đơn vị  thuộc hệ thống BHXH trong việc thu hồi nợ đọng, chậm đóng BHXH của các doanh nghiệp và phối hợp xử lý nghiêm những hành vi cố tình trốn đóng BHXH của các doanh nghiệp, đơn vị. Phối hợp với BHXH Việt Nam giúp tăng cường công tác quản lý Quỹ BHYT, đảm bảo cân đối thu – chi, kết hợp với việc chống lạm dụng và trục lợi BHYT nhằm xây dựng tính bền vững của quỹ BHYT, đồng thời xử lý nghiêm minh trước pháp luật những vi phạm và tội phạm trong việc thực hiện chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước./.
Theo trang tin điện tử BHXH VN
Share:

25 thg 4, 2012

Để tiết kiệm quỹ thời gian





Đời người thật ngắn ngủi. Quỹ thời gian của mỗi người rất hạn hẹp so với yêu cầu sử dụng. Vậy làm thế nào để tiết kiệm được thời gian một cách triệt để nhất?

- Ra khỏi giường ngay khi thức dậy cũng tiết kiệm được 20 đến 50 phút mỗi ngày. Vào buổi sáng sớm, tinh thần minh mẫn hiệu suất công tác sẽ cao. Buổi trưa cảm giá buồn ngủ tăng lên vào lúc 2 – 3 giờ chiều, hiệu quả công việc sẽ thấp, lúc này nên đọc báo, dọn dẹp hay phân loại thư từ...

- Hãy lập kế hoạch cho các công việc. Chỉ cần 20 phút cũng tiết kiệm được một giờ. Chớ mang mọi điều vơ vẩn vào trong đầu, hãy ghi lại mọi thứ cho đầu óc thanh thản.

- Hãy liệt kê những việc cần làm theo danh mục ưu tiên. Nếu có nhiều việc thì ghi từng nhóm công việc. Thí dụ nhóm A là quan trọng nhất, rồi đến nhóm B và C (cũng có thể dùng bút màu đánh dấu)

- Không tiếp loại khách tiện thể ghé đến. Nhiều người có thói quen luôn mở cửa văn phòng khi đang làm việc, tuy họ rất niềm nở với khách vãng lai những hiệu quả công việc lại rất thấp. Hãy xin lỗi khách vì thời gian rất bận, hoặc hẹn khách lui thư thả.

- Hạn chế điện thoại. Nếu gặp khách thích dông dài, hãy thông báo sắp cúp máy.

- Trước khi gọi điện hãy ghi các chủ đề cần trao đổi, ghi rõ mục tiêu.

- Để tiết kiệm thời gian lúc chờ đợi, có thể mang theo thư từ, tư liệu để đọc. Tốt nhất hẹn trước các cuộc tiếp xúc.

- Cũng cần tận dụng thời gian dù rất hiếm để thư giãn, chợp mắt buổi trưa sẽ tránh được mệt mỏi buổi chiều. Tập thể dục cho đầu óc minh mẫn. Thở sâu ít phút cũng làm giảm bớt sự căng thẳng và nếu công việc căng thẳng quá, có thể nghỉ một ngày.

Theo Reader’s Digest
(nguồn kynangsong.xitrum.net)
Share:

7 điều đồng nghiệp không ưa


















Có những việc làm, hành động nơi công sở khiến cho chúng ta bị mất lòng tin của đồng nghiệp.


Thói càm ràm

Than thở, kể lể về những khó khăn mình gặp phải trong công việc, chế độ không hợp lý, tiền lương thấp, làm vất vả… sẽ làm cho hình ảnh của người đó ngày một nhỏ bé trong mắt đồng nghiệp. Những người hay than sẽ bị đồng nghiệp hình dung với khuôn mặt luôn mệt mỏi, cau có và không muốn nói chuyện cùng vì sợ sẽ làm hỏng mất tâm trạng hưng phấn, vui vẻ.


Hay nhờ vả

Chẳng có gì sai khi bạn nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè. Nhưng đừng nhờ vả quá thường xuyên, nhất là những việc lặt vặt như đi lấy nước uống, đóng ghim tài liệu, mua hộ đồ ăn. Nhiều đồng nghiệp khó tính sẽ tự ái vì nghĩ họ đang bị sai vặt.


Chỉ trích người khác một cách thiếu thiện chí

Trong các cuộc họp, phê bình là hình thức xây dựng tốt nhất, song sự thiếu thiện chí trong khi đưa ra vấn đề sẽ làm mọi người khó chịu về bạn. Nếu nhìn thấy những khuyết điểm của người khác, bạn hãy nhẹ nhàng và khéo léo góp ý với riêng họ trước khi đưa vấn đề ra cuộc họp toàn cơ quan.


Nịnh sếp
Lấy lòng sếp trên là cần thiết nhưng hãy cẩn thận kẻo tự biến mình thành kẻ xu nịnh. Những hành động khúm núm hay chu đáo một cách thừa thãi sẽ làm cho đồng nghiệp nghĩ người như vậy không có bản lĩnh.


Giả bộ quan tâm tới người khác

"Cậu khỏe chứ? Nhà cửa thế nào? Con cái học hành tốt chứ?" - những câu hỏi vồn vã sẽ khiến cho đồng nghiệp cảm động và bộc bạch chuyện cá nhân. Song người hỏi lại nghe một cách lơ đãng hoặc tỏ ra chăm chú nhưng ít hôm sau lại lặp lại những câu hỏi thân tình đầy công thức như vậy khiến đồng nghiệp thất vọng hiểu rằng với câu hỏi đó, họ chỉ cần đáp lại "Ổn cả, ổn cả. Cảm ơn!" là xong.


Né trách nhiệm

Trách nhiệm là điều mà phần lớn mọi người đều e ngại mỗi khi công việc gặp sai sót, sự cố. Nếu chúng ta dũng cảm nhận khuyết điểm thì mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng đi rất nhiều. Né tránh trách nhiệm và quy tội cho người khác có thể chúng ta cứu được mình một lần trong mắt sếp nhưng lại mất đi tình cảm của rất nhiều người. Kết quả là đồng nghiệp sẽ rất ngại khi làm việc chung nhóm với người thiếu trách nhiệm.


Nói quá nhiều về bản thân

Ai cũng có nhu cầu bày tỏ bản thân với bạn bè, đồng nghiệp. Câu chuyện về gia đình sẽ làm mọi người xích gần nhau hơn. Song, không có gì chán hơn là nghe đến phát chán tai những lời kể lể đầy tự hào về gia đình của một đồng nghiệp. Nào là con cái học giỏi, vợ, chồng hòa thuận, nhà cửa khang trang, những sở thích của bản thân... Sẽ không ít người cho rằng người đó mắc chứng… hay khoe khoang.





Theo TNO.
Share:

Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức



CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/2012/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2012


NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG, HOÀN TRẢ CỦA VIÊN CHỨC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; việc áp dụng hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật viên chức.
2. Nghị định này không áp dụng đối với các đối tượng sau:
a) Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định là công chức theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
b) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và hợp đồng lao động thời vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương 2.
XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC
MỤC 1. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật năng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
4. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
6. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Điều 4. Các trường hợp xử lý kỷ luật
Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;
2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 5. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
2. Đang trong thời gian điều trị, chữa bệnh có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
3. Viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 6. Các trường hợp được miễn xử lý kỷ luật
Viên chức được miễn xử lý kỷ luật trong các trường hợp sau:
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật;
2. Được cấp có thẩm quyền xác nhận có hành vi vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thực hiện công việc, nhiệm vụ.
MỤC 2. THỜI HIỆU, THỜI HẠN XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 7. Thời hiệu xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.
Điều 8. Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 04 tháng.
MỤC 3. ÁP DỤNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT
Điều 9. Các hình thức kỷ luật
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc.
2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
Điều 10. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng;
4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
5. Gây mất đoàn kết trong đơn vị;
6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
7. Sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
8. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Điều 11. Cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng;
2. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
5. Phân biệt đối xử dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức;
6. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội;
7. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
8. Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác;
9. Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm quản lý, để viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
10. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
11. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
Điều 12. Cách chức
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;
2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;
4. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Điều 13. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
MỤC 4. THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 14. Thẩm quyền xử lý kỷ luật
1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.
4. Đối với viên chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức. Nếu đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.
Điều 15. Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành mà viên chức đang công tác. Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở đơn vị cấu thành được gửi tới người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức. Cuộc họp kiểm điểm của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức với thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo chính quyền, cấp ủy và công đoàn của đơn vị;
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, thành phần dự họp kiểm điểm viên chức vi phạm là toàn thể viên chức của đơn vị.
2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức có trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
3. Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm vẫn được tiến hành.
4. Nội dung các cuộc họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản các cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi tới Chủ tịch Hội đồng kỷ luật để tổ chức xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định này.
Điều 16. Hội đồng kỷ luật
1. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:
a) Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự;
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
c) Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
3. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 17. Thành phần Hội đồng kỷ luật
1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật:
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó lựa chọn và cử ra;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức;
b) Một ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.
3. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
Điều 18. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật
1. Chuẩn bị họp:
a) Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 03 sau khi gửi giấy triệu tập, nếu viên chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;
b) Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị có viên chức vi phạm kỷ luật dự họp. Người được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;
d) Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểm điểm viên chức và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự họp:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan;
c) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay, nếu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này;
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến;
e) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này;
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký biên bản của cuộc họp.
3. Trường hợp có từ 02 viên chức trở lên trong cùng đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng viên chức.
Điều 19. Quyết định kỷ luật
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm pháp luật.
2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
3. Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.
4. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức.
Điều 20. Khiếu nại
Viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
MỤC 5. CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
Điều 21. Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật
1. Trường hợp viên chức đang làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí mà bị phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thi hành nhiệm vụ thì đơn vị sự nghiệp công lập dừng việc giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí cho đến thời điểm có quyết định kỷ luật hoặc có kết luận viên chức không vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp Hội đồng kỷ luật đã có văn bản kiến nghị về việc xử lý kỷ luật nhưng chưa ra quyết định kỷ luật mà phát hiện thêm các tình tiết liên quan đến vi phạm kỷ luật hoặc phát hiện viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật có hành vi vi phạm pháp luật khác thì Hội đồng kỷ luật xem xét kiến nghị lại hình thức kỷ luật.
Điều 22. Các quy định liên quan đến việc thi hành quyết định kỷ luật
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc:
a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có nhu cầu.
2. Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi viên chức đang công tác.
3. Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì người có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật; đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật viên chức theo đúng quy định tại Nghị định này.
Điều 23. Chế độ, chính sách đối với viên chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam và tạm đình chỉ công tác
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì viên chức được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.
2. Trường hợp viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
3. Trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG, HOÀN TRẢ
MỤC 1. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG, HOÀN TRẢ
Điều 24. Các trường hợp xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải có nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại Nghị định này.
2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thiệt hại do viên chức thuộc quyền quản lý gây ra theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Viên chức có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường phải có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định này.
Điều 25. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
1. Phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, hoàn trả cho đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.
2. Viên chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu viên chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì bị trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
3. Trường hợp viên chức gây thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường, hoàn trả trước khi thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc; nếu không đủ khả năng bồi thường, hoàn trả thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi viên chức cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Nếu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức gây ra thiệt hại bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị kế thừa đơn vị bị giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Trường hợp viên chức gây ra thiệt hại bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thu tiền bồi thường, hoàn trả theo quyết định của bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.
4. Trường hợp có từ 02 viên chức trở lên cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc gây thiệt hại đến tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì các viên chức đó đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế và mức độ lỗi của mỗi người.
5. Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của viên chức thì viên chức phải bồi thường, hoàn trả toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của viên chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định mức và phương thức bồi thường, hoàn trả.
6. Trường hợp viên chức ngay sau khi gây ra thiệt hại có đơn xin tự nguyện bồi thường, hoàn trả thiệt hại và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản về mức, phương thức và thời hạn bồi thường, hoàn trả thì không phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 27 hoặc Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
7. Trường hợp thiệt hại xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì viên chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả.
MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
Điều 26. Xác định giá trị tài sản bị thiệt hại
1. Khi phát hiện viên chức có hành vi làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với viên chức.
2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại), trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức yêu cầu viên chức gây ra thiệt hại viết bản tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết; đồng thời, chuẩn bị thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Điều 27. Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường để xem xét giải quyết việc bồi thường trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện viên chức gây thiệt hại tài sản của đơn vị.
2. Thành phần Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có 05 thành viên, bao gồm:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức phải bồi thường;
d) Một ủy viên Hội đồng là chuyên gia về lĩnh vực có liên quan đến việc xác định mức độ thiệt hại do đơn vị sự nghiệp công lập mời;
đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện bộ phận tài chính – kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trường hợp viên chức quản lý gây ra thiệt hại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của viên chức gây ra thiệt hại.
4. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến viên chức đã gây thiệt hại tham gia Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường.
Điều 28. Nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường
1. Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có các nhiệm vụ:
a) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại;
b) Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại và viên chức có liên quan;
c) Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền về mức và phương thức bồi thường;
d) Trường hợp Hội đồng phát hiện hành vi của viên chức gây ra thiệt hại vật chất có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Hội đồng kiến nghị với người có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường hoạt động theo các nguyên tắc:
a) Hội đồng họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng;
b) Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải công bằng, khách quan, dân chủ và tuân theo các quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị của Hội đồng về mức và phương thức bồi thường được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số;
d) Cuộc họp của Hội đồng phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị mức và phương thức bồi thường;
đ) Các cuộc họp của Hội đồng phải có sự tham gia của viên chức gây ra thiệt hại. Trường hợp viên chức gây ra thiệt hại vắng mặt sau 02 lần được Hội đồng triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ 03, sau khi Hội đồng triệu tập, nếu viên chức đó tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng vẫn họp và viên chức gây ra thiệt hại phải thi hành quyết định bồi thường thiệt hại.
3. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 29. Hồ sơ xử lý
1. Khi xem xét, giải quyết việc bồi thường phải căn cứ vào hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường của vụ việc, bao gồm:
a) Biên bản về vụ việc (hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền);
b) Các bản tường trình của viên chức gây thiệt hại và viên chức có liên quan;
c) Hồ sơ kinh tế - kỹ thuật (nếu có) của trang bị, thiết bị hoặc tài sản bị mất, hư hỏng hoặc thiệt hại;
d) Biên bản đánh giá sơ bộ giá trị tài sản bị thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này;
đ) Các văn bản khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường phải được gửi các thành viên Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường trước khi họp Hội đồng 05 ngày làm việc để nghiên cứu.
Điều 30. Trình tự họp Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường
1. Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường họp xem xét giải quyết việc bồi thường theo trình tự sau:
a) Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia;
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng báo cáo về hành vi gây thiệt hại của viên chức và mức bồi thường thiệt hại;
c) Hội đồng nghe giải trình của viên chức phải bồi thường và nghe ý kiến của các thành viên Hội đồng;
d) Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức và phương thức bồi thường;
đ) Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;
e) Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng ký vào biên bản cuộc họp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường bỏ phiếu thông qua mức và phương thức bồi thường; Chủ tịch Hội đồng phải lập hồ sơ cuộc họp và gửi tới người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trường hợp không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường đã bỏ phiếu thông qua thì viên chức gây ra thiệt hại và viên chức có liên quan có thể yêu cầu Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thuê chuyên gia, tổ chức thẩm định. Chi phí thuê chuyên gia, tổ chức thẩm định do viên chức có yêu cầu trả.
MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ
Điều 31. Xác định trách nhiệm hoàn trả
1. Khi viên chức có hành vi gây thiệt hại cho người khác trong khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức yêu cầu viên chức gây ra thiệt hại viết bản tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết.
2. Trách nhiệm hoàn trả của viên chức được xác định trên cơ sở số tiền mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường cho người bị thiệt hại do viên chức gây ra trong khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả để xem xét giải quyết việc hoàn trả trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường.
2. Thành phần Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả gồm:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện bộ phận tài chính – kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trường hợp viên chức quản lý gây ra thiệt hại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định tại khoản 1 Điều này. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của viên chức gây ra thiệt hại.
4. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến viên chức đã gây ra thiệt hại tham gia Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả.
Điều 33. Nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả
1. Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả có các nhiệm vụ:
a) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại;
b) Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại;
c) Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền về mức và phương thức hoàn trả.
2. Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả hoạt động theo các nguyên tắc:
a) Hội đồng chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng;
b) Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải công bằng, khách quan, dân chủ và tuân thủ theo các quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị của Hội đồng về mức và phương thức hoàn trả được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số;
d) Cuộc họp của Hội đồng phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị mức và phương thức hoàn trả;
đ) Các cuộc họp của Hội đồng phải có sự tham gia của viên chức gây ra thiệt hại. Trường hợp viên chức gây ra thiệt hại vắng mặt sau 02 lần được Hội đồng triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ 03, sau khi Hội đồng triệu tập, nếu viên chức đó tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng vẫn họp và viên chức gây ra thiệt hại phải thi hành quyết định.
3. Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 34. Hồ sơ xử lý
1. Khi xem xét, xử lý trách nhiệm hoàn trả của viên chức phải căn cứ vào hồ sơ xử lý trách nhiệm hoàn trả, bao gồm:
a) Biên bản về vụ việc hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
b) Các bản tường trình của viên chức gây thiệt hại;
c) Văn bản, giấy tờ xác nhận số tiền đơn vị sự nghiệp công lập đã phải bồi thường;
d) Các văn bản khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ xử lý trách nhiệm hoàn trả phải được gửi tới các thành viên Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả trước khi họp Hội đồng 05 ngày làm việc để nghiên cứu.
Điều 35. Trình tự họp Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả
1. Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả họp xem xét giải quyết trách nhiệm hoàn trả theo trình tự sau:
a) Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia;
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng báo cáo về hành vi gây thiệt hại của viên chức, số tiền đơn vị sự nghiệp đã phải bồi thường và mức hoàn trả;
c) Hội đồng nghe giải trình của viên chức và nghe ý kiến của các thành viên Hội đồng;
d) Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức và phương thức hoàn trả;
đ) Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;
e) Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng ký vào biên bản cuộc họp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả bỏ phiếu thông qua mức và phương thức hoàn trả, Chủ tịch Hội đồng phải lập hồ sơ cuộc họp và gửi tới người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
MỤC 4. THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG, HOÀN TRẢ
Điều 36. Quyết định bồi thường, hoàn trả
1. Căn cứ kiến nghị của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp ra quyết định yêu cầu viên chức bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả; trong quyết định phải ghi rõ mức, phương thức và thời hạn bồi thường, hoàn trả.
2. Nếu ý kiến của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp khác với kiến nghị của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
Điều 37. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền, tài sản bồi thường, hoàn trả
1. Viên chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường, hoàn trả ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại hoặc quyết định hoàn trả.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập phải thu và nộp vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả theo quy định của pháp luật.
3. Số tiền hoặc tài sản bồi thường, hoàn trả của viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập phải được theo dõi, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 38. Khiếu nại
Viên chức bị xử lý trách nhiệm bồi thường hoặc hoàn trả có quyền khiếu nại về quyết định bồi thường, hoàn trả của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Điều 39. Xử lý viên chức cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả
Viên chức không thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường, hoàn trả ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại hoặc quyết định hoàn trả, đã được đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm thông báo đến lần thứ ba về việc bồi thường, hoàn trả mà cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 40. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2012.
2. Bãi bỏ những quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; bãi bỏ những quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức tại Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức đơn vị do mình quản lý, phụ trách trái với quy định tại Nghị định này; bãi bỏ những quy định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với viên chức quy định tại Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.
Điều 41. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng


Share: