30 thg 10, 2015

Bật mí những thời điểm ngủ 15 phút bằng ngủ 6 giờ:

 

1. Những thời điểm ngủ 15 phút bằng ngủ 6 giờ:

 
* Từ 23h -1h
 
Nếu bạn ngủ 15 phút trong khoảng thời gian từ 23h - 1h sẽ tương đương với 6h ngủ ở các thời điểm khác. Vì đây là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất, mật từ gan sẽ được tiết vào máu, lọc bỏ chất độc, chất thải, làm cho huyết dịch trở nên tươi mới, trong sạch. Như vậy, nếu ngủ đúng 23h, bạn sẽ không phải lo bị bệnh viêm gan hay sỏi mật.
 
Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h, lặng lẽ, không nói chuyện, giấc ngủ tự nhiên sẽ đến vào khoảng 23h. Nếu nằm trên giường nhưng bạn vẫn nói chuyện, sẽ dễ kinh động đến phổi, tiếp đến là tâm cũng bị kinh động dẫn đến trạng thái hưng phấn của não bộ, lúc đó bạn sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ. 
 
Ngược lại, những người phải thức đêm quá nhiều, mật từ gan sẽ không được đưa đủ vào máu, huyết dịch tự nhiên không được thải độc, không được làm sạch, mật trong gan cũng không được tiết ra đều đặn, dễ gây ra sỏi mật, u nang, viêm gan B đại tam dương (có 3 phản ứng dương tính trong 5 xét nghiệm viêm gan B) và viêm gan B tiểu tam dương (biến thể của đại tam dương). 
 
Ở châu Âu, bình quân cứ 4 người thì có 1 người mắc bệnh về gan do chưa biết cách ngủ đúng. Vì vậy, cho dù bạn có việc phải thức khuya hoặc bị chứng mất ngủ cũng nên cố gắng ngủ trong giờ đó, dù chỉ là 20 phút. 
 
Nếu sau 00h30 phút, bạn vẫn chưa ngủ thì sẽ rất không tốt. Điều này càng nghiêm trọng hơn nếu bạn vẫn thức cho đến 4-5 giờ sáng. Từ 5-6 giờ sáng là thời điểm phải kết thúc giấc ngủ nhưng bạn lại cố ngủ bù vào lúc này sẽ rất dễ bị váng đầu cả ngày hôm đó.
 
Những người bị mất ngủ, đến 12h đêm vẫn chưa ngủ thường trằn trọc trên giường mãi không ngủ được, đến khi muốn ngủ thì trời đã sáng. Kết quả là đầu óc cứ bị mê muội đến tận chiều hôm sau. 
  
* Từ 11h-1h
 
Thực tế cho thấy 3 phút ngủ trưa thực sự chất lượng và giúp bạn có thể tính táo như vừa ngủ được 2 giờ ở thời điểm khác. Vì vậy, đừng bao giờ từ chối giấc ngủ trưa nhé.
 
* Từ 21h đến 23h
 
Ở khoảng thời gian này, 3 kinh mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác. Đông y gọi ba kinh mạch này là tam tiêu, gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Thượng tiêu là lưỡi, thực quản, tim phổi; trung tiêu là dạ dày; hạ tiêu là ruột non, ruột già, thận và bàng quang). Vì vậy, ngủ vào giờ này, các kinh mạch và bộ phận trong cơ thể đều được nhu dưỡng. Những người sống trăm tuổi thường có thói quen đi ngủ trước 21h. Phụ nữ nếu muốn kéo dài tuổi thanh xuân nên đi ngủ sớm vào khoảng giờ này.
 

2. Những thời điểm không nên ngủ

 
* Từ 3h-5h sáng
 
Đây là lúc kinh mạch của phổi hoạt động mạnh và cũng là thời điểm để rời khỏi giường, lúc đó có thể làm cho khí trong phổi được giãn ra. Cần hít thở dài và chậm để cơ thể hoàn thành sự trao đổi chất, thanh lọc cho phổi.
 
Trong lịch sử có rất nhiều vĩ nhân đều có thói quen dậy từ 3h-4h sáng như Washington (Hoa Thịnh Đốn), Cầm Phá Luân, Khang Hi Hoàng đế… 
 
 
* Từ 5h-7h sáng 
 
Thời điểm này là lúc kinh mạch ở đại tràng hoạt động mạnh nhất. Cơ thể người lúc này cần phải được bài tiết tất cả các độc tố ra ngoài. Nếu bạn không thể ra khỏi giường vào lúc này thì đại trạng không kích hoạt đầy đủ và không cách nào hoàn thành tốt việc bài tiết độc tố ra ngoài. Như vậy, độc tố đi vào cơ thể gây nguy hại cho huyết dịch cũng như các cơ quan khác.
 
* Từ 7h-9h sáng 
 
Từ 9h-11h sáng là lúc kinh mạch ở dạ dày hoạt động mạnh nhất. Lúc này cơ thể người có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn chưa rời khỏi giường, cơ thể sẽ không thể hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất, dịch dạ dày sẽ tích tụ nhiều làm ăn mòn, lở loét dạ dày. Việc tích tụ dịch ở dạ dày sẽ gây ra bệnh tật, rối loạn và không thể tiêu hóa tốt.
 
Ngoài ra, "ngủ nướng" sẽ khiến bạn bị váng đầu, luôn có cảm giác ngủ không đủ, mỏi mệt. Mặt khác, việc dậy sớm có thể gia tăng hiệu quả làm việc hơn rất nhiều.
 
Y học hiện đại cũng đã chứng minh, người ngủ sớm dậy sớm thường có ít áp lực về tinh thần, không dễ gặp các loại bệnh về tinh thần. Thêm một lưu ý nữa, bạn không nên ra ngoài luyện tập lúc quá sớm khi mặt trời chưa mọc để tránh tổn thương tới thân thể.
 

3. Những lưu ý khi ngủ

 
- Mùa đông không ngủ quá 6 tiếng. Mùa xuân, hạ, thu cần phải tranh thủ ngủ sâu trong 5 tiếng.
 
- Người trưởng thành ngủ nhiều nhất là 7-8 giờ. Trẻ nhỏ có thể ngủ 8-9 giờ. Người già hoặc người bệnh chỉ nên ngủ 6 tiếng là đủ.
 
- Khi ngủ nên đóng cửa sổ, không bật quạt, không bật điều hòa. Bởi khi đang ngủ, nhiệt độ cơ thể hạ thấp nên chất lượng giấc ngủ sẽ không được tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
 
Theo Đông y, khi mở cửa, gió bên ngoài xâm nhập vào gân, nhưng nếu mở điều hòa thì hàn lạnh có thể xâm nhập vào tận xương. Kết quả là khi tỉnh dậy thì mặt vàng, phía sau cổ cảm giác bị tê cứng, khớp xương đau nhức, thậm chí có người phát sốt. 
 
Nếu thời tiết nóng thì có thể mở cửa chính khi ngủ, nhưng hiệu quả kém hơn một chút nhưng chắc chắn là không bị hiện tượng tê cứng cổ uể oải vào sáng hôm sau.
 
- Không nên ăn quá nhiều hải sản, cá, gà trước khi đi ngủ vì sẽ khiến dạ dày bị đầy, bị lạnh, bụng trướng, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến ngủ không ngon giấc.
 
- Tay, chân, rốn nên được giữ ấm trước khi đi ngủ để giấc ngủ chất lượng hơn. 
 
 

4. Những phương pháp để dễ ngủ

 
Ngồi xếp bằng tự nhiên trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên, cảm nhận các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp từng nhịp nhẹ nhàng. Khi thấy ngáp, chảy nước mắt, bạn chỉ cần ngả lưng xuống giường là có thể ngủ liền.
 
 
 
Share: