18 thg 8, 2012

Thực phẩm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường






Kiểm soát lượng đường trong máu là cách để bạn tránh và đối phó với bệnh tiểu đường, cũng như các bệnh nguy hiểm khác do tiểu đường gây ra.

Sau đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Tiểu đường là bệnh xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất nội tiết tố insulin hoặc phản ứng insulin không đúng cách. Hiện nay, y học không thể chữa được bệnh này và các biến chứng của bệnh tiểu đường rất khó kiểm soát như suy thận, mù lòa, tổn thương thần kinh và bệnh tim.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tập thể dục và ăn uống. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.





1. Táo

Táo là loại thực phẩm tuyệt vời đối với các bệnh nhân tiểu đường. Táo có thể kiểm soát lượng đường trong máu là do có chứa hàm lượng pectin cao, loại chất giúp làm giảm nhu cầu insulin trong cơ thể. Một cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phụ nữ ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 lên đến 28% so với những người không ăn táo.





2. Bông cải xanh

Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu crom, một loại khoáng chất giúp điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Nó cũng giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu tin rằng chính hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh là chất giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Sulforaphane có tác dụng bảo vệ mạch máu và làm giảm các phân tử gây hại cho tế bào.





3. Cá

Các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi là nguồn bổ sung axit béo omega-3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức đề kháng insulin. Ngoài ra, nó cũng là loại thực phẩm ít chất béo, vì vậy nó là loại thực phẩm thay thế hoàn hảo cho những người không thích ăn thịt đỏ.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Theo các chuyên gia nghiên cứu từ trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, những người có chế độ ăn gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt.





Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường type 2 thì hãy thường xuyên bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn. (ảnh minh họa)


5. Các loại hạt

Hàm lượng chất xơ cao trong đậu không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, tim của bạn mà còn có tác dụng giữ nguyên lượng đường trong máu. Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường type 2 thì hãy thường xuyên bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn. Các loại hạt này giúp cân bằng lượng đường trong máu và làm giảm quá trình đốt chát năng lượng.

6. Đậu nành

Đậu nành có chứa rất nhiều chất xơ và protein, những loại chất dinh dưỡng quan trọng làm giảm hiện tượng bài tiết đường khi đi tiểu của người mắc bệnh tiểu đường.







7. Dầu ôliu

Dầu ôliu được xem là loại chất béo giúp giảm nguy cơ đau tim và duy trì ổn định lượng đường trong máu bằng việc làm giảm các kháng thể insulin.

8. Quả ớt

Trong một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy, bổ sung ớt vào các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng insulin cần thiết giúp cân bằng lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Bên cạnh đó, ớt còn chứa vitamin C, carotenoids và chất chống oxy hóa giúp điều hòa nội tiết tố insulin.







9. Quế

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, quế có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, vì vậy mà nó có tác dụng rất lớn trong việc giúp người mặc bệnh tiểu đường type 2 kiểm soát lượng đường. Để bổ sung quế vào chế độ ăn, bạn có thể rắc nó vào trà, cà-phê, ngũ cốc.

10. Tỏi

Tỏi chứa rất nhiều chất hữu cơ Allyl Propyl Disulphide (APDS), Diallyldisul-phide oxide (allicin), flavonoids,… những thành phần quan trọng giúp làm giảm glucose trong máu và kích thích tuyến tụy tiết insulin.


Theo AF
Share:

8 thg 8, 2012

Nhận diện những loại trái cây hay bị ngâm hóa chất














Dù là những loại trái đang rộ mùa như đào, nhãn, xoài… nhưng những loại trái cây này vẫn thường bị ngâm tẩm thuốc để giữ màu sắc và hương vị được lâu.

Xoài




Bạn cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.








Đào




Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.




Nhiều người bán còn thường lấy quả đào cắt nhỏ ngâm với phèn chua cho giòn rồi ngâm thành nước uống. Thành phần chính của phèn là nhôm sunfat, tiêu thụ lâu dài có thể gây mất trí nhớ, độ đàn hồi da giảm dễ xuất hiện nếp nhăn.




Nhãn




Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.









Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.




Dưa hấu








Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.




Chuối




Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.


Theo Hàn Giang

Dân Việt
Share:

1 thg 8, 2012

Tế bào gốc là gì?




Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay. Đề tài này không chỉ lôi cuốn các nhà khoa học mà còn nhận được sự kì vọng cuả toàn nhân loại về những ứng dụng to lớn của ngành khoa học này trong tương lai.


Tế bào gốc gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Là một công cụ trong “hệ thống sửa chữa” của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác nhau, tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để lấp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể còn sống.


Đặc điểm tế bào gốc


Tế bào gốc là tế bào không chuyên dụng: Một đặc điểm cơ bản của tế bào gốc là nó không chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện một chức năng chuyên dụng nào. Tuy nhiên, các tế bào gốc không chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng như tế bào cơ tim, tế bào máu, tế bào não…




Tế bào gốc có thể tự phân chia và tái tạo trong thời gian dài: Không giống như tế bào cơ, tế bào máu hay tế bào não – không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự tái tạo và tái tạo nhiều lần. Trong các phòng thí nghiệm, một lượng tế bào gốc tương đối có thể tái tạo thành hàng triệu tế bào gốc khác trong thời gian vài tháng. Nếu sau một quá trình tái tạo, tế bào gốc vẫn là tế bào không chuyên dụng, có thể coi là tế bào mẹ, thì nó lại tiếp tục tái tạo thành các tế bào mới..


Tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào chuyên dụng: Rất nhiều thí nghiệm được tiến hành cho thấy một số loại tế bào gốc trưởng thành là tế bào toàn năng. Có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác được gọi là tính linh hoạt (plasticity) hay sự chuyển biệt hóa (transdifferentiation). Khi tế bào gốc biến đổi thành tế bào chuyên dụng, quá trình này được gọi là sự phân ly.

Tế bào gốc được phân chia thành 4 dạng chính dựa vào nguồn gốc của nó: đó là tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc từ dây rốn và tế bào gốc từ người trưởng thành.


Công nghệ tế bào gốc là gì?

- Công nghệ tế bào gốc là ngành công nghệ nghiên cứu tế bào gốc và những ứng dụng của nó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người

- Công nghệ tế bào gốc tập trung vào tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu, nuôi cấy, nhân rộng các tế bào, tác động và biệt hoá chúng thành những dòng tế bào khác nhau, các Sản phẩm khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, chống lão hoá.

- Công nghệ tế bào gốc đặc biệt thành công trong các ứng dụng về da: điều trị các tổn thương da, các bệnh lý da liễu và chăm sóc da thẩm mỹ cũng như hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.

(Sưu tầm trên internet)
Share: