25 thg 12, 2014

Điểm mới nổi bật của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014


(Chinhphu.vn) – Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, theo đó quyền lợi BHYT của người dân sẽ được mở rộng.


Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế - Ảnh minh họa
Luật BHYT vẫn tiếp tục đảm bảo tính chất xã hội của BHYT, đó là chính sách an sinh xã hội do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện với sự tham gia của người dân và định hướng tiến tới BHYT toàn dân.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có một số điểm quan trọng mang tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện hành, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và tính bền vững của quỹ BHYT để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Theo đó, Nhà nước sử dụng cơ chế hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho một bộ phận người dân tham gia BHYT, cũng như cơ chế chính sách về giá dịch vụ y tế để thúc đẩy toàn dân tham gia BHYT.

Khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình

Việc tham gia BHYT theo hộ gia đình được khuyến khích với cơ chế giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, đến người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Quy định nêu trên sẽ khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ BHYT, hạn chế tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia BHYT, bảo đảm sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình.

Mở rộng phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT

Việc sửa đổi, bổ sung Luật lần này quan tâm nhiều đến quyền lợi của người tham gia BHYT nhằm giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh (KCB), tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với một số đối tượng chính sách.

Theo đó, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Luật bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo. Bỏ quy định cùng chi trả 20% đối với thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

Luật cũng giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Đáng chú ý, Quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Các trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được quy định cụ thể mức hưởng BHYT và quyền lợi của trẻ em dưới 6 tuổi cũng được bổ sung.

Theo Luật mới này, các trường hợp tự tử, tự gây thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng sẽ được quỹ BHYT thanh toán.

Mở thông tuyến Khám chữa bệnh có BHYT

Cùng với việc cải cách thủ tục, quy trình khám chữa bệnh, đây là quy định hết sức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế.

Theo đó, từ ngày 1/1/2016 sẽ mở thông tuyến khám chữa bệnh có BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh.

Mở thông tuyến khám chữa bệnh có BHYT đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương khi điều trị nội trú đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo.

Từ ngày 1/1/2021, quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng cho người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

Được sử dụng kết dư BHYT để nâng cao chất lượng KCB

Luật quy định cụ thể việc phân bổ và sử dụng quỹ BHYT. Trong giai đoạn hiện nay, do chưa có sự đồng đều về tỷ lệ tham gia BHYT và dịch vụ khám chữa bệnh giữa các tỉnh (có nơi đạt gần 100%, nhưng có tỉnh mới đạt 50-60% dân số tham gia BHYT, có tỉnh đầy đủ kỹ thuật y tế hiện đại nhưng có tỉnh còn thiếu nhiều trang thiết bị y tế) nên Luật cho phép các địa phương có kết dư quỹ BHYT được sử dụng 20% để hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT.

Từ ngày 1/1/2021, khi tỷ lệ tham gia BHYT của các địa phương đã ở mức cao, chất lượng dịch vụ y tế đã khá đồng đều, không còn sự khác biệt nhiều về kết dư hay bội chi quỹ BHYT giữa các tỉnh sẽ thực hiện quản lý quỹ BHYT theo hướng quản lý tập trung hoàn toàn, thống nhất và điều tiết chung trong phạm vi cả nước, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chia sẻ rủi ro giữa các đối tượng.

Ngoài những điểm mới quan trọng như trên, để khắc phục những bất cập trong tổ chức thực hiện, Luật bổ sung đối tượng thuộc lực lượng quân đội và công an tham gia BHYT, bổ sung quyền lợi đối với trẻ em dưới 6 tuổi...

Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan

Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách, đặc biệt là: Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh có BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, quy định Gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả, ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Trách nhiệm UBND cấp xã trong việc lập danh sách để cấp thẻ BHYT cho các đối tượng, lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.

Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc kiểm tra, rà soát để tránh trùng thẻ BHYT cho các đối tượng, tổ chức để người dân có thể tiếp cận và đóng BHYT theo hộ gia đình được thuận lợi tại tất cả các địa bàn trên phạm vi cả nước.

Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật và đang triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai Luật, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, công dân về BHYT, tạo sự đồng thuận, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, góp phần đưa Luật BHYT đi vào cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trong sự phát triển ổn định bền vững, tiến tới BHYT toàn dân như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Tống Thị Song Hương
Vụ trưởng Vụ BHYT - Bộ Y tế
Share:

22 thg 11, 2014

BHXH chính thức được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành



Sáng 20/11, Quối hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Theo đó, từ 1/1/2016, Cơ quan BHXH được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đóng bảo (BHXH), bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

BHXH chính thức được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Dự án Luật. Ảnh: Thảo Nguyên
Hợp đồng dưới 3 tháng tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2018

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu tán thành quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn 1 đến dưới 3 tháng tham gia BHXH bắt buộc. Một số ý kiến đề nghị quy định nhóm này tham gia BHXH tự nguyện hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp giao kết hợp đồng bằng văn bản.

Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, mở rộng BHXH bắt buộc cho nhóm đối tượng này là cần thiết. Để đảm bảo tính khả thi, Chính phủ phải đảm bảo tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan BHXH và chính quyền địa phương phải chủ động tổ chức tuyên truyền, vận động, tập huấn đội ngũ cán bộ, có biện pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động cũng như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định này.

Để có thời gian chuẩn bị, tiếp tục hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác quản lý lao động, quản lý đối tượng tham gia BHXH, Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua quy định thời điểm thực hiện chính sách này bắt đầu từ năm 2018.

Về việc bổ sung người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định này nhằm góp phần đảm bảo an sinh và thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Kết quả, đa số phiếu tán thành quy định người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia BHXH bắt buộc có sự hỗ trợ của Nhà nước trong phạm vi 2 chế độ hưu trí và tử tuất với tổng mức đóng 22% của mức tiền lương cơ sở (1.150.000 đồng), trong đó, Nhà nước đóng 14% tương ứng với số tiền là 443 tỷ đồng/1 năm, người lao động tự đóng 8%, tương ứng với số tiền là 253 tỷ đồng/1 năm.

Dự thảo Luật quy định mang tính nguyên tắc việc Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho nông dân, lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện và giao Chính phủ căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ để quyết định mức hỗ trợ, nhóm đối tượng hỗ trợ và thời điểm hỗ trợ cho phù hợp.

Không làm tăng biên khi BHXH thực hiện chức năng thanh tra

Về giao thẩm quyền thanh tra việc đóng BHXH cho cơ quan BHXH, đa số ý kiến ĐBQH tán thành việc giao chức năng thanh tra việc đóng BHXH cho cơ quan BHXH; một số ý kiến đề nghị cần quy định chức năng này là thanh tra chuyên ngành về đóng, hưởng BHXH; có ý kiến đề nghị không giao thẩm quyền này vì chưa phù hợp với Luật Thanh tra, làm tăng biên chế của ngành BHXH.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật đã sửa đổi các Điều 7, Điều 8, Điều 93 để làm rõ chức năng của cơ quan BHXH và quy định cơ quan BHXH được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nhằm khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH của doanh nghiệp.

Theo bà Mai, dự kiến bộ máy thực hiện công tác thanh tra sẽ là đội ngũ cán bộ đang làm công tác kiểm tra của cơ quan BHXH hiện nay để không làm tăng thêm biên chế khi thực hiện thẩm quyền này.

Đồng thời, thanh tra của ngành lao động - thương binh và xã hội, thanh tra của ngành tài chính phải tăng cường chức năng thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, trong đó có việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH của cơ quan BHXH.

Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định ủy quyền cấp phó thực hiện xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều 121 để đảm bảo đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Để kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý BHXH định kỳ 3 năm một lần Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định mức chi phí quản lý BHXH cụ thể. Quy định này cũng tạo điều kiện cho cơ quan BHXH có khoảng thời gian ổn định hợp lý để chủ động xây dựng, triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ.

Cùng với đó, để đồng bộ với Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, 3 năm một lần, Kiểm toán Nhà nước phải báo cáo Quốc hội kết quả kiểm toán Quỹ BHXH. Ngoài ra, khi có yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán đột xuất đối với Quỹ BHXH.

Luật BHXH (sửa đổi) sẽ có hiệu lực chính thức thi hành từ 1/1/2016.

Thảo Nguyên
(Nguồn: Thanhtra.com)
Share:

3 thg 11, 2014

Tóm tắt lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ


THỜI KỲ DỰNG NƯỚC

Vào thế kỷ thứ 7đến thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, 15 bộ lạc sinh sống tại vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, miền bắc Việt Nam ngày nay thống nhất lập nên nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của người Việt. Kinh đô đóng tại Phong Châu (Vĩnh Phú ngày nay). Vua nước Văn Lang, tất cả 18 đời, đều xưng  là Hùng Vương.

Thế kỷ thứ 2 trước CN, sau cuộc kháng chiến chống lại quân Tần Thủy Hoàng (218-208), nhà nước phong kiến Trung Quốc ở phương Bắc, Thục Phán lên làm vua nước Văn Lang xưng là An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc, xây thành ốc ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) làm kinh đô.

THỜI KỲ BỊ PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐÔ HỘ

Năm 179 trước CN, nước Âu Lạc bị nước Nam Việt của Triệu Đà xâm lược. (Triệu Đà là tướng quân của nhà Tần. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, ông ta nhân cơ hội chiếm phần đất do mình được giao cai quản ở phía nam nước Tần lập nên nước Nam Việt. Còn nhà Tần thì bị nhà Hán thay thế.) Nước Âu Lạc bị đô hộ mở đầu cho thời kỳ lịch sử đen tối, đau thương, đầy uất hận dài đằng đẵng hơn 1000 năm của dân tộc Việt. Nước Âu Lạc bị sáp nhập thành các quận, huyện của các nhà nước phong kiến phương Bắc (qua các triều đại Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường của Trung Quốc). Trong thời gian này, tuy bị cai trị, bóc lột tàn nhẫn, hà khắc nhưng nhân dân ta vẫn không những chẳng khi nào chịu khuất phục mà còn liên tục vùng lên đấu tranh nhằm giành lại độc lập tự chủ, chống bị Hán hóa.

Sau CN, năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Nhưng chỉ 3 năm sau. Đất nước lại bị rơi vào tay nhà Hán.

Nhiều cuộc khởi nghĩa lại dậy lên sau đó.

Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô thất bại.

Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa thành công, giành lại đuợc độc lập từ tay nhà Lương, xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân với mong muốn đất nước mãi mãi trường tồn.

Năm 545, nhà Lương đem quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế thua trận liên tục phải rút về động Khuất Lão. Tại đây ông bị bệnh chết. Triệu Quang Phục lên thay. Triệu Quang Phục lui quân về đầm Dạ Trạch thực hiện chiến tranh du kích. Cuối cùng năm 550, Triệu Quang Phục mới giành được thắng lợi, khôi phục nước Vạn Xuân, tự xưng là Triệu Việt Vương. Đến năm 571, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử cướp ngôi.

Năm 602-603, Lý Phật Tử không chống được cuộc xâm lược của giặc, nước ta lại rơi vào tay nhà Tùy, rồi nhà Đường.

Năm 722, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa. Thất bại.

Năm 905, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành được chính quyền. Nhà Đường công nhận chính quyền tự chủ của ông.

Năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Nam Hán là một nước do Luu Ẩn, tướng của nhà Hậu Lương cát cứ vùng đất Hoa Nam mà mình được nhà Lương giao cho cai quản thành lập (nhà Lương cướp ngôi nhà Đường vào năm 907). Người đứng đầu nước ta lúc đó là Khúc Thừa Mỹ không chống lại được, bị bắt sang Nam Hán. Các tướng lĩnh của họ Khúc tổ chức nhiều cuộc kháng chiến.

Năm 931, cuộc kháng chiến do Dương Đình Nghệ lãnh đạo thành công. Ông được tôn làm Tiết Độ Sứ.

Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ cướp quyền lãnh đạo. Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ khởi binh trừng phạt. Kiều Công Tiễn cầu cứu nước Nam Hán và dĩ nhiên vua Nam Hán vui vẻ nhận lời.

Năm 938, quân Nam Hán do thái tử Hoằng Tháo kéo sang nước ta theo đường thủy định phối hợp với Kiều Công Tiễn đánh bại Ngô Quyền. Nhưng Hoằng Tháo chưa đến nơi thì Ngô Quyền đã diệt được Kiều Công Tiễn và bố trí trận địa chờ sẵn. Khi quân Nam Hán lọt vào trận địa mai phục của Ngô Quyền ở cửa sông Bạch Đằng thì bị đánh cho tan tác. Hoằng Tháo chết trận, quân Nam Hán tháo chạy về nước. Vua Nam Hán bỏ mộng xâm lược.

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, dựng kinh đô tại Cổ Loa. Mở ra thời kỳ độc lập tự chủ hòan toàn cho nước ta sau hơn 1000 năm bị đô hộ bởi phong kiến phương bắc.

Năm 944, Ngô Quyền chết. Tình hình đất nước rơi vào cảnh hỗn lọan, tranh dành quyền lực giữa các phe phái tướng lĩnh và con của Ngô Quyền (Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn).

Năm 965, vị vua cuối cùng của triều Ngô là Ngô Xương Văn chết, các tướng lĩnh địa phương thi nhau cát cứ. Đất nước bị chia cắt thành 12 sứ quân.

THỜI KỲ CÁC NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM

Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh  thống nhất được 12 sứ quân. Do ông đánh đâu thắng đấy nên đuợc dân chúng tôn là Vạn Thắng Vương. Năm 968, Vạn Thắng Vương lên ngôi Hòang Đế xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô đóng tại Hoa Lư.

Năm 979, Đỗ Thích ám hại Đinh Tiên Hoàng cùng con là Đinh Liễn. Triều thần bắt giết Đỗ Thích, lập Đinh Toàn, 5 tuổi, lên làm vua. Thái hậu Dương Vân Nga nhiếp chính, quyền phụ chính được giao cho Lê Hoàn. Lúc này, nhà Tống thấy tình hình nước ta rối ren, vua còn nhỏ tuổi như vậy thì cho đó là cơ hội trời cho để thôn tính bèn giao Hồ Nhân Bảo xua quân xâm lược. Được tin, Thái Hậu Dương Vân Nga cùng triều thần nhất trí nhường ngôi báu cho Lê Hòan để ông có được tòan quyền mà dốc sức chống Tống.

Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi xưng là Đại Hành Hoàng Đế (Lê Đại Hành). Ông gấp rút tổ chức lại bộ máy hành chính, chỉnh đốn quân đội chuẩn bị nghênh chiến.

Năm 981, quân Tống ồ ạt tấn công Đại Cồ Việt theo cả hai đường thủy, bộ. Nhờ chuẩn bị tốt, và tài mưu lược. Lê Hoàn đánh bại quân Tống, giữ yên bờ cõi.

Năm 1005, Lê Hòan chết, các con của ông tranh nhau giành ngôi báu. Lê Long Đĩnh thắng lên làm vua (Lê Ngọa Triều). Ông vua này rất thích bạo lực, sa đọa và trụy lạc nên không đựơc lòng dân chúng.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết. Được sự ủng hộ của nhiều người, Lý Công Uẩn tự xưng vua (Lý Thái Tổ) lập ra triều đại nhà Lý kéo dài 216 năm với 9 đời vua (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hòang).

Năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô về thành Đại La. Sau đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay).

Năm 1072, Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 6 tuổi. Nhà Tống bên Trung Quốc cho là cơ hội tốt chuẩn bị lương thảo có ý xâm lược nước ta. Vì vua còn nhỏ nên quan phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt nắm trọn binh quyền.

Năm 1075, Lý Thường Kiệt chủ trương “đánh phủ đầu” quân Tống để tự vệ trước bèn tập trung 10 vạn quân thủy bộ chia làm hai đường đánh sang đất Tống với mục đích phá hủy các kho dữ trữ lương thảo hậu cần nằm ở Ung Châu và Khâm Châu, Liêm Châu mà nhà Tống đang chuẩn bị để phục vụ cho cuộc xâm lược nước ta. Quân Thủy đánh Khâm Châu, quận bộ đánh Ung Châu. Bị bất ngờ nên quân Tống thua liên tiếp. Nửa tháng sau chính quyền Tống ở trung ương mới biết được tin. Vua Tống lập tức chuẩn bị đại binh dự định đánh thẳng vào nước ta để giải vây.

Năm 1076, tháng 3, sau sáu tháng tiến công, quân ta đã đạt được mục đích và rút về nước cũng là đề phòng bị đánh úp. Khi đó, đại binh quân Tống còn chưa kịp lên đường.

Năm 1076, tháng 8, sau khi củng cố lực lượng, nhà Tống đem 30 vạn quân chia hai đường thủy, bộ bắt đầu xâm lược nước ta và cũng là để trả thù cho sự kiện ở trên. Lý Thường Kiệt chọn địa điếm quyết chiến tại sông Như Nguyệt, xây dựng phòng tuyến phòng thủ tại bờ nam chờ giặc.

Năm 1077, tháng 1, quân Tống đến phòng tuyến Như Nguyệt  và bị chặn đứng ở đó. Thế trận giằng co kéo dài, binh Tống ngày một hao tổn do thiếu lương thực vũ khí vì bị quân ta đánh du kích. cuối cùng quân Tống phải chấp nhận giảng hòa rút quân về. Triều Lý bắt tay xây dựng đất nước và bước vào thời kỳ hưng thịnh.

Từ 1138, triều Lý có dấu hiệu suy  yếu do các vua đều lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, bị chết yếu,… quyền hành rơi vào tay ngọai tộc vốn lắm kẻ gian tham, bất tài, hại dân. Vào cuối triều nhà Lý, các quý tộc quan lại họ Trần nổi lên là một thế lực lớn có công giúp nhà Lý bình định thiên hạ.

Năm 1225, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, 7 tuổi. Quyền bính nằm cả trong tay quan điện tiền Trần Thủ Độ.

Năm 1226, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh (Trần Thái Tông), cháu của Trần Thủ Độ, khi ấy cũng mới 8 tuổi. Quyền hành vẫn trong tay Trần Thủ Độ với địa vị Thái Sư. Trần Thủ Độ tìm mọi cách để “nhổ sạch rễ” họ nhà Lý, củng cố địa vị cho họ Trần. Nhà Lý kết thúc ở đây.

Những việc làm của Trần Thủ Độ gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị, gây nhiều bất bình trong dân chúng. Thậm chí còn gây nên mâu thuẫn lớn giữa một số người trong họ Trần. Tuy nhiên, thế lực của Trần Thủ Độ quá lớn nên mọi việc cuối cùng cũng êm xuôi. Triều đại nhà Trần dần phát triển và kéo dài 175 năm qua 12 đời vua (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Dương Nhật Lễ, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Trần Thiếu Đế). Triều Trần hưng thịnh nhất sau khi 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên(Trung Quốc).

Năm 1258, quân Mông Cổ xâm lược nước Đại Việt của nhà Trần. Khi ấy Mông Cổ là một đại đế quốc lớn nhất thế giới trong lịch sử có lãnh thổ bao gồm khỏang 40 nước trải dài từ bờ Thái Bình Dương cho tới Trung Đông, Đông Âu  và vẫn tiếp tục bành trướng. “Vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu, nơi ấy cỏ cây không mọc được”. Lần xâm lược Đại Việt này nằm trong kế họach bành trướng xuống phía Nam của Đại hãn Mông Cổ lúc đó là Mông Kha (Mong Ke).

Quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy chia làm nhiều cánh tràn vào Đại Việt tới Bạch Hạc (Vĩnh Phú ngày nay) thì hợp lại cùng tiến về Thăng Long. Vua Trần Thái Tông và các tướng lĩnh lần đầu ra quân gặp cường địch, non kinh nghiệm đối phó với kỵ binh Mông Cổ nên liên tiếp thua trận phải thi hành kế sách bỏ Thăng Long vườn không nhà trống rút về phía Nam bảo tòan lực lượng chờ thời cơ, đồng thời để một số quân ở lại kết hợp với dân chúng quanh vùng đánh du kích.  Quân Mông Cổ vào đến Thăng Long không cuớp bóc được nhiều của cải lương thực để nuôi quân lại không quen khí hậu nên sinh bệnh, mệt mỏi, rối loạn đội ngũ, nhụt nhuệ khí chiến đấu. Một đêm, Vua Trần bất ngờ tổ chức tập kích doanh trại quân giặc. Quân Mông Cổ hốt hoảng không kịp phản ứng giày xéo nhau mà chạy, bị giết rất nhiều. Đại quân Trần truy sát lại thêm phục binh quân Trần đổ ra chặn đánh khắp nơi, quân Mông Cổ chạy về Vân Nam (Trung Quốc) mà không có thời gian dừng lại giết cướp. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng Đại Việt sạch bóng quân Mông Cổ. Chúng chỉ ở Thăng Long vỏn vẹn được 9 ngày.

Đầu năm 1285, quân Nguyên sang xâm lược nước ta. Nhà Nguyên bên Trung quốc là do Hốt Tất Liệt, em trai của đại hãn Mông Cổ Mông Kha, diệt nước Tống, độc chiếm Trung Quốc dựng nên. Vì vậy ta hay gọi quân Nguyên là Nguyên Mông hay Mông Nguyên.

50 vạn quân Nguyên chia làm 3 đường tiến chiếm Đại Việt. Đích thân con trai Hốt Tất Liệt, thái tử Thoát Hoan, chỉ huy hai đạo quân bộ từ hai hướng đông bắc, tây bắc Đại Việt đánh xuống, đạo quân thủy do Toa Đô từ nước Chiêm Thành (sau khi lập nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt đã sai Toa Đô đánh Chiêm Thành trước), phía nam Đại Việt đánh lên. Quân nhà Trần bị kẹp vào giữa. Vua Trần lúc này là Trần Nhân Tông cử Trần Quang Khải làm Thượng Tướng Thái Sư, Trần Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết Chế thống lĩnh ba quân chống giặc.

Quốc Công Tiết Chế đem quân chặn đánh quân bộ phía đông của Thoát Hoan trước. Trần Nhật Duật thì chặn cánh quân phía Tây do Nạp Tốc Lạt Dinh chỉ huy. Trước thế giặc mạnh, vua tôi nhà Trần vừa đánh vừa rút lui chiến thuật.  Quân Nguyên cứ thế chiếm Nội Bàng, Vạn Kiếp… Khi quân Nguyên tới Thăng Long thì vua Trần đã rút về Thiên Trường (Nam Định) bỏ lại kinh thành trống không như lần kháng Mông Cổ lần trước.  Về Thiên Trường, Trần Quốc Tuấn cử Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải trấn giữ Hoan Châu (Nghệ An) chặn đường tiến quân Toa Đô. Khi Thoát Hoan chiếm Thăng Long thì Trần Quốc Tuấn lại kéo quân ra lấy lại Vạn Kiếp đánh sau lưng Thoát Hoan. Thoát Hoan bị vây liền cho người về nước xin thêm binh cứu viện. Lúc đó, ở phía Nam, Trần Nhật Duật rồi Trần Quang Khải không ngăn được Toa Đô. Khi Toa Đô tiến vào đến Ái Châu (Thanh Hóa), Vua Trần công kích Thóat Hoan ở Thăng Long nhưng không được lại lui về Thiên Trường. Thoát Hoan đuổi theo. Trần Quốc Tuấn phải đem quân từ Vạn Kiếp về Thiên Trường rồi cùng Vua Trần rút ra phía Hải Dương. Thoát Hoan đuổi theo sát gót. Đồng thời Toa Đô cũng kéo quân thủy theo đường biển từ Ái Châu ra đuổi theo. Trần Quốc Tuấn sử dụng kế nghi binh dụ quân Nguyên đuổi theo Vua Trần ra đường biển còn mình đưa vua Trần thoát vào Ái Châu theo đường bộ, thóat hiểm trong tíc tắc…

Thời tiết bắt đầu sang hè, nắng nóng và lụt lội làm cho quân Nguyên vốn chỉ quen khí hậu lạnh ở phương bắc bị bệnh dịch rất nhiều, lương thực lại cạn kiệt nên giảm sức chiến đấu. Trần Quốc Tuấn chỉ chờ cơ hội như vậy để phản công. Ông cử Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật , Trần Quốc Tỏan, Nguyễn Khoái,… chặn đánh quân thủy của Toa Đô ở Tây Kết,  Hàm Tử, Chương Dương… Đích thân Trần Quốc Tuấn thì đánh lên Vạn Kiếp. Quả nhiên quân Nguyên thất thế.  Toa Đô rút về Thiên Trường. Quân ở Vạn Kiếp chạy cả về Thăng Long. Liên lạc giữa hai cánh thủy bộ của quân Nguyên bị quân Trần cắt đứt. Quân Trần tập trung đánh Thăng Long. Thoát Hoan thua to, bỏ thành rút chạy về Bắc Ninh. Khi Toa Đô kéo lên Thăng Long định hội quân với Thoát Hoan thì Thóat Hoan đã chạy rồi . Toa Đô lui về đóng ở Tây Kết. Đến đây, Toa Đô bị đại quân của vua Trần bắn chết, Nguyên quân bị đánh tan tác chết vô số kể. Các tướng Ô Mã Nhi, Lưu Khuê dắt tàn quân chạy vào Ái Châu. Quân Trần truy đánh rất rát cuối cùng Ô Mã Nhi, Lưu Khuê phải bỏ thuyền tướng lấy thuyền nhỏ tháo chạy ra biển về nước, quân Trần bắt sống được vài vạn tàn quân. Phía Thóat Hoan, sau khi về Bắc Ninh lại bị quân Trần đón đánh thì chạy sang Vạn Kiếp nhưng ở đây Trần Quốc Tuấn cũng đã bố trí sẵn quân mai phục. Giữa lúc quân Nguyên đang vượt sông Thương, quân Trần đổ ra đánh. Quân Nguyên chết vô số kể. Thoát Hoan cùng bộ tướng Lý Hằng gom tàn quân chạy về nước. Tới biên giới thuộc Lạng Sơn, quân Trần phục sẵn trên núi bắn tên xuống như mưa, Lý Hằng trúng tên độc chết liền. Thoát Hoan được hộ tướng giấu vào một vật dụng bằng đồng bỏ lên xe cho lính kéo chạy nhờ vậy sống sót, chạy thoát về nước. Đại Việt sạch bóng quân Nguyên.

Cuối năm 1287, Hốt Tất Liệt gom 30 vạn quân giao Thoát Hoan chỉ huy thẳng tiến Đại Việt để báo thù. Lần này quân Nguyên cũng chia làm 3 đạo: Thoát Hoan tiến vào qua ngả Lạng Sơn, Ai Lỗ vào theo hướng dọc sông Lô (sông Hồng ngày nay), Ô Mã Nhi theo đường biển vào sông Bạch Đằng, ngòai ra còn có đoàn thuyền lương thực do Trương Văn Hổ chỉ huy đi sau Ô Mã Nhi. Các cánh quân Nguyện hẹn hội quân tại Vạn Kiếp.

Quân Trần tổ chức đánh chặn nhưng cũng như lần trước. Quân Nguyên lúc này còn hăng hái nên tiến được vào đến Vạn Kiếp tuy bị tổn thất chút ít. Ô Mã Nhi có lẽ nóng lòng báo thù nên tung tăng đi trước bỏ đoàn thuyền lương nặng nề của Trương Văn Hổ khá xa. Khi Ô Mã Nhị họp quân với Thóat Hoan ở Vạn Kiếp thì đòan thuyền lương còn ở ngòai biển. Sau đó thì bị Trần Khánh Dư đánh chìm toàn bộ ở Vân Đồn. Thoát Hoan và Ô Mã Nhi trong đất liền không hề hay biết.

Tại Vạn Kiếp, Thoát Hoan chỉnh đốn đội ngũ tấn công Thăng Long. Trần Quốc Tuấn lại để thành Thăng Long vườn không nhà trống. Thoát Hoan vào Thăng Long không bắt được vua Trần liền sai Ô Mã Nhi gấp rút đuổi bắt. Không đuổi kịp, Ô Mã Nhi trút bực tức bằng cách cho quân cuớp bóc dân chúng, đốt phá nhà cửa, chùa chiền, đào bới lăng mộ vua Trần Cảnh,..

Không ở được Thăng Long, Thoát Hoan cho quân lui về Bắc Giang, Vạn Kíếp sai Ô Mã Nhi ra biển tìm đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. Ô Mã Nhi ra đến cửa biển Đại Bàng (Hải Phòng) thì bị đánh tơi bời. Quân Trần bắt được 300 chiến thuyền. Ô Mã Nhi quay về Vạn Kiếp. Vua Trần cho người mang theo tù binh bắt được của đoàn thuyền lương sang trại Thoát Hoan thông báo đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ đã bị diệt rồi. Tin đó làm quân Nguyên lo sợ vì lương thực đã hết. Cùng lúc quân Trần phản công ở khắp nơi. Sợ nguy, Thoát Hoan vội bàn với các tướng rút quân về nước. Tất cả tướng Nguyên đều đồng ý. Thoát Hoan rút theo đường bộ theo ngả Lạng Sơn, Ô Mã Nhi rút theo sông Bạch Đằng. Nhưng Trần Quốc Tuấn đã cho quân mai phục tất cả mọi nẻo đường rút chạy. Ô Mã Nhi, cùng bộ tướng là Phàn Tiếp lọt vào trận địa bãi cọc ở cửa sông Bạch Đằng, bị bắt sống, máu quân Nguyên nhuộm đỏ nước sông. Trên bộ, Thoát Hoan cũng bị chặn đánh nhiều trận. Xác quân Nguyên trải dài từ Vạn Kiếp tới biên giới Lạng Sơn. Cuối tháng 4/1288, Thoát Hoan mới về được châu Tư Minh (Quảng Tây, Trung Quốc). Đại Việt lại sạch bóng giặc ngoại xâm.

Sau chiến  thắng quân Mông Nguyên lần thứ 3, Đại Việt có được một thời gian dài ổn định và phát triển hưng thịnh. Nhưng từ đời vua Trần Dụ Tông trở đi thì nước Đại Việt đã có nhiều biểu hiện suy thoái. Vua quan bất tài, ăn chơi, sa đọa. Ngôi báu nhà Trần đã có lúc rơi vào tay ngọai tộc, giặc giã nỗi lên như nấm, các nước lân cận đều mang quân tràn sang cướp phá…Từ đời vua Trần Nghệ Tông trở đi, Hồ Quý Ly nổi lên là một nhà chính trị có tài và được trọng dụng. Nhờ đó nhân buổi rối ren, suy thoái của nhà Trần, Hồ Quý Ly đọat được ngôi báu.

Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước Đại Việt thành Đại Ngu, và tiến hành nhiều cuộc cải cách lớn, trong đó có việc đổi tiền đồng sang tiền giấy “thông bảo hội sao”. Tuy nhiên không phải cuộc cải cách nào cũng được lòng dân chúng.

Năm 1406, nhà nước phong kiến bên Trung Quốc lúc này là nhà Minh cử các tướng Mộc Thạnh, Trương Phụ,… đem quân xâm lược nước Đại Ngu. Quân quan nhà Hồ chống cự quyết liệt nhưng vì Đại Ngu lúc đó chưa ổn định, nhà Hồ chưa được dân chúng ủng hộ,… nên cuối cùng quân Minh đập tan sức kháng cự của quân Hồ. Hồ Quý Ly cùng con trai và nhiều tướng bị bắt giải sang Trung Quốc. Nhà Minh nhập Đại Ngu thành quận Giao Chỉ của họ. Lúc đó nhân dân Đại Ngu mới bắt đầu khởi nghĩa ở nhiều nơi. Hic.

Năm 1407, Trần Ngỗi rồi Trần Quý Khoáng là quý tộc tôn thất nhà Trần, tiến hành khởi nghĩa chống quân Minh. Ban đầu cũng giành được một số thắng lợi đáng kể nhưng sau đó trong nội bộ mất đoàn kết nên nghĩa quân suy yếu và bị dập tắt vào năm 1412.

Năm 1418, sau khi quy tụ được nhiều hào kiệt khắp nơi trong nước, trong đó có Nguyễn Trãi, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại núi Lam (thuộc Thanh Hóa ngày nay). Ban đầu lực lượng nghĩa quân còn yếu, chừng vài nghìn người, nhưng cũng dùng mưu thắng được nhiều trận lớn gây thanh thế như ở Lạc Thủy, Mường Một… Quân Minh tăng cường đàn áp với sự giúp đỡ của nhiều kẻ bán nước, chỉ điểm nên có lúc chúng đẩy nghĩa quân lâm vào tình trạng hiểm nghèo. Ba lần nghĩa quân phải trốn lên núi Chí Linh, chịu cảnh đói khát, thiếu thốn trăm bề. Ở lần thứ hai rút lên núi Chí Linh, năm 1419, nhờ 500 quân cảm tử do Lê Lai dẫn đầu đánh xông ra, mạo danh Lê Lợi để cho giặc bắt giết nên nghĩa quân mới được bảo tòan xuống núi. Nghĩa quân Lê Lợi chiến đấu như vậy ròng rã mấy năm trời cho đến năm 1424 thì mới tạo nên chuyển biến có lợi cho mình.

Đầu năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành lại phần lớn đất nước, dồn quân Minh vào cố thủ trong 4 thành Đông Quan (Thăng Long), Chí Linh, Cổ Lộng, Tây Đô. Tướng quân Minh lúc đó là Vương Thông phải cho người về nước xin viện Binh. Tuy nhiên, cả hai cánh quân cứu viện, với số quân 15 vạn, do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy đều bị quân Lê Lợi tiêu diệt ngay tại cửa ải. Liễu Thăng bị chém đầu tại trận ở ải Chi Lăng. Mộc Thạnh hay tin thì đang đêm mang quân chạy về nước nhưng cũng bị phục đánh tơi bời. Quân Lê Lợi giết được hàng nghìn lính, thu nhiều ngựa và vàng bạc, khí giới. Ngày 10/12/1427, túng quẫn vì bị vây mà không có viện binh, quân Minh đang cổ thủ trong các thành đều ra hàng. Lê Lợi tha cho 10 vạn giặc Minh và còn cấp đủ lương thực cho chúng, sửa cầu đường cho chúng rút về nước. Cả bọn đều bái lạy.

Đầu năm 1428, Lê Lợi làm lễ lên ngôi Hoàng Đế ở thành Đông Kinh (Thăng Long) khôi phục tên nước Đại Việt mở đầu triều đại nhà Lê. (Gọi là nhà hậu Lê để phân biệt với nhà tiền Lê của Lê Đại Hành trước kia).

Nhà hậu Lê phát triển ổn định và đại nhiều thành tựu lớn trong xây dựng đất nước qua năm đời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Đến đời vua Lê Uy Mục thì bắt đầu xuống dốc.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua cho mình. Trước đó, ông ta cậy có nhiều công nên lạm quyền, kết bè cánh và đã phế truất ngôi của Lê Chiêu Tông giao cho Lê Cung Hoàng. Nhà Mạc thành hình. Ở trong nước là thế nhưng khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung lại hèn kém trong ngọai giao với nhà Minh, nhún nhường nhận chức An Nam đô thống sứ do vua Minh “trao tặng” khiến nhân dân và nhiều quan lại phẫn nộ.

Năm 1530, Lê Ý ở Thanh Hóa nổi quân chống lại nhà Mạc.

Năm 1532, Nguyễn Kim tôn con của Lê Chiêu Tông lên làm vua (Lê Trang Tông), đóng ở Thanh Hóa, nhiều quan lại của cũ của nhà Lê cũng theo về phò tá tạo nên một triều đình mới đối lập với nhà Mạc ở phía bắc. Đại Việt lúc đó vì thế có hai triều đình ở hai miền nam, bắc.

Sau khi Nguyễn Kim chết (1546), vua Lê phong con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay. Trịnh Kiểm tiến hành lọai trừ phe cánh của Nguyễn Kim để tập trung quyền lực vào tay mình. Các con của Nguyễn Kim, Nguyễn Uông bị bắt giết, Nguyễn Hoàng lo sợ nên tìm cách lánh bằng cách xin trấn giữ ở vùng Thuận Hóa. Trịnh Kiểm thuận ý cho vào. Họ Nguyễn vào vùng đó ngấm ngầm có ý lập nên “vương quốc” riêng của mình chống lại họ Trịnh nhưng bên ngoài vẫn tỏ về thuần phục, giúp họ trịnh chống họ Mạc.

Năm 1570, Trịnh Kiểm chết. Trịnh Tùng thay.

Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh bại nhà Mạc ở Thăng Long, thống nhất đất nước, nhà Lê khôi phục, vua Lê bấy giờ là Lê Thế Tông. Tuy nhiên vua Lê chỉ là cái bóng. Họ Trịnh lập ra vương phủ riêng tồn tại bên cạnh triều đình vua Lê. Quyền lực nằm cả trong tay họ Trịnh.

Năm 1613, Nguyễn Hoàng ở phía Nam chết. Con là Nguyễn Phúc Nguyên vâng lời cha “dạy bảo nhân dân, luyện tập binh sĩ kháng cự lại họ Trịnh” để “xây dựng cơ nghiệp muôn đời”.

Năm 1627, lấy cớ Nguyễn Phúc Nguyên không chịu nộp thuế, họ Trịnh đem quân vào đánh. Cuộc chiến giữa hai họ bắt đầu từ đó. Đại Việt bị chia cắt thành hai “đàng” lấy sông Gianh làm ranh giới. Đàng Ngoài tính từ  bờ bắc sông Gianh trở ra bắc, Đàng Trong từ bờ nam sông Gianh trở vào nam. Ranh giới này tồn tại suốt gần 300 năm cho đến khi Nguyễn Huệ thống nhất vào năm 1786.

Năm 1771, ở Đàng Trong, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nông dân khởi nghĩa ở Tây Sơn. Lúc này ở cả hai Đàng chính quyền phong kiến đều đã rất bê tha, suy tàn. Trải qua mấy trăm năm chia cắt, chiến tranh triền miên giữa hai Đàng đã làm cho đất nước điêu tàn, kiệt quệ, nông dân vô cùng đói khổ. Vì thế vô vàn nông dân đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Với khẩu hiệu “ Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, quân Tây Sơn tiến đến đâu thì dân nghèo ở đấy đều tham gia. Thanh thế của nghĩa quân Tây Sơn lớn lên nhanh chóng. Hầu như đánh đâu thắng đấy. Chẳng mấy chốc chiếm toàn bộ Quy Nhơn, Quảng Ngãi.

Năm 1777, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn vương, đóng ở thành Đồ Bàn (Bình Định), sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đánh thành Gia Định. Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ sau khi đánh lấy được thành, giết chết chúa Nguyễn Phúc Thuần, cắt người trấn thủ xong thì rút về Quy Nhơn. Nguyễn Ánh là cháu của Nguyễn Phúc Khoát (chúa Đàng Trong ngày xưa, trước Nguyễn Phúc Thuần) đem quân chiếm lại thành Gia Định.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức.

Năm 1783, quân Tây Sơn đánh chiếm lại thành Gia Định, Nguyễn Ánh thua chạy trốn sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu.

Năm 1784, quân Xiêm cử Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân, 300 chiến thuyền và Chiêu Thùy Biên đem 3 vạn quân bộ cùng Nguyễn Ánh tấn công Gia Định. Đến cuối năm đó thì chiếm được nửa đất Gia Định, Tây Sơn chỉ còn giữ hai thành Gia Định, Mỹ Tho.

Đầu năm 1785, Nguyễn Ánh và quân Xiêm từ Sa Đéc tiến đánh Mỹ Tho. Nguyễn Huệ cho quân mai phục, chặn đánh trên sông Mỹ Tho, đoạn ở Rạch Gầm- Xoài Mút. Quân Xiêm đại bại, chỉ còn vài ngàn bộ binh rút chạy về nước. Tây Sơn truy bắt Nguyễn Ánh nhưng không được. Nguyễn Huệ củng cố ba quân, cử tướng trấn giữ Gia Định rồi rút ra Tây Sơn cùng với Vũ Văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh (một tướng Đàng Ngoài không phục Trịnh Khải, bỏ nhà Trịnh theo Tây Sơn) chiếm luôn thành Phú Xuân đang do Đàng Ngoài nắm giữ. Rồi nhân đà thắng lợi giành lại hết các vùng đất của Đàng Trong. Xong, lấy danh nghĩa giúp vua Lê diệt chúa Trịnh, tiến đánh luôn quân Trịnh ở Đàng Ngoài.

Năm 1786, Nguyễn Huệ chiếm được Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, trao lại quyền hành cho vua Lê Hiển Tông. Vua Lê thưởng công cho Nguyễn Huệ bằng cách phong Nguyễn Huệ là Uy Quốc Công, nhường đất Nghệ An cho Tây Sơn. Được vài hôm, Lê Hiển Tông vì bịnh nặng từ trước, qua đời. Vua kế vị là Lê Chiêu Thống. Sau đó, Nguyễn Huệ rút quân về phương Nam để Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại đất bắc. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chia nhau cai quản từ Nghệ An trở vào. Nguyễn Huệ sau khi chinh phục miền bắc được Nguyễn Nhạc phong làm Bắc Bình Vương, làm chủ từ Nghệ An đến Phú Xuân. Nguyễn Lữ giữ vùng đất phía nam, Gia Định. Nguyễn Nhạc giữ vùng Quãng Ngãi đến Bình Thuận.

Sau khi Nguyễn Huệ rút đi, miền bắc trở nên rối loạn. Các thế lực của họ Trịnh ra sức khôi phục lại cơ đồ. Lê Chiêu Thống phải dựa vào sức cửa Nguyễn Hữu Chỉnh để chống đỡ. Chỉnh dẹp yên được họ Trịnh, cậy mình có công lớn nên sinh ra lộng quyền, chống lại Tây Sơn, đòi lại đất Nghệ An.

Năm 1787, Nguyễn Huệ sai Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm ra bắc đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh cùng vua Lê bỏ chạy lên phía bắc. Dọc đường Chỉnh bị bắt giết, Lê Chiêu Thống thoát sang đất nhà Thanh cầu cứu. Diệt được Chỉnh, Vũ Văn Nhậm lại lộng quyền. Nguyễn Huệ đích thân ra bắc giết chết Nhậm, đưa Ngô Văn Sở lên thay, tuyển dụng người giỏi, hiền tài để trao quyền hành. Nhà Lê mất từ đây.

Năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống… đem 20 vạn quân cùng Lê Chiêu Thống tiến vào nước ta để “tiêu diệt Tây Sơn, dựng lại nhà Lê”.  Ngô Văn Sở bỏ trống Thăng Long rút về xây phòng tuyến ở Tam Điệp một mặt báo tin cho Nguyễn Huệ.  Tôn Sĩ Nghị vào Thăng Long quá dễ cho là Tây Sơn sợ mất mật nên trốn cả nên hống hách, coi thường Tây Sơn, cho quân cướp phá hết sức tàn bạo. Lê Chiêu Thống cũng thực hiện việc trả thù, báo oán cũng không kém phần tàn ác, ti tiện.

Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788, lập đàn tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hành quân thần tốc ra bắc. Qua vùng Nghệ An, Thanh Hóa đều tuyển thêm quân lính. Khi đến phòng tuyến Tam Điệp ngày 15/01/1779 đã có được đại quân hơn 10 vạn người.

Rạng sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu, 30/01/1789, sau khi chuẩn bị kỹ càng, vua Quang Trung cho quân tấn cống thành Ngọc Hồi, cùng lúc đó cánh quân khác đánh vào đồn Khương Thượng ở Đống Đa, sát thành Thăng Long. Ở Ngọc Hồi, trước sức tấn công mãnh liệt, mưu trí của quân Tây Sơn, mặc dù chống trả kịch liệt nhưng quân Thanh cũng nhanh chóng để mất thành, chạy tán loạn, nhưng đều bị mai phục chết nhiều vô kể.  Ở Đống Đa, quân Tây Sơn do Đô đốc Đông chỉ huy cũng giành thắng lợi lớn. Thây giặc Thanh chất cao như núi. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử kéo theo nhiều bộ hạ thân tín tự sát theo, tàn quân chạy hết về Thăng Long. Quân Tây Sơn đuổi theo truy sát vào tận Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị lúc đó còn đang mơ màng trong giấc mộng, giật mình tỉnh giấc thì thấy quanh mình lửa cháy khắp nơi, sáng rực trời. Không kịp đóng yên cương, nhảy lên ngựa chạy trốn. Quân lính tranh nhau cướp đường chạy theo tướng về hướng bắc. Chen lấn xô đẩy qua cầu phao sông Hồng. Cầu chịu không nổi, đứt. Hàng vạn lính bị cuốn trôi theo nước dòng sông. Số chạy thoát đều bị mai phục, chặn đánh tơi bời.

Trưa mùng 5, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long giữa tiếng hò reo của ba quân và dân chúng. Chỉ trong vòng một tuần, Vua đã từ Phú Xuân hành quân thần tốc đánh tan 20 vạn quân Thanh hùng hậu. Vua tiến hành khôi phục đât nước với nhiều cải cách triệt để giúp đất nước phát triển nhanh chóng. Đến năm 1792, vua Quang Trung mất, con là Quang Toản lên thay.

Năm 1793, Nguyễn Ánh từ Gia Định đem quân đánh tới tận thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. (Nguyễn Ánh sau khi thất bại cùng với quân Xiêm, sống lưu vong nhiều năm, tới 1797 đã quay về chiêu mộ được nhiều binh lính, có cả người một số người Pháp do linh mục Bá Đa Lộc đưa tới, giúp sức, tái chiếm được thành Gia Định từ 1788 khi Quang Trung đang chuẩn bị đánh quân Thanh, Nguyễn Lữ chạy về Quy Nhơn). Nguyễn Nhạc bị vây khốn phải cầu cứu Quang Toản. Quang Toản sai tướng đem quân giải vây xong thì có ý muốn chiếm luôn. Nguyễn Nhạc vì thế uất ức mà chết. Nguyễn Ánh rút nhưng từ đó thường đem quân đánh phá. Hai bên giành nhau thành Quy Nhơn mấy lần.

Sau khi Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc chết, nhà Tây Sơn do Quang Toản lãnh đạo. Nhưng vua còn non nớt nên bị Thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng quyền gây nên nhiều mẫu thuẫn nội bộ. Các tướng tự đánh giết lẫn nhau. Triều đình suy yếu. Trong khi đó Nguyễn Ánh đựơc sự giúp sức của người Pháp ngày một mạnh lên.

Năm 1801, lợi dụng hai  tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng của Tây  Sơn đang đánh để giành lại thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh úp Phú Xuân, lấy được thành, vua Quang Toản chạy ra bắc. Hai tướng Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng sau khi chiếm đựơc Quy Nhơn, hay tin ấy quyết định bỏ thành, mượn đường Ai Lao tính ra bắc hội quân với Quang Toản. Dọc đường thì bị quân Nguyễn Ánh truy sát, bắt giết. Vua Quang Toản và các tướng còn lại cũng không chống được. Cuối cùng đều bị bắt giết. Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn rất dã man. Nhà Nguyễn Tây Sơn hoàn toàn bị diệt.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam, mở ra triều đại nhà Nguyễn kéo dài cho tới năm 1945 qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… Tuy nhiên từ 1858 đến 1945, Việt Nam bị thực dân Pháp Xâm lược. Thực dân Pháp ra sức bóc lột tài nguyên, nhân, vật lực của Việt Nam, dìm các cuộc khởi nghĩa của nông dân, một số danh sĩ yêu nước trong biển máu. Các vị vua cuối triều Nguyễn không có quyền quyết định các quốc sách. Họ chỉ là những vị vua bù nhìn, chỉ biết lo cho thân phận mình được yên ổn. Họ đã bất lực đầu hàng Pháp, không giúp gì được cho đất nước lại còn bóc lột dân chúng bằng lắm thứ tô thuế… nặng nề để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của họ.

Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ được chính quyền của Pháp, Nhật, lật đổ chế độ quân chủ phong kiến của nhà Nguyễn để lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một thể chế nhà nước mới mà tất cả nhân dân lao động được làm chủ đất nước, bình đẳng với nhau, không có ai bóc lột ai cả.

NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1975

Tháng 8/1945, Pháp nổ súng tái chiếm Nam Kỳ mở đường xâm lược Việt Nam lần 2.

Tháng 12/1946, Pháp ra tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam ở Hà Nội, phải giải tán quân đội, giao nộp vũ khí. Biết đã tới giới hạn cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cử một bộ phận quân đội ở lại cầm cự với Pháp tại Hà Nội, còn lại rút hết lên vùng rừng núi phía  Bắc, lập căn cứ kháng chiến.

Không đựơc đáp ứng tối hậu thư, Pháp tấn công Hà Nôi, quân Việt Nam chặn quân Pháp ở đó hơn hai tháng, khi  đại quân và tài sản đã di tản lên căn cứ kháng chiến an toàn thì rút đi. Pháp chiếm được Hà Nội và sau đó mở rộng ra khắp vùng đồng bằng bắc bộ. Tuy nhiên không tiêu diệt được chính phủ của Hồ Chí Minh.

Pháp tuy chiếm được Việt Nam nhưng phần lớn chỉ có đủ quân để giữ các vùng đô thị. Nhân dân Việt Nam tổ chức đánh du kích ở vùng nông thôn và rừng núi. Pháp càng đánh càng đuối sức trong khi quân Việt Nam càng đánh càng trưởng thành và lớn mạnh. Đến năm 1950 thì quân đội Việt Nam đã bắt đầu lấy lại thế chủ động có thể đánh những trận lớn trực diện. Và đến năm 1953 thì Pháp đã rơi vào tình thế bị động đối phó.

Năm 1954, với nỗ lực nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường, Pháp ra sức càn quét,  tăng cường bắt lính để mở rộng nguỵ quân, xin thêm viện binh, viện trợ vũ khí. Xây dựng những cứ điểm phòng thủ ở miền bắc để thi hành kế hoạch Nava: phòng thủ ở miền bắc, bình định miền Nam, sau khi bình định miền Nam sẽ có thêm nhiều ngụy quân và thanh thế tiến ra miền bắc tiêu diệt quân bắc Việt.  Và Điện Biên Phủ là một trong những cứ điểm lớn nhất, mạnh nhất, đông quân nhất và “không thể công phá” tại Đông Dương đã được xây dựng với sự giúp đỡ của người Mỹ. Pháp định dùng nó làm cái bẫy để nhử quân Việt Nam vào đánh để tiêu diệt. Thế nhưng…

Tháng 5/1954, cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân Việt Minh bắt sống toàn bộ 16 nghìn quân Pháp trong đó có cả sở chỉ huy. Cả thế giới chấn động. Thất bại này  khiến Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ chấm dứt xâm lược Việt Nam, chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Việt Nam.

Pháp rút, Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam dựng nên chính quyền tay sai là Ngô Đình Diệm đàn áp những người chống đối.

Cuộc chiến của nhân dân Việt Nam chống lại Mỹ, và tay sai kéo dài từ đó tới năm 1975. Trong suốt 20 năm đó, Mỹ và chính quyền do Mỹ dựng lên đã tìm đủ mọi cách, đủ mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất để chống lại nhân dân Việt Nam nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Nước Việt Nam độc lập từ đó cho đến nay…

(Trích từ lichsuvietnam.info)

* một số thông tin bổ sung từ vi.wikipedia.org:


1. Khi thực dân Pháp can thiệp vào Đại Nam, họ chia Đại Nam ra làm 3 xứ riêng lẻ (Nam Kỳ - Cochinchine, Trung Kỳ - Annam, Bắc Kỳ - Tonkin) với 3 chế độ cai trị khác nhau, phục vụ cho chính sách "chia để trị", "dùng người Việt trị người Việt".

Nam Kỳ là nơi mà người Pháp, về mặt pháp lý, xem là của họ từ hiệp ước nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ của Tự Đức và sau đó họ hành quân chiếm thêm 3 tỉnh với lý do nhà Nguyễn vi phạm hiệp định hòa bình. Bắc Kỳ và Trung Kỳ, về danh nghĩa pháp lý, được người Pháp xem là đất mà họ bảo hộ một triều đình "độc lập" của An Nam.

2. Đầu năm 1949, trong Chiến tranh Đông Dương, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Có ý kiến cho rằng mục đích của Pháp là tìm cách xây dựng một chính quyền bản xứ người Việt để làm đối trọng với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ Hồ Chí Minh về mặt pháp lý, và để thuyết phục Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự để Pháp có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương[1], bởi trong hiệp ước không có quy định rõ ràng nào về nghĩa của chữ "độc lập" cũng như quyền hạn của Quốc gia Việt Nam, cũng không nói rõ việc thành lập Quốc gia này có thể ảnh hưởng gì đến cuộc chiến Việt – Pháp hiện vẫn tiếp diễn.[2]. Cũng có ý kiến cho rằng giải pháp Bảo Đại được đưa ra nhằm phản ứng với xu hướng quốc tế trao trả độc lập cho các thuộc địa đồng thời nhằm chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương[3]. Còn bản thân Bảo Đại nhận xét rằng "Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại thực ra là giải pháp của người Pháp."[4]

3. Chiến tranh Việt Nam
Hiệp định Geneva đã kết thúc chiến tranh Đông Dương. Theo Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7, 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai vùng tập trung quân sự cho đến khi đất nước được thống nhất sau cuộc Tổng tuyển cử tự do có sự giám sát của quốc tế vào năm 1956. Tuy nhiên, cuộc Tổng tuyển cử không bao giờ diễn ra. Năm 1956, Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi", chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Quốc gia Việt Nam kiên quyết từ chối tuyển cử thống nhất Việt Nam[5].

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc do chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Minh lãnh đạo kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã chính thức được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận là một quốc gia độc lập. Thủ đô đất nước là Hà Nội. Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở miền Nam do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu được sự hậu thuẫn của Pháp và Mỹ, được các nước phương Tây và một số nước thế giới thứ ba công nhận, có thủ đô là Sài Gòn. Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương đã được thành lập để giám sát việc ngừng bắn và thi hành Hiệp định Geneva, trong đó có cuộc Tổng tuyển cử chung trên cả nước.


Việt Nam đã được tái thống nhất sau sự kiện 30 tháng 4, 1975 trong Chiến tranh Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 được nhà nước và nhiều công dân Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gọi là "Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam - thống nhất đất nước".
Share:

4 thg 10, 2014

Những điều chưa biết về tác giả 'Thép đã tôi thế đấy'


Ai từng đọc, thậm chí nhiều người chưa đọc “Thép đã tôi thế đấy” đều biết câu nói nổi tiếng của Paven: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí...".
Lê Huy Tiêu -

Nếu như nhà văn Nga mà chúng ta thường gọi là “Paven” này còn sống thì năm nay ông đã hơn 100 tuổi (Nikolai Ostrovsky sinh năm 1904).

15 tuổi, ông đã tham gia chiến đấu, xung phong trong làn mưa đạn, trong gió lạnh băng tuyết, bị thương không chịu rời hỏa tuyến, bệnh nặng vẫn ở trên công trường. Những năm tháng gian nan vất vả đã hủy hoại sức khỏe của ông: 23 tuổi bại liệt toàn thân, 24 tuổi mù cả đôi mắt.


Nhà văn
Nhà văn Nikolai Ostrovsky.
Vô cùng tuyệt vọng, có lúc ông đã định tự tử để kết liễu đời mình, nhưng rồi ông nảy ra ý định: Nếu như không kể lại cuộc đời mình tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng vinh quang cho thế hệ sau thì chết cũng không nhắm mắt được. Thế là ông quăng khẩu súng đi, cầm lấy ngọn bút để viết. Vũ khí mới này là văn học.
Năm 1932, trải qua biết bao khó khăn, mệt mỏi và đau đớn về thể xác, ông đã viết xong một tiểu thuyết tự truyện. Bản thảo gửi đi in, lâu rồi mà chẳng có hồi âm. Hỏi ra mới biết bưu điện đã làm thất lạc. Không nản chí, Ostrovsky viết lại, rồi lại gửi đi. Bản thảo bị trả lại.

Vẫn không thối chí, ông nhờ người trực tiếp đưa bản thảo đến tận văn phòng của Phó tổng biên tập tạp chí Thanh Niên Cận Vệ Quân. Đó là năm 1934.

Vị Phó tổng biên tập này tên là Koroxop, người chân thật và có trình độ. Xem xong bản thảo, ông quyết định cho in ngay. Đầu tiên in dài kỳ trên báo Thanh Niên Cận Vệ Quân, sau in thành sách, lập tức gây chấn động xã hội.

Chỉ trong năm 1935, tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy đã in tới 2 triệu bản. N. Ostrovsky như “khách trên trời” bỗng nhiên xuất hiện trên văn đàn Liên xô. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông trở thành nhân vật nổi tiếng.

Sau khi Ostrovsky tạ thế, Phó tổng biên tập Koroxop đã viết một bài hồi ký, qua hồi ký người ta được biết cuốn Thép đã tôi thế đấy được ra mắt bạn đọc là có công to lớn của ông. Ông tiết lộ một chi tiết thú vị: Trước khi in báo, Koroxop đề nghị tác giả đổi tên sách thành “Paven Coocsaghin”, nhưng Ostrovsky không chịu.

Ngoài tên sách, Koroxop còn đề nghị tác giả sửa chữa nhiều chỗ nữa, Ostrovsky tiếp thu và sửa chữa vài chỗ, có thể kể ra đây hai thí dụ: Paven Coocsaghin có ba mối tình.

Người yêu đầu tiên của anh là Inna, con gái một viên quan coi rừng. Phó tổng biên tập Koroxop nhớ lại thời trung học có rất nhiều cô tên là Inna, nhưng phần lớn sau Cách mạng Tháng Mười, họ đã theo bố mẹ thuộc thành phần tư sản chạy ra nước ngoài.

Ông muốn cô gái trong tiểu thuyết của Ostrovsky đẹp hơn những cô gái có tên là Inna mà ông từng quen biết, nên đề nghị tác giả, đổi tên cô nàng kia thành Tonia. Tác giả đã sửa theo lời đề nghị đó.

Ai từng đọc, thậm chí nhiều người chưa đọc Thép đã tôi thế đấy đều biết câu nói nổi tiếng của Paven: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Câu danh ngôn này đến nay vẫn được rất nhiều người ưa thích.

Cuối năm 1936, bệnh tình của Ostrovsky ngày một trầm trọng. Khi dự cảm được tử thần sắp đến gọi mình đi, ông liền gọi vợ lại bên giường, nói:

- Bây giờ anh muốn nói với em một câu, có lẽ đây là lời cuối cùng của anh… Đời anh sống không tồi… Tất cả đều tự tay mình làm ra cả, nhưng không phải dễ dàng mà có đâu… Anh đã phấn đấu cả một đời. Em cũng đã biết anh chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn…

Phải chăm chỉ học hành, không có văn hóa thì em không trưởng thành được… Hãy nghĩ đến bố mẹ chúng ta. Các cụ đã khổ cả cuộc đời vì chúng ta… Chúng ta nợ các cụ rất nhiều… mà chưa kịp báo đáp được gì. Em nên báo hiếu mẹ…

Nói đến đấy, Ostrovsky ngất đi. Khi tỉnh lại ông hỏi:

- Anh có rên không?

- Không.

- Em nhìn kìa? Tử thần đã đến gần, nhưng anh không chịu khuất phục.

Rồi ông lại ngất lịm đi. Rồi lại tỉnh, lại hỏi:

- Anh có rên không?

- Không.

- Thế thì tốt, điều đó có nghĩa là tử thần chưa làm gì được anh.

Rồi ông lại hôn mê và cuối cùng không tỉnh lại được nữa.

Ngày 22/12/1936, Ostrovsky vừa mới 32 tuổi xuân đã lìa đời tại một bệnh viện ở Matxcơva. Sau này nơi này đã trở thành Nhà tưởng niệm ông.

Nay ai có dịp đến Matxcơva đến thăm Nhà tưởng niệm đó, sẽ nhớ nhất là chiếc giường sắt, nơi Ostrovsky đã nằm bất động ở đó bao tháng ngày. Và di ngôn (lời nói cuối cùng) vẫn còn ghi lại ở bên giường của ông.

(Nguồn: Tiền Phong)
Share:

3 thg 10, 2014

THU XƯA



(kỷ niệm 23 năm ngày cưới)

Mùa Thu đó, Hai mươi ba năm qua anh vẫn nhớ
Cơn mưa nhẹ sáng ra làm cả hai bên nhà lo lắng
Rồi mặt trời lên lên, ngập tràn bao tia nắng ấm
Như chúc phúc đôi ta trong ngày trọng đại
Anh đến rước em trên chiếc xe trắng muốt
Cài hoa tươi và những chiếc nơ hồng
Chạm ngõ nhà em, pháo hồng vang khắp xóm
Dây pháo dài, giòn giã quá em ơi
Anh đón em đi, để lại sau lưng bao chàng ngơ ngẩn
Luyến tiếc hoài chắc đến tận bữa hôm nay
Về nhà chồng, em ngẩn ngơ, bẽn lẽn
Bọn trẻ rù rì: Cô dâu đẹp như phim kiếm hiệp!
Anh lắng nghe sung sướng lặng cả người
Từ ngày đó mình chung đôi em nhỉ
Nắm tay nhau vượt chông gai và đương đầu với bao gềnh thác
Ta cảm thấy như không hề biết mệt, đủ sức đi bao bọc hết tinh cầu
Khi trao em chiếc nhẫn anh đã biết và anh tin hạnh phúc sẽ bên mình
Hạnh phúc là buồn, là vui mình cùng nhau chia sẻ
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Đường phía trước là con đường xa thẳm
Với nhiều bộn bề và lắm lo toan
Hạnh phúc sẽ nằm trong những điều bình thường và giản dị
Mãi mãi trọn đời một lời nguyện nhé em!







Share:

6 thg 9, 2014

9 sự việc trùng hợp khó tin khiến nhiều người kinh ngạc





Cuộc sống có những sự trùng hợp ngẫu nhiên đến khó tin và không thể giải thích, khiến con người luôn tự hỏi liệu những điều kỳ lạ này có ẩn chứa bí mật nào hay không.

Sự trùng hợp khó tin giữa 2 cố tổng thống Mỹ




Hai cố tổng thống Mỹ John F. Kennedy (trái) và Abraham Lincoln.



Một loạt những điểm tương đồng khó giải thích giữa 2 vị cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln và John F. Kennedy khiến nhiều người nghi ngờ có bàn tay của số phận sắp đặt, theo Oddee.

Tên Lincoln và Kennedy đều có 7 chữ cái. Lincoln vào Quốc hội năm 1846, trúng cử tổng thống năm 1860. John F. Kennedy vào Quốc hội năm 1946, đắc cử tổng thống năm 1960, đúng 100 năm sau đó. Cả hai đều đánh bại một phó tổng thống đương nhiệm và đặc biệt quan tâm tới các quyền dân sự. Phu nhân của hai ông đều sảy thai trong thời gian sống ở Nhà Trắng.

Những kẻ thủ ác ám sát hai ông cùng vào ngày thứ sáu và đều bằng những viên đạn nhằm thẳng vào đầu. Kẻ ám sát Lincoln là John Wilkess Booth sinh năm 1839, còn Lee Harvey Oswald, giết hại Kennedy, sinh năm 1939, nghĩa là cách nhau tròn 100 năm. Tên của cả hai sát thủ đều có 15 chữ cái. Booth chạy trốn từ nhà hát và bị bắt trong một nhà kho còn Oswald tẩu thoát từ nhà kho và sa lưới tại nhà hát.

Viên thư ký của Lincoln tên là Kennedy còn thư ký của Kennedy tên là Lincoln. Cả hai đều có phó tổng thống dưới quyền mang họ Johnson và cũng chính là người kế nhiệm hai ông sau vụ ám sát. Andrew Jackson kế nhiệm Lincoln sinh năm 1808 và Lydon Johnson, kế nhiệm Kennedy, sinh năm 1908. Tên của cả hai đều có 13 chữ cái.

Cặp vợ chồng mới cưới phát hiện gặp nhau trước đó 11 năm




Cặp vợ chồng người Anh xuất hiện trong cùng bức ảnh chụp trước đó 11 năm.



Cặp vợ chồng son người Anh, Nick Wheeler và Aimee Maiden vừa tổ chức đám cưới. Trước ngày trọng đại diễn ra, hai người tới thăm nhà ông nội của Wheeler. Họ kể lại những chuyện trước đây. Ông của Wheeler vừa nói vừa mang ra những tấm ảnh chụp cách đây 11 năm trước trên bãi biển ở Cornwall ra xem. Aimee Maiden bất ngờ nhận ra cô chính là cô bé 6 tuổi bên góc trái của một tấm ảnh. Aimee cho biết đây là sự trùng hợp khó tin khi cô đã gặp người bạn đời của mình cách đây hơn chục năm trước.

Hai người vốn là những người xa lạ và sống cách xa nhau. Wheeler sống ở Kent, trong khi Maiden lớn lên ở Cornwall, làng biển vùng Mousehole. Tấm ảnh chụp khi Wheeler đi nghỉ ở Cornwall, đó là lúc anh vô tình gặp vợ tương lai. Một năm sau đó, Wheeler chuyển đến Mousehole nhưng vẫn không gặp Maiden cho đến khi học đại học. Ngay sau đó, họ bắt đầu hẹn hò và chuyển đến ở với nhau cách đây 3 năm.

Những câu đố vui trùng với mật mã quân sự

Cựu giáo viên Leonard Dawes nhận biên soạn các câu đố ô chữ cho tờ Daily Telegraph của London, Anh, trong 2 năm. Tháng 5/1944, nhiều người phát hiện các câu đố của Dawes đều chứa các mật mã của 2 cuộc cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử D-Day của Mỹ lên các bãi biển ở Normandie, Pháp. Trong 2 tuần, hầu hết những ô chữ do Dawes đưa ra chứa các đoạn mã bí mật như Juno, Overlord, Sword và Mulberry, mà điều này không ai biết ngoại trừ các quan chức thân cận của tướng Eisenhower.

Cơ quan an ninh và phản gián Anh (MI5) nghi ngờ Dawes là điệp viên của Đức nên đã bắt giữ và thẩm vấn ông. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, họ trả tự do cho Dawes vì không tìm ra những bằng chứng gián điệp mà đó chỉ là những sự lựa chọn ngẫu nhiên.

Cặp vợ chồng đi tới đâu, nơi đó bị khủng bố




Không tặc đâm vào tòa tháp đôi trong vụ 11/9 tại New York, Mỹ.



Cặp vợ chồng người Birmingham là Jason và Jenny Cairns-Lawrence đã trải qua 3 vụ khủng bố kinh hoàng của thế giới trong suốt 7 năm. Ngày 11/9/2001, hai vợ chồng tới thăm New York khi nhóm không tặc tấn công tòa tháp đôi khiến hơn 3.000 người thiệt mạng. Tháng 7/2005, họ du lịch tới London vài ngày thì một loạt các cuộc tấn công liều chết trên tàu ngầm và xe buýt xảy ra khiến 52 người thiệt mạng. Jason và Jenny tiếp tục tới Mumbai vào tháng 10/2008 và tận mắt chứng kiến vụ khủng bố đẫm máu tại đây. Trong một buổi phỏng vấn, bà Cairns-Lawrence cho biết: "Đó là một sự trùng hợp kỳ lạ bởi các cuộc tấn công đều xảy ra khi chúng tôi tới các thành phố đó".

Tìm thấy em ruột sống ngay cạnh nhà sau nhiều năm mất tích

Khi mới 3 tháng tuổi, một gia đình nhận Rose Davies làm con nuôi. Lớn lên tại Garndiffaith ở xứ Wales, Rose phát hiện ra cô có ba anh em ruột đã thất lạc từ lâu. Rose dễ dàng tìm thấy anh Sid và John, nhưng cậu em Chris vẫn bặt vô âm tín. Trong một lần tình cờ, cô phát hiện Chris và gia đình nhận nuôi em sống ngay bên kia đường, đối điện với nhà của cô.

Hai người phụ nữ xa lạ giống nhau như bản sao

Một lỗi trên máy tính khiến 2 phụ nữ người Mỹ cùng tên là Patricia Ann Campbell mang cùng một mã số Trợ cấp an sinh xã hội. Sau khi cơ quan chức năng triệu tập 2 người để khắc phục nhầm lẫn, họ phát hiện ra nhiều điều tương đồng kỳ lạ. Ngoài việc cùng tên, cả hai cùng sinh ngày 13/3/1941. Hai người cha của họ đều tên Robert Campbell. Phu quân của họ cùng là sĩ quan quân đội và bắt đầu phục vụ trong quân ngũ năm 1959. Họ đều có 2 con ở tuổi 19 và 21. Ngoài ra, những người phụ nữ này còn có chung nghề nghiệp là cán bộ thư viện và cùng có sở thích với các bức tranh sơn dầu.

Hai cha con lạc nhau nhiều năm cùng xuất hiện trên một bức ảnh




Bức ảnh chụp gia đình ông Dick, Lisa xuất hiện ngay phía sau.



Năm 2007, Michael Dick và gia đình đi du lịch khắp nước Anh để tìm kiếm con gái Lisa, 31 tuổi. Ông đã mất liên lạc với cô khoảng mười năm trước. Báo Suffolk Free Press đã đồng ý giúp ông bằng cách đăng bài tìm kiếm con gái cho ông. Họ lấy bức ảnh ông Dick chụp cùng gia đình ở một thành phố để đưa vào bài báo. Người con gái thất lạc vô tình phát hiện thông tin và đoàn tụ cùng gia đình. Tuy nhiên, Lisa phát hiện một sự trùng hợp khiến cô vô cùng sửng sốt bởi cô cũng xuất hiện trong bức ảnh trên báo, ngay phía sau bố và các chị gái.

Sự trùng hợp hi hữu trong 2 thảm họa hàng không của Malaysia Airlines

Gần đây, phóng viên C.J. Chivers của tờ The New York Times (Mỹ) - người từng đoạt giải Pulitzer - đã phát hiện sự liên quan ngẫu nhiên giữa số 7 và số 17 với hãng hàng không Malaysia Airlines. Ông viết: "Máy bay gặp nạn của Malaysia là Boeing 777, thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 7/7/1997. Nó rơi bởi tên lửa đúng vào ngày 7/7 của 17 năm sau".

Thêm một sự trùng hợp khác khi một tay đua xe đạp người Hà Lan thoát chết trong cả hai thảm kịch MH370 và MH17. Trong chuyến bay MH370 mất tích hồi tháng 3, anh đã quyết định đi chuyến sớm hơn thay vì lên chiếc phi cơ định mệnh. Lần thứ hai, cua rơ này tiếp tục hủy chuyến MH17 ngay phút chót để bay một chuyến khác rẻ hơn. Ở cả 2 lần, anh đều may mắn hơn rất nhiều so với những hành khách xấu số.

Hai người phụ nữ cùng chung số phận

Sự trùng hợp này còn kỳ lạ hơn những câu chuyện trong tiểu thuyết. Hai phụ nữ tên Barbara Forrest và Mary Ashford cùng là nạn nhân của những vụ án giống nhau tại một thị trấn nhỏ ở Erdington, Anh, nhưng cách nhau tới 157 năm. Forrest và Mary có cùng ngày sinh và cùng gặp nạn khi mới 20 tuổi. Trong cả hai vụ việc, kẻ thủ ác hãm hiếp và bóp cổ nạn nhân đến chết và vứt thi thể cách nhà khoảng 300 m. Cảnh sát phát hiện xác hai người phụ nữ xấu số trong cùng ngày 27/5 nhưng một người vào năm 1817 còn một người vào năm 1974. Cảnh sát bắt giữ hai nghi phạm vì cho rằng họ liên quan tới vụ án. Cả hai đều mang tên Thornton và cuối cùng đều trắng án.

Theo Zing
Share:

Lễ khai giảng ngày nay

        
       

         Hôm qua con gái út đi dự lễ khai trường. Thấy con háo hức vì được tham gia đội trống của trường, mình cũng thấy vui theo. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy sao bây giờ cái gì cũng hình thức, cái gì cũng gỉa tạo. Lễ khai trường liệu có ý nghĩa gì khi đã đi học được hơn nữa tháng. Đã thế có nơi lại còn thêm "khai giảng thử".
        "Bao giờ cho đến ngày xưa". Mình không phải người hoài cổ, nhưng đúng là "hồi xưa",  lễ khai giảng ý nghĩa lắm, thiêng liêng lắm. Sau 03 tháng rong chơi thoải mái (không phải học hè như bây giờ), ngày khai giảng mới xao xuyến, xúc động làm sao! Biết bao là háo hức khi gặp lại bạn cũ, đón bạn mới. Cô, thầy cũng vui khi được trở lại trường, nhận lớp, nhận trò mới. Tiếng trống khai trường đúng là sau 90 ngày mới được nghe lại, thấy đầy cảm xúc! Có thể nói, ngày nay lễ khai giảng chẳng có ý nghĩa gì với đúng nghĩa của từ "khai". Buồn! Buồn cho căn bệnh hình thức ngày nay. Buồn cho Bộ Giáo dục.
        Chắc khó ai quên truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh: "Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc là lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường..Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng...", "Con chích chòe đậu xuống cành bưởi, cạnh cửa sổ. Nó hót một hồi dài như muốn đánh thức Tâm dậy.Nhưng chích chòe nhầm rồi. Hôm nay là ngày khai trường. Tâm dậy sớm hơn cả chích chòe. Tâm mặc quần áo mới. Tay xách chiếc cặp mới. Mẹ đưa tâm đến trường. Cô giáo tươi cười đón em vào lớp.."
        Mong sao Ngành Giáo dục nghĩ lại để trả lại cho trẻ những niềm vui, sự ngây thơ vốn có!
Share:

4 thg 9, 2014

Lời Khuyên Để Có Được Sự Thanh Tịnh Tâm Hồn


Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.
Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thích hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.
Khi bạn đi du lịch bạn có trải qua một số trạng thái tinh thần lắng dịu không? Vào lúc này, tâm hồn của bạn trở nên yên tỉnh hơn vì bạn ít suy nghĩ và lo lắng. Thậm chí khi bạn ngủ say, bạn không ý thức được những suy nghĩ của mình, bạn đang ở trong tình trạng an bình của nội tâm.
Những việc như trên và những hoạt động tương tự như vậy cũng có thể giúp cho tâm của bạn vượt thoát những suy nghĩ và lo lắng. Và điều đó mang lại một vài giây phút ngắn ngủi cho sự an tịnh tâm hồn.
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn tận hưởng nó ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
Bạn có thể chuyển hóa trạng thái an lạc trong nội tâm thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm được điều này cần phải có một sự huấn luyện đặt biệt bằng các bài tập về sự chú tâm như thiền định và các phương pháp khác. Bạn có thể vào trang web http://www.successconsciousness.com và bạn cũng có thể tìm thấy nhiều bài viết, lời khuyên và những kỹ thuật để huấn luyện cho sự an bình nội tâm cũng như quyển sách đặt biệt “Peace of Mind in Daily Life” đã đề cập về chủ đề này.
Sau đây là một vài kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn:
- Giảm lượng thời gian mà bạn đọc các tin tức trên báo chí và xem tin tức trên tivi.
- Tránh xa những cuộc nói chuyện có tính tiêu cực và những người yếm thế chán đời.
- Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự mất ngủ.
- Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.
- Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn.
- Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với biết bao những điều không vừa ý, những bực bội và những tình huống mà những điều này vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi được những điều đó thì quá tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chúng ta phải học cách làm quen với những việc này và chấp nhận chúng một cách vui vẻ.
- Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng đối với mọi người và mọi tình huống.
- Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức. Nên tập xả ly cả về tình cảm và tâm thần. Cố gắng nhìn cuộc đời mình và mọi người với một ít xả ly và một ít hệ lụy. Xả ly không phải là dững dưng, thiếu quan tâm và lạnh nhạt mà nó là một khả năng để tư duy và phán xét một cách công bằng và lô-gíc. Đừng nên lo lắng nếu bạn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc thể hiện sự xả ly. Cứ cố gắng thực tập nó.
- Hãy để cho quá khứ đi qua. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải gợi lên những ký ức không vui và chôn vùi chính mình trong đó.
- Thực tập một vài cách để tập trung. Điều này sẽ giúp bạn tống khứ những ý nghĩ không vui và những lo lắng. Những thứ này đã cướp đi sự thanh thản trong tâm hồn bạn.
- Học cách để thiền tập. Thậm chí vài phút trong một ngày cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn.
Cuối cùng, sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế giới bên ngoài và điều có có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác chung quanh nữa!
Nguồn: Remez Sasson
Tâm Hải (The Buddhist Translation Group)
Share:

Mỗi ngày sống trên đời là một ngày hạnh phúc


Mỗi sáng thức dậy, bạn có vui mừng chào đón một ngày mới của chính mình? Để sống thanh thản, mỗi người chúng ta phải quyết tâm, trong ngày hôm nay, nhất định mình sẽ:

Giải tỏa hết những nỗi âu lo chẳng đáng có để cõi lòng luôn thanh thản. Dù mỗi ngày trôi qua, mình “già” thêm một chút, nhưng mình chẳng bao giờ phải lo lắng về những chuyện đại loại như: tuổi tác, tăng cân, hay da dẻ ngày càng nhăn nheo...
Luôn nở nụ cười tươi như hoa với mọi người. Nếu lúc nào mặt mũi mình cũng căng thẳng thì chẳng những mọi người xung quanh mình cũng căng thẳng theo mà chính các thành viên trong gia đình mình cũng bị căng thẳng.
Tiếp tục học hành. Dù mình có bao nhiêu tuổi thì mình cũng vẫn dành thời gian để học những gì mình thích. Học để nâng cao chuyên môn, học chơi một nhạc cụ nào đó, học cách chăm sóc vườn cây nhà mình hoặc đọc những cuốn sách hay... Học gì cũng được, miễn là đừng để đầu óc mình “nhàn cư vi bất thiện” là được!
Luôn thưởng thức cuộc sống. Những niềm vui nhỏ bé hằng ngày mình luôn biết nâng niu, trân trọng. Một nụ cười hồn nhiên của con trẻ, một bông hoa của người khác phái gửi tặng, một quyển sách đẹp mở ra trên bàn học... những điều đó khiến mình cảm thấy trong lòng đầy ắp hạnh phúc và trẻ mãi...
Khi những giọt nước mắt tuôn rơi. Mình đau buồn, mình chấp nhận, mình cảm nhận, và mình vượt lên. Người gần gũi nhất với mình suốt cuộc đời không phải ai khác mà chính là mình. Can đảm tự mình vượt lên khổ đau là một thái độ dũng cảm nhất khi mình ngày càng lớn tuổi, trưởng thành.
Tạo ra ở xung quanh mình một thế giới dịu êm đầy ắp tình yêu thương gia đình, có những loài hoa mình thích, những vật kỷ niệm đáng yêu, những đĩa nhạc hoặc những quyển sách hay... Bởi vì, ngôi nhà của bạn là nơi chốn bạn nương náu...
Quan tâm đến sức khoẻ. Nếu sức khỏe của mình tốt, hãy giữ gìn nó. Nếu sức khỏe của mình có vấn đề, hãy tìm cách cải thiện nó.
Và cuối cùng, luôn nhớ rằng, cuộc sống của mình không được đo bằng chiều dài của những năm tháng mình sống, nhưng được đo bằng những khoảnh khắc hạnh phúc bất tận mà mình có được trong từng ngày sống của mình.

(theo Chìa khóa sống thanh thản của Lại Thế Luyện)


Share:

21 thg 8, 2014

Tự tình ngày sinh nhật




Sáng thức giấc, tháng tám, ngày hăm mốt!
Bốn lăm năm, một đứa bé đã già
Nơi tôi sinh, căn cứ đó Quảng Đà.
Mẹ Cha tôi, một thời quân kháng chiến.

Chợt nhìn gương, rồi thấy mình là lạ.
Tóc hoa râm, đeo kính tự bao giờ.
Ừ ra thế, xe đã trèo qua đỉnh.
Đang thong dong vui vẻ phía bên đồi

Nhưng sao thế, sao lòng ta vẫn thế.
Với ghét, yêu - suy nghĩ của ngày xưa.
Vẫn bồi hồi mỗi khi ngang trường cũ.
Thoáng ai như người đó buổi tan về.

Vẫn hân hoan khi gặp đám bạn hiền.
Và bé nhỏ mỗi khi về bên Mẹ.
Vẫn thương em như những ngày thơ dại.
Dù bây giờ chúng đã lớn khôn hơn.

Nay thời thế đã có nhiều điên đảo.
Khiến cho ta đôi lúc cũng nôn nao.
“Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến”.
Tự dặn lòng có gắng chớ đổi thay.

Tháng Tám nắng, chiều qua mưa lại đến.
Ta chẳng buồn khi tiếp một tuổi đâu.
Thời gian trôi ai làm sao níu được.
Ta chợt cười, bốn sáu có gì lo.

Nhắn người xưa - nay là mẹ các con.
Hãy cùng anh vui bước tiếp con đường.
Tình chỉ đẹp khi tình không dang dỡ.
Đời chỉ vui khi giữ vẹn câu thề.

Các con yêu – những cô con gái rượu!
Ba rất vui khi con lớn từng ngày.
Măng đã lớn, tre phải già con nhé.
Chúc hai con, chân mãi cứng đá mềm.

Gửi các bạn những người tôi yêu quý.
Cảm ơn đời, ta đã gặp được nhau.
Xin quý nhau như những gì vốn có.
Đem yêu thương che lắp những buồn phiền.

Ngày sinh nhật có đôi lời tự sự.
Con được xin cảm tạ đấng sinh thành.
Đã mang con đến cuộc đời tươi đẹp.
Dõi theo con trên mọi nẻo đường trần.

Thôi chỉ thế gọi là mừng sinh nhật.
Tuổi mới ơi, ta vẫn đợi vẫn chờ.
Hãy đến đi với nhiều niềm vui mới.
Hẹn năm sau ta lại viết thật nhiều !



Share:

9 thg 7, 2014

Cách chặn quảng cáo trên điện thoại Android






Cách chặn quảng cáo trên điện thoại Android (Không cần Root và có Root)


Nếu bạn là một người dùng Android có lẽ bạn đang rất quen thuộc với các loại quảng cáo trên chiếc điện thoại của mình. Quảng cáo giúp cho các nhà sản xuất có thể giới thiệu các sản phẩm của mình tới gần người tiêu dùng hơn tuy nhiên việc đặt quảng cáo phản cảm, không hợp lý lại đôi lúc gây cho bạn cảm giác khó chịu và “không được coi trọng”. Và khi bạn gặp những quảng cáo phản cảm, khó chịu như vậy thì bạn cần thực hiện các phương pháp để chặn quảng cáo ngay trên thiết bị Android của mình.


Đó là lý do mà AloAndroid muốn giới thiệu tới các bạn 2 cách để bạn có thể chặn quảng cáo trên thiết bị Android của mình một cách đơn giản. Ngoài ra bạn có thể xem thêm 1 bài hướng dẫn trước đây của AloAndroid: Cách chặn quảng cáo Google Ads trên các ứng dụng Android.

Trước khi bắt đầu


Hướng dẫn này sẽ bao gồm ba cách để chặn quảng cáo trên Android.
Phương pháp đầu tiên đòi hỏi thiết bị của bạn cần được Root và nó sẽ chặn toàn bộ các quảng cáo trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android của bạn. Có nghĩa là nó sẽ chặn quảng cáo trên tất cả các trình duyệt, ứng dụng, trò chơi, các trang web… Một khi bạn thực hiện phương pháp đầu tiên thì bạn sẽ không cần phải cài thêm bất kỳ 1 ứng dụng nào nữa. Phương pháp 1 làm việc với tất cả các điện thoại thông Android và máy tính bảng chạy Android 2.1 trở lên.
Phương pháp thứ hai sẽ không cần thiết bị Android của bạn phải Root và nó cũng sẽ chặn tất cả quảng cáo trên thiết bị của bạn. Tuy nhiên, nó đòi hỏi bạn phải có một ứng dụng đang chạy liên tục để chặn quảng cáo – nếu bạn đóng ứng dụng, thì quảng cáo sẽ không bị chặn nữa. Phương pháp này làm việc với tất cả các điện thoại thông Android và máy tính bảng chạy Android 2.1 trở lên.


Đối với cả hai phương pháp đầu tiên, bạn sẽ được yêu cầu cài đặt 1 ứng dụng sideload vì các ứng dụng cần thiết để thực hiện các việc chặn quảng cáo không có sẵn trên Google Play Store. Ứng dụng sideload trên Android có nghĩa là tải về các file cài đặt apk và sử dụng một trình quản lý file để tiến hành cài đặt các ứng dụng. Để cài đặt được ứng dụng sideload, bạn cần phải cho phép cài đặt ‘unknown sources’ trên thiết bị Android của bạn, hãy vào phần Settings -> Security hoặc Settings -> Applications để thiết lập.
Phương pháp 1: Chặn tất cả các quảng cáo trên Android bằng cách sử dụng AdAway (yêu cầu root)


Phương pháp đầu tiên này là một giải pháp giúp bạn có thể chặn toàn bộ quảng cáo bằng cách sửa đổi tập tin HOSTS của điện thoại hoặc máy tính bảng Android của bạn. Như vậy, nó đòi hỏi bạn phải có một thiết bị được Root. Nếu bạn không có một thiết bị bắt Root, bạn có thể xem thêm chuyên mục Root của AloAndroid để tham khảo thêm. Nếu bạn không muốn Root thiết bị của bạn, bạn có thể thực hiện theo phương pháp 2 ở bên dưới.


Một khi bạn có một thiết bị được Root thì việc ngăn chặn quảng cáo bằng cách sửa đổi tập tin HOSTS thực sự là rất dễ dàng. Bạn cần phải làm như sau:


Bước 1. Vào phần Settings -> Security hoặc Settings -> Applications và check chọn ‘unknown sources‘.


Bước 2. Tải về F-Droid trên thiết bị Android của bạn.


Bước 3. Sử dụng trình quản lý file trên Android và tiến hành cài đặt file APK của F-Droid trên thiết bị của bạn.


Bước 4. Sau khi bạn đã cài đặt F-Droid, tiến hành chạy F-Droid trên thiết bị Android của bạn và để cho nó quét thiết bị của bạn.


Bước 5. Sau khi hoàn tất, bây giờ bạn hãy tìm kiếm AdAway từ bên trong ứng dụng F-Droid. Một khi bạn tìm thấy AdAway, hãy tiến hành tải về và cài đặt nó.





Bước 6. Khi bạn cài đặt xong AdAway, hãy chạy ứng dụng này lên và cấp quyền root cho nó.


Bước 7. Chỉ cần nhấn ‘ Download files and apply ad blocking ‘và chờ đợi trong khi AdAway đổi tập tinHOSTS của bạn để chặn quảng cáo. Sau khi nó thực hiện xong, tiến hành khởi động lại thiết bị của bạn.





Khi bạn khởi động lại xong, tất cả các quảng cáo trong tất cả các ứng dụng và trên tất cả các trang web sẽ bị chặn. Và bạn sẽ không bao giờ phải chạy AdAway một lần nữa bởi vì AdAway không cần phải được chạy để chặn quảng cáo.


Lưu ý: sau khi bạn đã làm xong, bạn có thể gỡ bỏ cài đặt F-Droid nếu bạn thích và bạn cũng nên vô hiệu hóa ‘unknown sources’.
Phương pháp 2: Chặn tất cả các quảng cáo trên Android bằng cách sử dụng ứng dụng AdBlock Plus (Không cần Root)


Phương pháp thứ hai này cũng sẽ chặn tất cả quảng cáo trên thiết bị chạy Android của bạn(có nghĩa là nó ngăn chặn quảng cáo trong tất cả các ứng dụng, trò chơi, các trang web, trình duyệt,…) Tuy nhiên, sự khác biệt giữa phương pháp thứ hai này và phương pháp đầu tiên đó là bạn luôn cần có ứng dụng Adblock Plus được chạy trên thiết bị Android của bạn để chặn quảng cáo. Nếu bạn tắt Adblock Plus thì ngay sau đó quảng cáo sẽ không bị chặn.


Adblock Plu sử dụng một proxy ngược. Bạn không cần phải biết một proxy ngược là gì hay làm thế nào để sử dụng nó bởi vì Adblock Plus sẽ hiện tất cả các công việc khó khăn cho bạn. Tuy nhiên, vì các phiên bản khác nhau của Android sẽ hỗ trợ khác nhau cho các proxy nên bạn có thể cần truy cập quyền root hoặc có thể không cần truy cập root.


Tất cả Android 3.1 trở lên như Android Ice Cream Sandwich, Jelly Bean, KitKat,… đều hỗ trợ proxy, do đó bạn không cần quyền truy cập root để có thể sử dụng Adblock Plus. Hầu hết các thiết bị chạy Android nhỏ hơn Android 3.1 (ví dụ như Android Gingerbread, Froyo, vv) đều hỗ trợ việc thêm bằng tay các proxy vì vậy ngay cả khi điện thoại của bạn chạy một phiên bản cũ của Android thì bạn vẫn có thể có thể sử dụng Adblock Plus mà không cần quyền truy cập root. Nói cách khác, đa số người sử dụng Android đều có thể chặn quảng cáo với Adblock Plus mà không cần truy cập root. Tuy nhiên, nếu bạn có một trong số ít các thiết bị Android không hỗ trợ proxy thì bạn cần có quyền truy cập root để có thể sử dụng Adblock Plus này. Và nếu như vậy thì bạn nên thực hiện theo cách 1 là hoàn hảo nhất.


Ngăn chặn quảng cáo với Adblock Plus là một quá trình khá đơn giản. Để ngăn chặn quảng cáo trên điện thoại và máy tính bảng chạy Android sử dụng Adblock Plus thì bạn làm như sau:


Bước 1. Vào phần Settings -> Security hoặc Settings -> Applications và check chọn ‘unknown sources‘.


Bước 2. Tải về Adbock Plus trên thiết bị Android của bạn.


Bước 3. Sử dụng trình quản lý file trên Android và tiến hành cài đặt file APK của Adbock Plus trên thiết bị của bạn.


Bước 4. Sau khi bạn đã cài đặt Adbock Plus , tiến hành chạy Adbock Plus trên thiết bị Android của bạn và kích hoạt tính năng Filtering (lọc).





Bước 5. Đối với hầu hết các thiết bị, Adblock Plus sẽ tự động thiết lập và cài đặt các proxy cần thiết để cho phép Adblock Plus có thể chặn quảng cáo.


Bước 6. Tuy nhiên, nếu bạn có một trong những thiết bị mà Adblock Plus không thể thiết lập việc cài đặt proxy thì bạn sẽ cần phải làm điều đó bằng tay (khoảng 5 phút cho việc cài đặt này). Click vào đây để đọc hướng dẫn giúp bạn có thể cài đặt thiết lập proxy bằng tay cho Adblock Plus.


Một khi Adblock Plus được cài đặt và nó đã được kích hoạt cộng với việc thiết lập đúng để chặn quảng cáo thì tất cả quảng cáo bây giờ sẽ bị chặn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Adblock Plus cần phải được chạy thì quảng cáo mới bị chặn. Nếu bạn vô hiệu hóa hoặc tắt Adblock Plus thì các quảng cáo sẽ không được chặn nữa.
Kết luận


Android là một nền tảng tuyệt vời nhưng nó lại là nới tràn ngập các quảng cáo gây khó chịu cho người dùng. May mắn thay là bạn có thể tiến hành chặn toàn bộ quảng cáo hiển thị trên các thiết bị Android của mình một cách dễ dàng. Hãy cùng tận hưởng !


(nguồn: http://www.aloandroid.com)
Share:

6 thg 7, 2014

Người tình trong “Thu, hát cho người” và “Ru con tình cũ”

Người tình trong “Thu, hát cho người” và “Ru con tình cũ”
Đăng Bởi  - 
Với mái tóc dài xõa ngang lưng, khuôn mặt trái xoan, làn da trắng hồng, thướt tha trong tà áo dài trắng, Thu đã làm cho biết bao nhiêu chàng trai điêu đứng. Trong số đó, Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ), những học trò chân đất, nhìn người đẹp rồi mơ mộng yêu đương, về nhà làm thơ viết nhạc… 
 Cách đây khoảng 40 năm, trên đoạn đường từ ngã tư Hà Lam đến cổng trường trung học Tiểu La - Thăng Bình, người dân ở thị trấn nhỏ lẻ này chắc không quên cô nữ sinh tên là Thu, hàng ngày cắp sách đến trường. Hồ Thị Thu, người vùng quê ngày ấy thường gọi là Thu Chuẩn (ba cô ta tên là Chuẩn) để phân biệt với những cô Thu khác.

Thu học ban C, có giọng hát hay, quyến rũ và từng là hoa khôi của truờng Tiểu La lúc bấy giờ. Với mái tóc dài xõa ngang lưng, khuôn mặt trái xoan, làn da trắng hồng, thướt tha trong tà áo dài trắng, Thu đã làm cho biết bao nhiêu chàng trai điêu đứng. Trong số đó, Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ), những học trò chân đất, nhìn người đẹp rồi mơ mộng yêu đương, về nhà làm thơ viết nhạc... 

Hồ Thị Thu ngày ấy...
Đynh Trầm Ca có "Ru con tình cũ", Vũ Đức Sao Biển có "Thu, hát cho người", những bài thơ này đã được giới học sinh, sinh viên chép nhau rồi truyền tụng. Tên tuổi của các thi sĩ cũng nổi danh từ đó. Chỉ có một điều, đây là những mối tình trong mộng tưởng, tình yêu đơn phương, lãng mạn ở lứa tuổi học trò. Thời gian trôi đi, Thu lấy chồng sớm, chàng trung úy pháo binh tên Trần Đình Ái, một pháo đội trưởng pháo binh. Ái là sĩ quan pháo binh yểm trợ cho bộ binh hành quân ở vùng Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Thời ấy vào khoảng năm 1973. 
"Thu, hát cho người" để tặng cho Thu được Vũ Đức Sao Biển sáng tác vào năm 1968, là một trong nhạc phẩm làm nên tên tuổi của ông:

            "Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
            Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
            Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
            Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ
         
            Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
            Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư
            Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió
            Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ
         
            Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,
            Trong mênh mông chiều sương
            Giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín
            Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay
         
            Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
            Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
            Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
            Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người.

 Bài hát được 2 danh ca Hà Thanh và Anh Ngọc hát trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó, những giọng ca tên tuổi của Miền Nam như: Phượng Bằng, Mai Hương, Quỳnh Dao, Kim Tước, Vân Quỳnh, Vân Hà, Ngọc Long... thể hiện rất thành công. Bài hát được công chúng đón nhận nồng nhiệt và trở nên nổi tiếng lúc bấy giờ.

Vũ Đức Sao Biển - chàng trai đa tình ngày ấy...

Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1948, tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Quê quán tại Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông còn dùng bút danh Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại khi viết phiếm luận. Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm ban Việt - Hán và Đại học Văn khoa, ban Triết học phương Đông. Năm 1970, ông tốt nghiệp và đến Bạc Liêu dạy học môn Văn, Triết học bậc trung học tại trường Công lập Bạc Liêu. Năm 1975, ông rời Bạc Liêu và trở lại thành phố Hồ Chí Minh dạy học, công tác tại Phòng giáo dục huyện Nhà Bè. Mười năm sau trở lại Bạc Liêu và cho ra đời các ca khúc về miền đất phương Nam. Sau đó, ông cộng tác và làm việc ở tòa soạn báo Công an TP.HCM, Thanh Niên, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi Trẻ Cười. Ông là hội viên Hội Nhạc sĩ và Hội Nhà báo Việt Nam.

            Một thời, “Thu, hát cho người” đem đến nhiều giai thoại cho giới văn nghệ sĩ, nhất là Quảng Nam, Đà Nẵng và TP. HCM. Tháng 1.2010, trong chương trình “Gặp gỡ cuối tuần” phát trên HTV7, Vũ Đức Sao Biển có đề cập đến bài hát và coi đó là tình cảm trong sáng của chính tác giả với một người con gái cùng quê ở Quảng Nam. Sau một thời gian xa cách, khi trở về, cô gái ngày xưa giờ đã có một bến bờ khác. Một mình lang thang lên đồi sim tím, nơi đã từng gắn bó với mối tình ngày xưa, cảm xúc chợt ùa về… Và “Thu, hát cho người” ra đời trong hoàn cảnh đó.
Cuối năm 2011, một lần viết về bài hát này trên báo “Người lao động”, Vũ Đức Sao Biển giải thích rằng, tựa đề ca khúc “Thu, hát cho người” là hát cho chính mình, hát cho mùa sim tím, tháp cổ và dòng sông ở vùng quê nghèo khó Thăng Bình (Quảng Nam). Lần này, không hiểu vì sao, trong bài báo"Tôi viết "Thu, hát cho người”, ông không hề nhắc đến những câu chuyện về Thu ngày ấy? Ông tâm sự, thuở học trò, tâm hồn trong sáng như dòng suối êm đềm xuôi chảy dưới chân đồi. Mùa thu, hoa sim tím nở như một tấu khúc dịu dàng. Hoa sim, màu hoa tím nhạt lãng mạn, bình dị giữa thu vàng lại gợi nhớ đến như vậy? Ông nhớ hoa, nhớ người, ôm đàn và hát lên:
            "Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
            Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
            Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
            Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…”
 
            Thật ra, Vũ Đức Sao Biển đã mượn ý của thi sĩ Thôi Hiệu (đời Đường) trong bài “Hoàng hạc lâu” với câu:

            “...Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
            Bạch vân thiên tải không du du…”
            (…Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
            Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không…)
            Và ngẫu nhiên, những lời trong bài hát “Thu, hát cho người” cũng trùng với ý thơ của thi sĩ nổi tiếng người Pháp Guillaume Apollinaire (1880-1918) trong bài thơ để đời L'Adieu (Lời vĩnh biệt):
            “…J'ai cueilli ce brin de bruyère 
            L'automne est morte souviens-t'en
            Nous ne nous verrons plus sur terre 
            Odeur du temps brin de bruyère
            Et souviens-toi que je t'attends…”
 
            Sau này, Bùi Giáng dịch thành:

            (…Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo 
            Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
            Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
            Mộng trùng lai không có ở trên đời
            Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
            Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ... )

Năm 2007, trong một lần gặp gỡ văn nghệ, khi Vũ Đức Sao Biển nhắc lại câu hát:
            “…Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó.
            Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư…”

Nhà văn Sơn Nam đã “phê bình” Vũ Đức Sao Biển:  “Mày nói dóc! Cây sim ngoài Quảng Nam của mày thấp tịt, vậy mày ngồi chỗ nào để đợi con nhỏ đó? Mà cái đồi sim thì trống huơ trống hoác, con nhỏ đó có đến thì mày mần ăn được gì?”
           
Vũ Đức Sao Biển lý giải rằng, cây sim già không nhỏ, đặc biệt là khi mọc trên đồi cát, có cây cao vài ba mét, tỏa bóng mát quanh năm. Ngày ấy, tuổi 20, lòng Vũ Đức Sao Biển vô cùng trong sáng chẳng bao giờ dám nghĩ tới hai chữ “mần ăn” như ông già Nam bộ đã nói.

            Liên quan đến mối tình thơ mộng này, vào năm 1967, tại La Qua, Vĩnh Điện, (Quảng Nam), Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ) đã viết tặng cho Hồ Thị Thu ca khúc "Ru con tình cũ" rất thiết tha. Năm 1970, tình cờ trong một đêm nhạc ở Sài Gòn, một người ở Nhà xuất bản âm nhạc Khai Sáng nghe xong đã chuyển bản nhạc này cho Lệ Thu, cô ca sĩ nổi tiếng này đã bật khóc ngay trong phòng thu âm khi hát đoạn đầu tiên: "Ba năm qua em trở thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru tình buồn..." 
Bản nhạc cũng được ca sĩ Hà Thanh hát trên đài phát thanh Sài Gòn:

            Ba năm qua em trở thành thiếu phụ 
            Ngồi ru con như ru tình buồn 
            Xin một đời thôi tiếc thương nhau 
            Xin một đời ngủ yên dĩ vãng 
         
            Ba năm qua em trở thành thiếu phụ 
            Ngồi ru con như ru tình sầu 
            Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay 
            Cho lòng này dài những cơn đau 
         
            Ôi ba năm qua rồi 
            Đời chưa nguôi gió bão 
            Người xa xôi phương nào 
            Người có trách gì không? 
         
            Thôi anh ơi anh đừng hờn trách nữa 
            Đời em như rong rêu tội tình 
            Xin gục đầu ghi dấu ăn năn 
            Thôi đừng buồn em nữa nghe anh 
            Sau này, người con gái tên Thu cũng đi vào trong bài thơ "Cây đàn thương nhớ" của Đynh Trầm Ca với những hình ảnh rất đẹp của tuổi học trò:
            “Buổi ta vác cây đàn ngang trường cũ
            ai như em  đứng ngó cuối hành lang
           ai như ta ngồi mơ sau cửa lớp
           có lẽ nào mình còn đó sao, Thu ?...".
           
Hơn 40 năm trôi qua, ca khúc "Thu hát cho người' dường như có sức quyến rũ lạ thường. Hồ Thị Thu bây giờ đã ngoài 60 và trở thành một bà chủ tiệm bán hàng trang trí nội thất ở thị trấn Hà Lam. Mỗi lần về lại Thăng Bình, lên những đồi sim bạt ngàn ở vùng trung du (Bình Định, Bình Trị,...), tôi lại khe khẽ hát trong hoài niệm, trong nỗi nhớ về những tháng ngày xưa cũ...

            "...Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
            Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
            Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
            Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người..."

Nguồn: Tạp chí Non Nước
Share: