30 thg 11, 2010

Backup và đồng bộ file bằng SyncToy

synctoy - left-right folder
Quản trị mạng – Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách sử dụng công cụ SyncToy của Microsoft để tạo bản copy cập nhật cho tất cả dữ liệu trên ổ cứng ngoài của bạn.
Cấu hình SyncToy để backup và đồng bộ file


Việc thiết lập SyncToy không hề phức tạp, điều quan trọng ở đây là bạn cần tập trung vào cách đồng bộ như thế nào, đừng để cho nó xóa mọi thứ quan trọng của bạn!
SyncToy sử dụng một phương pháp mới cho việc đồng bộ, phương pháp này mang tên Folder Pairs. Thay vì định nghĩa một cách đại thể về các tùy chọn đồng bộ của bạn là gì và sau đó là việc lựa chọn các thư mục riêng rẽ, bạn có thể quyết định những thư mục nào muốn đồng bộ và sẽ được đồng bộ theo cách nào.
Sau khi download và cài đặt chương trình, hãy khởi chạy nó và kích “Create New Folder Pair”.
synctoy - create new
Chọn các thư mục (bước 1)
Trên trang kế tiếp, bạn hãy chọn các thư mục mà mình muốn đồng bộ.
Đầu tiên, “Left Folder” là thư mục gốc, có nghĩa rằng bạn sẽ tạo hầu hết các thay đổi trong thư mục này, và các thay đổi đó của bạn sẽ được đồng bộ đến một địa điểm nào đó. Trong trường hợp của thử nghiệm trong bài, chúng tôi đã chọn thư mục gốc là “Documents” nằm trên ổ D:\.
Right Folder” là thư mục sẽ lưu dữ liệu đồng bộ, trong trường hợp thử nghiệm trong bài, thư mục nào có tên “Documents” và nằm trên ổ H:\ (ổ cứng ngoài).
synctoy - left-right folder
Hành động đồng bộ (Bước 2)
Bước tiếp theo này là bước phức tạp nhất và nó sẽ quyết định cách SyncToy sẽ làm việc như thế nào.
Trong phiên bản 2.0, có ba lựa chọn đồng bộ: SynchronizeEcho và Contribute.
Synchronize: Hành động này sẽ “mirror” hai thư mục (hai thư mục ở đây là Left Folder và Right Folder), đồng bộ những thay đổi mới nhất được thực hiện đối với các file trong thư mục này hoặc thư mục kia. Các file mới hay được cập nhật được copy theo cả hai đường. Hành động thay đổi tên hoặc xóa một file nào đó ở phía này sẽ được lặp lại ở phía bên kia. Các thư mục mới và các thư mục được xóa cũng được phổ biến theo cả hai chiều. Nói tóm lại, đây là một chức năng đồng bộ chuẩn (giống như Dropbox). Nó hữu dụng nhất trong các tình huống mà ở đó bạn update một cách liên tục các file và thư mục của mình trên hai thiết bị.
synctoy - sync
Echo: Hành động này sẽ “mirror” phần Right folder để trở tạo một image chính xác của Left folder. Bất cứ thay đổi nào được tạo ra bên phía thư mục gốc (Left folder) sẽ được đồng bộ hóa và được phán ánh trong Right Folder. Nói cách khác, bất cứ thay đổi nào phía Right folder sẽ được xóa để duy trì sự toàn vẹn của image. Đây là hành động đồng bộ cần sử dụng khi bạn muốn backup một cách đơn thuần dữ liệu từ Left Folder sang Right Folder.
synctoy - echo
Contribute: Hành động này sẽ bổ sung những thay đổi từ Left Folder vào Right Folder. Các file mới hay được cập nhật sẽ được copy từ Left Folder sang Right Folder. Khá giống như Echo, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là không có hành động xóa bất cứ thứ gì trong Right Folder.
synctoy - contribute
Nói tóm lại, nếu bạn muốn giữ hai thiết bị hoàn toàn đồng bộ với nhau, hãy chọn Synchronize. Còn nếu muốn một tập dữ liệu nào đó được backup, hãy chọn Echo hoặc Contribute.
Đặt tên hành động đồng bộ (Bước 3)
Cuối cùng, bạn phải cung cấp tên cho mỗi hành động đồng bộ vừa được tạo của mình.
synctoy - name
Thay đổi các thiết lập
Khi hành động đồng bộ được tạo, bạn có thể chỉnh sửa hành động đồng bộ bằng cách kích “Change Action…”. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi các tùy chọn đồng bộ bằng cách kích “Change Options…”.
synctoy - settings
Có thể thay đổi một số tùy chọn, cho phép bạn tùy chỉnh một số các thiết lập chẳng hạn như việc loại trừ một số thư mục cụ thể.
synctoy - options
synctoy - exclude folder
Chạy hành động đồng bộ
Khi hành động đồng bộ được tạo, bạn có thể chạy nó bằng cách kích “Preview” or “Run” để bắt đầu hành động.
Untitled
Hành động kích Preview sẽ hiển thị cho bạn những thay đổi (xóa, ghi đè, đổi tên và tạo mới) sẽ được thực hiện cho file và thư mục trong Folder Pair của bạn và Run sẽ tự động bắt đầu quá trình. Nói chung các bạn nên kíchPreview và bảo đảm rằng những thay đổi là những gì bạn mong đợi.
synctoy - preview
Do đây là lần đầu tiên chúng tôi chạy đồng bộ nên đã có 6.735 file mới và 916 thư mục được tạo. 
Nếu hài lòng bạn có thể kích “Run”.
synctoy - run2
synctoy - run3
Phụ thuộc vào số lượng file và thư mục sẽ được thay đổi mà quá trình diễn ra nhanh hay chậm.
Tất cả chỉ có vậy, giờ đây bạn có thể chạy chương trình này nhiều lần để liên tục backup dữ liệu của mình.
Kết luận
Nguồn lợi tức chính của Microsoft là Office và Windows. Mặc dù vậy vẫn có một số sản phẩm tốt, chẳng hạn như SyncToy, bị chúng ta bỏ xót, tuy nhiên đây là một trong những sản phẩm cung cấp cho người dùng giải pháp miễn phí và đơn giản nhưng có thể giải quyết vấn đề không đơn giản.
SyncToy là một chương trình đa năng có thể đồng bộ một số lượng dữ liệu không hạn chế giữa hai nguồn. Trong một số bài tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách sử dụng nó để đồng bộ dữ liệu giữa notebook và desktop của mình.
Văn Linh (Theo Maketecheasier)
Share:

22 thg 11, 2010

Dạy con biết lễ nghĩa


Dạy trẻ lễ phép là điều mà không ít bậc phụ huynh băn khoăn. Dạy như thế nào cho hiệu quả? Phải chăng bài học về lễ nghĩa quá “khó nuốt” đối với trẻ?
Chị Hạ Vi (Biên Hòa, Đồng Nai) tâm sự: “Để giáo dục con cái biết sống lễ phép, tôi thường đưa ra yêu cầu, chẳng hạn như con phải biết vâng lời mẹ, phải chào hỏi khi gặp mọi người, phải thật thà, không được nói dối”… Nhưng xem ra đây là cách giáo dục mang tính áp đặt và không đem lại hiệu quả. Áp lực đó khiến bé cảm thấy những bài học lễ nghĩa trở nên khô khan, đáng ghét. Hậu quả là trẻ nhỏ sẽ quên nhanh những điều cha mẹ vừa dạy bảo.
Người lớn làm gương
Trước tiên các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh nhận ra rằng trẻ còn quá non nớt để hiểu được thế nào là lễ nghĩa, đúng, sai. Khi được bốn - năm tuổi, trẻ có thể nắm bắt được nhiều điều. Đây là thời điểm thuận lợi để dạy những điều lễ nghĩa cho trẻ. Tâm lý lứa tuổi này là bé bắt chước thái độ và hành vi của người lớn rất nhanh. Trẻ thường học hỏi từ những thói quen của cha mẹ. Vì thế, cách nói năng, cư xử của phụ huynh chính là bài học đầu đời của con trẻ.


Chị Nguyệt (Q.1, TP.HCM) có hai đứa con rất ngoan, học giỏi. Cậu nhóc mới năm tuổi cứ tíu tít chào khách và cảm ơn khi được cho quà với vẻ mặt tươi vui. Trong khi đó, không ít những đứa trẻ cùng tuổi vẫn nói trống không với mọi người. Chị Nguyệt tiết lộ “bí kíp” của mình: Thỉnh thoảng, chị nhờ các con lấy giùm đồ đạc trong nhà. Khi nhận được chị liền cảm ơn ngay. Bé sẽ cảm thấy rất vui khi hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều lần như vậy, không cần phải dạy những câu từ về đạo đức một cách rối rắm, con chị cũng bắt chước cảm ơn mỗi khi nhận được bất cứ thứ gì từ người khác. Khi mắc lỗi hoặc vô ý làm bé đau, chị đã thành thật xin lỗi con. Việc làm đó đã giúp bé hình thành được ý niệm khi không làm điều tốt cho người khác thì phải nói lời xin lỗi.
Thực tế đã chứng minh dạy trẻ bằng những việc làm cụ thể có hiệu quả gấp nhiều lần so với việc cứ lặp đi lặp lại câu nói suông: “Con cảm ơn đi!”. Một hành động gương mẫu của cha mẹ còn giá trị hơn hàng trăm bài thuyết trình hàng ngày.
Bài học được minh họa sinh động
Những bài học lễ giáo căn bản đầu tiên cho bé là cách chào hỏi, thái độ lễ phép với người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ phải biết truyền đạt, thuyết phục sao cho gần gũi, dễ hiểu. Những minh họa thực tế sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. Cha mẹ có thể dùng những bài thơ, bài hát vui nhộn, dễ thương có nội dung hướng dẫn cách chào hỏi để đọc, hát cho bé nghe.

Khi dạy trẻ hành vi lễ phép với mọi người, cha mẹ cần phải nhẹ nhàng, tận tâm. Trẻ thường luôn mong muốn được người lớn đối xử dịu dàng. Cha mẹ cần tâm sự, chia sẻ với con như một người bạn. Thủ thỉ với con trước khi ngủ những bài lễ nghĩa cũng là cách “dễ thấm” đấy. Hãy để ý những hành vi lễ phép của trẻ và động viên kịp thời khi trẻ hành động đúng. Nếu vô tình bạn bắt gặp bé con của mình chân thành xin lỗi một em bé vì nó vừa va quệt, bạn đừng tỏ thái độ quá ngạc nhiên khiến con e ngại. Nhân tình huống đó bạn nên khích lệ con phát huy và khen con đã làm gương tốt cho em bé kia.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng nên trao đổi với con cách giải quyết một số tình huống. Khuyến khích con đề xuất cách bày tỏ lời xin lỗi, nói lời cảm ơn hay đưa ra lời chào hỏi làm cho tình huống sinh động. Cha mẹ dạy cho trẻ hiểu lời cám ơn không chỉ thể hiện sự biết ơn của mình mà nó có tác dụng động viên, khuyến khích người ta tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay có một số bậc phụ huynh lại quan niệm việc chào hỏi cũng như nói lời xin lỗi hay cám ơn là khách sáo, gò bó, khó gần. Quan niệm này ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và thái độ của trẻ.
Cha mẹ lưu ý, đừng dạy lễ giáo cho con bằng quát mắng và đòn roi. Biện pháp này sẽ phản tác dụng. Trẻ không những không vâng lời mà còn làm trái ý cha mẹ để chống đối. Vì vậy, để những bài học về lễ nghĩa không còn khô khan, cha mẹ phải biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của trẻ trước khi giáo huấn.

Theo PNO
Share:

Để laptop tự hủy dữ liệu khi bị mất


Nguy cơ mất mát thông tin và những hệ quả có thể phần nào được hạn chế với công cụ LaptopLock. 
Bước đầu tiên là bạn tiến hành đăng ký tài khoản trên trang chủ của LaptopLock hoàn toàn miễn phí tại địa chỉ http://www.thelaptoplock.com.

Tại trang web hiện ra, bạn nhìn sang bên phải góc phía dưới sẽ thấy như hình.

Bạn điền đầy đủ thông tin vào những ô tương ứng cần thiết rồi nhấp vào mục SignUp để tiến hành đăng ký.

Tại trang khai báo hiện ra, bạn nhập tên của máy tính, sau đó nhấn vào nút Add Computer để đưa danh sách máy tính bảo vệ lên LaptopLock. Sau khi đưa vào, bạn sẽ được cung cấp một số ID của chiếc máy tính trong mục Computer ID và thông tin của tên máy tính bạn khai báo....

Tiếp tục bạn cần tải về phần mềm liên kết của LaptopLock để cài vào máy, có thể tải trực tiếp tạihttp://www.thelaptoplock.com/web/thelaptoplock_setup.exe

Sau khi cài đặt phần mềm vào máy tính xong, bạn khởi động đầu tiên, khai báo tên e-mail đăng ký trong mục Account E-mail, tên số Computer ID mà thu nhận được ở trên và tên mật khẩu quản lý phần mềm vào ô cuối cùng rồi nhấn Save để lưu lại các thiết lập. Bạn có thể nhấn dấu kiểm vào mục Check Status để kiểm tra trạng thái hoạt động của ID đó xem đã được bảo vệ hay chưa nếu chưa chắc ăn, hoặc cũng có thể đánh dấu kiểm tại Show Splash Screen on Startup nếu muốn hiển thị mật khẩu bạn khai báo.

Sau khi cấu hình mật khẩu bảo vệ xong, bạn tiến hành cấu hình bảo vệ máy tính như sau:

Khởi động phần mềm, khai báo mật khẩu mà bạn thiết lập. Tại giao diện hiện ra, bạn chọn thẻ Security, chọn Manage Security Plan để mở cửa sổ Security Options. Tại đây có các lựa chọn bạn cần biết như sau:

+ Bạn có thể thực hiện khai báo cho máy tính mình bảo vệ các tập tin hay thư mục nằm trong danh sách mà bạn khai báo một cách dễ dàng. Để thực hiện việc này bạn nhấn vào nút Add Folder nếu muốn đưa thư mục cần bảo vệ vào danh sách, nhấn chọn Add File(s) nếu muốn đưa danh sách tập tin cần bảo vệ vào danh sách, nếu muốn hủy một tập tin/thư mục nào đó bạn nhấn vào nút Remove. Xong xuôi bạn nhấn vào nút File Security để bắt đầu cho chương trình bảo vệ.

+ Nếu như muốn hiện một bảng cảnh báo khi kẻ trộm mở máy ra hoặc muốn chuộc máy lại nếu như ai đó mua phải hàng của bạn thì bạn chọn nút Notification Options và nhập nội dung muốn hiển thị cũng vào ô trên, ô dưới bạn có thể đính kèm tập tin âm thanh cảnh báo hoặc bất kỳ gì đó là tùy bạn (hỗ trợ tập tin WAV). Dĩ nhiên bạn phải đánh dấu chọn trước chúng, xong nhấn Save để lưu lại.

+ Để cho chương trình thực hiện một công việc chạy ứng dụng nào đó khi mất cắp thì bạn có thể khai báo tại mục Programe, chẳng hạn một phần mềm khóa toàn bộ máy tính không cho phép sử dụng.

+ Lưu ý: Nếu kẻ gian cài lại hệ thống thì hệ thống của bạn sẽ không được bảo vệ bởi LaptopLock.

Tiến hành bảo vệ tính riêng tư khi laptop bị mất

Một ngày đen đủi nào đó, chiếc laptop không cánh mà bay thì khi đó bạn hãy lập tức truy cập vào trang chủ của LaptopLock, tiến hành khai báo các thông tin đăng nhập. Tại trang web quản lý hiện ra, bạn hãy chọn đúng ID cũng như tên chiếc máy tính của bạn đã khai báo khi đăng ký. Sau đó nhấn vào nút Report Computer Missing để thông báo với trang chủ rằng máy của bạn đã bị đánh cắp, lúc này lập tức nó sẽ thực hiện công việc xử lý mà bạn đã khai báo trong quá trình sử dụng phần mềm. Chương trình có khả năng thực hiện ngay cả khi máy tính xách tay không bao giờ truy cập vào trang web của nó, chỉ cẩn có kết nối Internet và khởi động máy tính là được.
Bạch Đằng (vnexpress.net)
Share:

18 thg 11, 2010

Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động -TBXH hướng dẫn Nghị định 127/2008/NĐ-CP về Bảo hiểm thất nghiệp


BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
Số: 32/2010/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010


THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2008/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây được viết tắt là Nghị định số 127/2008/NĐ-CP) như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư này là những đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, trừ những người là công chức theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
II. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.
2. Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều này (ngày thứ nhất trong mười lăm ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc).
Ngày làm việc áp dụng cho tất cả các trường hợp trong Thông tư này là ngày làm việc từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hằng tuần.
Điều 3. Trợ cấp thất nghiệp
1. Mức trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sáu tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu trên được tính theo dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 của Điều này đến ngày đó của tháng sau trừ một ngày.
Ví dụ 1:
Ông Cao Vân được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, tính từ ngày 15/8/2010. Như vậy, ông Cao Vân được hưởng trợ cấp thất nghiệp của các tháng như sau:
- Tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/8/2010 đến hết ngày 14/09/2010;
- Tháng thứ hai hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/09/2010 đến hết ngày 14/10/2010;
- Tháng thứ ba hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/10/2010 đến hết ngày 14/11/2010.
3. Thời điểm hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Thời điểm tính hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày thứ mười sáu và tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định.
4. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không trực tiếp thông báo hằng tháng với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
b) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm giam theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong hai trường hợp nêu trên vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.
5. Các trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
a) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 của Điều này và tiếp tục thực hiện thông báo hằng tháng theo đúng quy định với Trung tâm Giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm.
b) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều này sau thời gian bị tạm giam.
6. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
a) Hết thời hạn hưởng theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
b) Có việc làm.
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (kể cả thời gian thử việc có hưởng lương) từ đủ ba tháng trở lên;
- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp.
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
d) Được hưởng lương hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn ba ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thông báo bằng văn bản về quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, ngày tháng năm bắt đầu được hưởng lương hưu với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
đ) Sau hai lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối nhận việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối nhận việc làm mà việc làm đó người lao động đã được đào tạo;
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối những việc làm mà người lao động đó đã từng thực hiện;
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là lao động phổ thông từ chối những việc làm chỉ cần lao động phổ thông thực hiện.
e) Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ba tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định.
g) Ra nước ngoài để định cư.
h) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo.
i) Bị chết.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tất cả các trường hợp nêu trên vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.
7. Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại tiết b, c khoản 6 Điều này được hưởng trợ cấp một lần bằng tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại của người thất nghiệp đó.
8. Trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.
Điều 4. Hỗ trợ học nghề
1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ bằng tiền để người lao động tự học nghề.
2. Mức hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật thì phần vượt quá mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp do người lao động chi trả.
3. Thời gian được hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và từng người lao động, nhưng không quá sáu tháng. Thời gian bắt đầu để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.
Trong thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, nếu người lao động có nhu cầu học nghề thì phải làm đơn đề nghị hỗ trợ học nghề, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn mười ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động.
Trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc mới tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.
Ví dụ 2:
Ông Đào Văn Quang được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng từ ngày 10 tháng 6 đến hết ngày 9 tháng 08 năm 2010, đến ngày 15 tháng 7 năm 2010 ông Quang có nhu cầu học nghề hàn, có đơn đề nghị học nghề và trong tháng 7 năm 2010 Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định hỗ trợ học nghề, ông Quang được hỗ trợ học nghề hàn với thời gian là 6 tháng nhưng khóa học nghề này bắt đầu vào tháng 9 khi ông Quang đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông Quang vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian quy định được hỗ trợ học nghề là 6 tháng.
Ví dụ 3:
Ông Đặng Quang Khánh được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng từ ngày 01/05 đến 31/7 năm 2010, đến ngày 30 tháng 7 năm 2010 ông Quang có nhu cầu học nghề hàn, có đơn đề nghị học nghề và ngày 05/08/2010 (thời điểm ông Khánh đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định hỗ trợ học nghề, ông Khánh được hỗ trợ học nghề hàn với thời gian là 06 tháng nhưng khóa học nghề này bắt đầu vào tháng 10 khi ông Khánh đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông Khánh vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian quy định được hỗ trợ học nghề là 6 tháng.
4. Chi phí hỗ trợ học nghề do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.
Điều 5. Hỗ trợ tìm việc làm
1. Hỗ trợ tìm việc làm quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Giới thiệu việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc hỗ trợ tìm việc làm phải phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của người lao động.
2. Thời gian người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Thời gian người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Giới thiệu việc làm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Chi phí cho tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.
Điều 6. Bảo hiểm y tế
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 7. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động có sử dụng từ mười người lao động trở lên quy định tại Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Số lao động được người sử dụng lao động sử dụng từ mười người lao động trở lên, bao gồm: số lao động là người Việt Nam đang thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác sử dụng từ mười người lao động trở lên bao gồm cả cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan.
Thời điểm tính số lao động hằng năm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là ngày 01 tháng 01 theo dương lịch.
Trường hợp thời điểm khác trong năm người sử dụng lao động sử dụng đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì thời điểm tính số lao động của năm đó để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được tính vào ngày mùng một của tháng tiếp theo, tính theo dương lịch.
Trường hợp người sử dụng lao động đã sử dụng từ mười người lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu các tháng trong năm có sử dụng ít hơn mười người lao động thì vẫn thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Trong thời hạn ba mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội.
Thủ tục nộp và nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn.
3. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, gồm:
a) Tờ khai cá nhân của người lao động, bao gồm các nội dung: họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; số chứng minh thư nhân dân, ngày và nơi cấp; số và ngày tháng năm giao kết hợp đồng lao động, loại hợp đồng lao động, tiền lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động; số sổ bảo hiểm xã hội; thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; cam kết của người lao động; xác nhận của người sử dụng lao động. Các nội dung của tờ khai cá nhân nêu trên được ban hành cùng với mẫu Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
b) Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do người sử dụng lao động lập, bao gồm các nội dung: họ và tên; số chứng minh thư nhân dân; số sổ bảo hiểm xã hội; loại hợp đồng lao động; tiền lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Các nội dung của danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nêu trên được ban hành cùng với mẫu danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
Điều 8. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung (hiện nay là 730.000 đồng/tháng; tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 14.600.000 đồng/tháng). Khi mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ thay đổi theo quy định trên.
Ví dụ 4:
Ông Hoàng Văn Hòa làm việc ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 1.000 USD/tháng, tháng 7/2010 tiền lương thực nhận của ông Hoàng Văn Hòa là 19.100.000 đồng/tháng (tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 01 tháng 07 năm 2010 là 19.100 đồng/1 USD). Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Hoàng Văn Hòa là 14.600.000 đồng.
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
3. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
4. Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 9. Hưởng bảo hiểm thất nghiệp
1. Đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn bảy ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn bảy ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc).
Người lao động có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung trong bản Đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 1ban hành kèm theo Thông tư này nộp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm.
Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nội dung của người lao động kê khai trong bản Đăng ký thất nghiệp và trao lại cho người lao động bản Thông tin đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 2ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 5:
Ông Lê Văn Hưng chấm dứt hợp đồng làm việc ngày 01/3/2010 thì ngày thứ nhất trong thời hạn phải đăng ký thất nghiệp của ông Hưng là ngày 02/3/2010. Như vậy, thời hạn cuối cùng đăng ký thất nghiệp của ông Hưng theo quy định (7 ngày làm việc kể từ ngày mất việc làm) là ngày 10/03/2010.
Ví dụ 6:
Ông Nguyễn Văn A chấm dứt hợp đồng lao động ngày 31/12/2009 thì ngày thứ nhất trong thời hạn đăng ký thất nghiệp của ông A là ngày 01/01/2010, nhưng ngày 01/01/2010 là ngày thứ 6 (ngày lễ được nghỉ) và ngày 2/1, 3/1 là thứ 7, chủ nhật, do vậy ngày thứ nhất trong thời hạn đăng ký thất nghiệp của ông A là ngày 04/01/2010. Như vậy, thời hạn cuối cùng đăng ký thất nghiệp của ông A theo quy định (7 ngày làm việc kể từ ngày mất việc làm) là ngày 12/01/2010.
b) Những trường hợp người lao động đăng ký thất nghiệp quá bảy ngày theo quy định tại tiết a khoản này nhưng nhiều nhất không quá ba mươi ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày hết hạn đăng ký thất nghiệp theo quy định được đăng ký thất nghiệp và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
- Bị tai nạn có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện, tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;
- Do thiên tai, dịch họa có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây được viết tắt là cấp xã) theo đơn đề nghị của người lao động.
2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, bao gồm:
a) Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 3ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo đúng pháp luật.
Đồng thời, người lao động phải xuất trình Sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của Cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn mười lăm ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp).
Trung tâm Giới thiệu việc làm chỉ nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đã đầy đủ các giấy tờ theo quy định, sau khi nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải trao lại cho người lao động phiếu hẹn trả lời kết quả theo mẫu số 4ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 7:
Ông Hoàng Văn C đăng ký thất nghiệp ngày 05/01/2010 thì ngày thứ nhất được tính trong thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là ngày 06/01/2010. Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông C theo quy định (15 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp) là ngày 26/01/2010.
c) Trường hợp người lao động bị thất nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quá mười lăm ngày theo quy định tại tiết b điểm này nhưng nhiều nhất không quá ba mươi ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày hết hạn nộp đủ hồ sơ bảo hiểm theo quy định được tiếp nhận giải quyết chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
- Bị tai nạn có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện, tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;
- Do thiên tai, dịch họa có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo đơn đề nghị của người lao động.
3. Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
a) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn hai mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Đối với những trường hợp được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
- Trợ cấp thất nghiệp:
+ Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, dự thảo Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của từng người lao động và trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định.
+ Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm để thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm và theo dõi việc tìm kiếm việc làm của người thất nghiệp, xác định người thất nghiệp trong trường hợp tạm dừng hoặc chấm dứt hay tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản gửi người lao động để thực hiện. Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 5ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với các trường hợp được hưởng khoản trợ cấp một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì người lao động có đề nghị hưởng khoản trợ cấp một lần theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định mức hưởng trợ cấp một lần, dự thảo Quyết định về việc hưởng trợ cấp một lần của từng người lao động và trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định; Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả trợ cấp một lần; một bản lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm và một bản gửi người lao động để thực hiện. Quyết định hưởng trợ cấp một lần thực hiện theo mẫu số 7ban hành kèm theo Thông tư này.
Trình tự, thủ tục chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Tư vấn, giới thiệu việc làm:
Sau khi nhận được Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người thất nghiệp, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Kinh phí cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Hỗ trợ học nghề:
+ Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải làm đơn theo mẫu số 8ban hành kèm theo Thông tư này gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm.
+ Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định nghề, mức hỗ trợ học nghề, thời gian học nghề, nơi học nghề, dự thảo Quyết định về việc hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định.
+ Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả chi phí dạy nghề cho cơ sở dạy nghề (bao gồm cả Trung tâm Giới thiệu việc làm thực hiện việc dạy nghề cho người thất nghiệp); một bản lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm để tiếp tục thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi học nghề; một bản gửi cho cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; một bản gửi người lao động để thực hiện.
Quy định hưởng hỗ trợ học nghề thực hiện theo mẫu số 9ban hành kèm theo Thông tư này.
Trình tự, thủ tục chi trả hỗ trợ học nghề theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
c) Đối với những trường hợp không được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Trung tâm Giới thiệu việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do theomẫu số 10ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp
1. Chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Trường hợp người lao động khi đăng ký thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì phải đăng ký thất nghiệp theo quy định và làm đơn đề nghị chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đăng ký thất nghiệp. Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động và kèm theo đăng ký thất nghiệp của người lao động đó. Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện các thủ tục theo quy định tại Thông tư này.
Giấy giới thiệu chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo mẫu số 12ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm đơn đề nghị chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 13ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đề nghị của người lao động (kèm theo bản Đăng ký thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, Đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các giấy tờ có liên quan của người lao động đó) và thông báo bằng văn bản với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đó.
Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và có văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp, kèm theo bản sao Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; tiếp tục thực hiện các chế độ theo quy định cho người lao động.
Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn.
Giấy giới thiệu chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo mẫu số 14ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm
1. Thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người thất nghiệp phải trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau:
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị ốm đau, thai sản thì phải có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tai nạn thì phải có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện, tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;
- Do thiên tai, dịch họa thì phải có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đơn đề nghị của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Các trường hợp không trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nêu trên, chậm nhất ba ngày, tính theo ngày làm việc sau ngày thông báo về việc tìm việc làm theo quy định thì người lao động phải gửi giấy tờ theo quy định nêu trên đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm được thực hiện theo mẫu số 15ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của từng người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định.
Điều 12. Tạm dừng và tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trình tự, thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm dự thảo Quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định.
Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao động để thực hiện. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu số 16ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc tiếp tục hưởng tiếp trợ cấp thất nghiệp hằng tháng: Người lao động thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm dự thảo Quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định.
Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục trả trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp; một bản lưu lại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao động để thực hiện. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i khoản 6 Điều 3 của Thông tư này, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm dự thảo Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định.
Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao động để thực hiện. Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu số 18ban hành kèm Thông tư này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
3. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 15. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Ban hành văn bản hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hướng dẫn nghiệp vụ để Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra tình hình thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ.
5. Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và trao đổi thông tin liên quan đến thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
6. Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01 báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.
3. Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
5. Định kỳ sáu tháng, trước ngày 31 tháng 7 và một năm trước ngày 31 tháng 01 báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo mẫu số 19 kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng lao động đăng ký tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện việc chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động chậm nhất năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
3. Tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp, cấp thẻ bảo hiểm y tế và giải quyết quyền lợi về bảo hiểm y tế cho người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
4. Thực hiện chi hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và chi hỗ trợ học nghề cho Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.
5. Dừng chi trả các khoản trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
6. Định kỳ hàng năm, trước 15 tháng 7 báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 1 báo cáo tình hình thu, chi bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
7. Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan liên quan để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết những vướng mắc phát sinh về bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 18. Trách nhiệm của Trung tâm Giới thiệu việc làm
1. Tổ chức tiếp nhận đăng ký thất nghiệp, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
3. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
4. Lưu trữ hồ sơ của người lao động theo quy định. Mỗi người lao động có một túi hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Đăng ký thất nghiệp; Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp; Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo đúng pháp luật; Quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp; Đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần; Quyết định hưởng trợ cấp một lần; Đề nghị học nghề; Quyết định hỗ trợ học nghề; Đề nghị chuyển hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp; Giấy giới thiệu; Thông báo về việc tìm việc làm; Quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; Quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và các giấy tờ có liên quan của người lao động.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ:
a) Trước ngày 25 hằng tháng, báo cáo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn (tính từ ngày 20 tháng trước đến ngày 20 của tháng báo cáo) theo mẫu số 20kèm theo Thông tư này.
b) Định kỳ sáu tháng, trước ngày 15 tháng 7, hằng năm trước ngày 15 tháng 01 báo cáo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn theo mẫu số 21kèm theo Thông tư này.
Điều 19. Trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề
Tổ chức thực hiện dạy nghề cho người thất nghiệp theo yêu cầu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 20. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện đúng các quy định về tham gia bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cung cấp bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc người lao động bị mất việc làm cho người lao động chậm nhất hai ngày kể từ ngày người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; thực hiện việc xác nhận hoặc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để người lao động kịp hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
4. Cung cấp thông tin cho người lao động về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp sau hai ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày người lao động yêu cầu.
5. Hướng dẫn người lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để người lao động đăng ký thất nghiệp, nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định.
6. Định kỳ hằng năm, trước ngày 15 tháng 01 báo cáo tình hình thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp của năm trước với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định theo mẫu số 22kèm theo Thông tư này.
Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Đối với các doanh nghiệp nhà nước trong thời hạn chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành về bảo hiểm thất nghiệp.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ LĐTBXH;
- Lưu VP BLĐTBXH, Cục VL (30 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

MẪU SỐ 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐĂNG KÝ THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố……................
Tên tôi là: ............................................ sinh ngày ........... tháng ….năm................................
Giới tính:...............................................................................................................................
Số CMND ..................................................................... Ngày cấp ......../........../.................
Nơi cấp................................................................................................................................
Số điện thoại liên lạc: ............... , số tài khoản.................................................. tại ngân hàng:   , mã số thuế:     , địa chỉ Email (nếu có):..............................................
Hiện cư trú tại: .....................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội (nếu xác định được số sổ): .................................................................
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:..................................................................................
Trình độ đào tạo: ..................................................................................................................
Ngành nghề đào tạo:.............................................................................................................
Công việc đã làm trước khi chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: .......................
............................................................................................................................................
Tên doanh nghiệp, tổ chức chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: ........................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Hiện nay, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với doanh nghiệp, tổ chức nêu trên từ ngày…. tháng …. năm ……
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:………. tháng.
Tôi đăng ký thất nghiệp để được thực hiện các chế độ theo quy định./.


…….., ngày … tháng … năm ….Người đăng ký(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 2: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
TỈNH/THÀNH PHỐ ………..

…….., ngày … tháng … năm ….

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THẤT NGHIỆP
A. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI ĐĂNG KÝ VÀ ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
I. Quyền lợi của người lao động:
1. Được Trung tâm Giới thiệu việc làm cung cấp miễn phí tư vấn, giới thiệu việc làm; hướng dẫn các thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng thời gian quy định khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Nhận Sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
4. Được nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trợ cấp một lần khi người lao động tìm được việc làm hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
5. Nhận thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp, người lao động không phải đóng phí bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. 
6. Được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp miễn phí với thời hạn không quá 06 tháng tại một cơ sở dạy nghề.
7. Khiếu nại
II. Trách nhiệm của người lao động
1. Đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Tích cực tìm kiếm việc làm (ghi chép đầy đủ các thông tin để thông báo về việc tìm việc làm theo quy định); chấp nhận việc làm phù hợp do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu.
3. Thông báo về việc tìm việc làm trực tiếp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp một tháng một lần theo quy định trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Thông báo cho Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi tìm được việc làm, nhận quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, thực hiện nghĩa vụ quân sự, ra nước ngoài định cư hoặc bị tạm giam.
5. Sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nếu cung cấp các thông tin sai sự thật nhằm trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.
Tôi khẳng định đã hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình.
B. NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐĂNG KÝ THẤT NGHIỆP
1. Người lao động Đăng ký thất nghiệp ngày …. tháng … năm ….. tại Trung tâm Giới thiệu việc làm         , địa chỉ           
Số điện thoại: .............................................................. ; Fax:...............................................
2. Hạn cuối cùng phải nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm …………….. là ngày … tháng … năm .......................................................................
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần có:
- Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu quy định.
- Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng pháp luật.
- Xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm tiếp nhận Đăng ký thất nghiệp:
Họ và tên: ............................................................................................................................
Chức vụ: ...................................................... thuộc phòng Bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày … tháng … năm................................ tiếp nhận đăng ký thất nghiệp./.


Họ và tên cán bộ tiếp nhận
Đăng ký thất nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 3: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố……………..........
Tên tôi là: ........................................................... .................................................................
Sinh ngày …. tháng …. năm................................
Số CMND ..................................................................... Ngày cấp ......../........../.................
Nơi cấp................................................................................................................................
Số điện thoại liên lạc: ............... , số tài khoản.................................................. tại ngân hàng:   , mã số thuế:     địa chỉ Email (nếu có):.......................................................
Hiện cư trú tại: .....................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.................................................................................... ....................
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:..................................................................................
Hiện nay, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với ....................................
............................................................................................................................................
Địa chỉ cơ quan.....................................................................................................................
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:………. tháng.
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, đến nay tôi đã đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Kèm theo đơn này là (*)................................. và xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho tôi.
Tôi xin cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.


…….., ngày … tháng … năm ….Người đề nghị  (Ký và ghi rõ họ tên)

(*) Ghi trường hợp của bản thân phù hợp với nội dung: Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, Quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng pháp luật.

MẪU SỐ 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ ……
TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
(Đóng dấu treo)
…….., ngày … tháng … năm ….

PHIẾU HẸN TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT
HỒ SƠ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Trung tâm Giới thiệu việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố …………….. ……………………… đã nhận đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của:
Ông/bà: ...............................................................................................................................
Sinh ngày …. tháng …. năm................................
Số CMND ..................................................................... Ngày cấp ......../........../.................
Nơi cấp................................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Ngày hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ngày ……./……/……..; số điện thoại khi ông/bà cần liên hệ........................................................................................................................................ .


CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 5: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/QĐ-LĐTBXH
…….., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH
Về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ ..........
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Căn cứ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông/bà .......................................... có số Sổ bảo hiểm xã hội …………………. cấp ngày ....../......../....... do .......................................................................................... cấp;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ông/bà: ...................................................................................................................
Sinh ngày …. tháng …. năm ..............
Nơi cư trú: ...........................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Số tài khoản (nếu có): ...................................................... tại ngân hàng................................
Tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: ................................................................... tháng
Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp: ...........................................................................
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng theo quy định của ông/bà là ................................... đồng
(Số tiền bằng chữ:......................................................................................................... đồng)
Nơi nhận trợ cấp: .................................................................................................................
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày ........../......../........... đến ngày ......./......../........
Nơi khám chữa bệnh ban đầu: ..............................................................................................
Điều 2. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm tích cực tìm kiếm việc làm và thực hiện việc thông báo hằng tháng với Trung tâm Giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ........./........./............
Điều 4. Các ông/bà Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố……………..; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:- Như Điều 4;
- Lưu VP.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 6: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP MỘT LẦN
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố …….............

Tên tôi là: .............................................. sinh ngày ........ tháng ......... năm ...............
Số CMND ............................................................... Ngày cấp ......../........../...........
Nơi cấp................................................................................................................................
Số điện thoại liên lạc (nếu có):...............................................................................................
Số tài khoản (nếu có):.................................................................. tại ngân hàng:....................
Hiện cư trú tại: .....................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội: ........................................................................................................
Theo quyết định số ………/QĐ-LĐTBXH ngày …./…../20… của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ………, tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp …… tháng, từ ngày … tháng … năm ….. đến ngày … tháng … năm …..
Hiện nay, tôi đã hưởng trợ cấp thất nghiệp ……… tháng (số tháng đã hưởng) nhưng vì (lý do để được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần) ....................................................................................  tôi làm đơn này đề nghị quý Trung tâm xem xét và làm các thủ tục cho tôi được hưởng trợ cấp một lần của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại (nếu người lao động có nguyện vọng hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần qua tài khoản thì phải đề nghị trong đơn).
Kèm theo đơn này tôi xin xuất trình (bản hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy triệu tập thực hiện nghĩa vụ quân sự): .......................
Tôi xin cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.


…….., ngày … tháng … năm ….Người đề nghị(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/QĐ-LĐTBXH
…….., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH
Về việc hưởng trợ cấp một lần
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ…
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Căn cứ Đề nghị hưởng trợ cấp một lần của của ông/bà ................................................. có số Sổ bảo hiểm xã hội …………………. cấp ngày ....../....../...... do .................................................................... cấp;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ông/bà: ...................................................................................................................
Sinh ngày …. tháng …. năm .............
Nơi cư trú: ...........................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Tổng số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp: .......... tháng
Số tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: ......... tháng.
Số tháng được hưởng trợ cấp một lần là: ........... tháng, với số tiền được nhận là ......... đồng.
(Số tiền bằng chữ:......................................................................................................... đồng)
Nơi nhận trợ cấp: ................................................................................ (hoặc số tài khoản: ........................ tại ngân hàng:........................................................................................................................................... )
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ……../……/.....................
Điều 3. Các ông/bà Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố……………..; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:- Như Điều 3;
- Lưu VP.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 8: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐỀ NGHỊ HỌC NGHỀ
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố …….............

Tên tôi là: ............................................ sinh ngày ........... tháng ….năm................................
Số CMND......................................... Ngày cấp ......../....../.........
Nơi cấp................................................................................................................................
Số điện thoại liên lạc (nếu có):...............................................................................................
Hiện cư trú tại: .....................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội: ...................................................................................
Theo quyết định số ………QĐ-LĐTBXH ngày …./ …../20…… của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ………, tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp ………. tháng, từ ngày … tháng … năm ….. đến ngày … tháng … năm …..; tôi làm đơn này đề nghị cho tôi được tham gia khóa đào tạo nghề;
Nghề: .................................. ; thời gian học nghề: ...................... tháng;
Nơi học nghề: ......................................................................................................................
Tôi khẳng định đã hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc hỗ trợ học nghề theo quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.


…….., ngày … tháng … năm ….Người đề nghị(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 9: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/QĐ-LĐTBXH
…….., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH
Về việc hỗ trợ học nghề
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ…
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Căn cứ nhu cầu và đề nghị học nghề của của ông/bà ................................................ có số Sổ bảo hiểm xã hội …………………. Cấp ngày  …../…./……do ………………………..cấp, đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ông/bà: ...................................................................................................................
Sinh ngày …. tháng …. năm................................
Nơi cư trú: ...........................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Số tháng được hỗ trợ học nghề: ......................... tháng, kể từ ngày …./……./…….. đến ngày ..…./……./…….. ;
Với mức kinh phí .......................... đồng/tháng; nghề được học: .............................;
Tại Cơ sở đào tạo nghề: .......................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ……../……/.....................
Điều 3. Các ông/bà Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố……………..; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc cơ sở dạy nghề và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:- Như Điều 3;
- Lưu VP.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 10: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ ……
TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số……./TB-TTGTVL
…….., ngày … tháng … năm ….

THÔNG BÁO
Về việc không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Kính gửi: Ông/bà ………………………..........................................................
Ngày …….tháng …. năm …….., Trung tâm Giới thiệu việc làm đã nhận được hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông/bà.
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Đơn vị công tác trước khi thất nghiệp: ..................................................................................
Số Sổ Bảo hiểm xã hội: ........................................................................................................
Căn cứ quy định của pháp luật về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm xin thông báo cho ông/bà được biết, trường hợp của ông/bà không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, lý do:
1. ....................................................................................................................................... ;
2. ....................................................................................................................................... ;
Trong thời hạn tối đa 30 ngày (tính theo ngày dương lịch) ông/bà phải đến Trung tâm để trả phiếu hẹn và nhận lại hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nếu quá thời hạn nêu trên Trung tâm sẽ không chịu trách nhiệm về hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông/bà./.


Nơi nhận:- Như trên;
- Lưu VP, BHTN.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 11: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
…….., ngày … tháng … năm ….
ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP(Chuyển hưởng trong trường hợp trước khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp)   
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ……….
Tên tôi là: ..................................................................... sinh ngày ......./........./.....................
Số CMND ................................................................  Ngày cấp ............../.........../.............
Nơi cấp................................................................................................................................
Hiện cư trú tại: .....................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội: ........................................................................................................
Hiện nay, tôi thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, nhưng vì lý do …………………………………. tôi xin đề nghị quý Trung tâm chuyển để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho tôi về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ..................................................................................... để làm các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.


…….., ngày … tháng … năm ….Người đề nghị(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 12: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ ……
TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số……./GT-TTGTVL
…….., ngày … tháng … năm ….

GIẤY GIỚI THIỆU(Chuyển hưởng trong trường hợp trước khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp)   
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ….………………………..
Theo đề nghị của ông/bà .................................... tại Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đề ngày ….tháng …. năm ……..
Trung tâm Giới thiệu việc làm ................................................................................. giới thiệu:
Ông/bà:................................................................................................................................
Số Sổ Bảo hiểm xã hội: ........................................................................................................
Số CMND ...................................................... Ngày cấp .............../.............../......................
Nơi cấp................................................................................................................................
đến quý Trung tâm để làm thủ tục tiếp theo để hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành (kèm theo đăng ký thất nghiệp)./.


Nơi nhận:- Như trên;
- Lưu VP, BHTN.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 13: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP(Chuyển hưởng trong trường hợp đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp)   
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ………...................
Tên tôi là: ............................................................. sinh ngày  .........../......../...................
Số CMND .............................................................. Ngày cấp ........./......../ .................
Nơi cấp................................................................................................................................
Hiện cư trú tại: .....................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội: ........................................................................................................
Hiện nay, Tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số......./QĐ-LĐTBXH ngày …./ …../…… của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ………..............................
Tôi đã hưởng trợ cấp thất nghiệp (số tháng): ................................ tháng
Nhưng vì lý do…………………………………………….. tôi xin đề nghị quý Trung tâm chuyển để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ………….. để tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Nơi đề nghị đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại nơi chuyển đến:………………………
Tôi xin chân thành cảm ơn./.


…….., ngày … tháng … năm ….Người đề nghị(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 14: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ ……
TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ………../GT-TTGTVL
…….., ngày … tháng … năm ….

GIẤY GIỚI THIỆU(Chuyển hưởng trong trường hợp đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp)
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố …………….....................
Theo đề nghị của ông/bà ……………… tại Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày … tháng … năm ………..
Trung tâm Giới thiệu việc làm ……….............. giới thiệu:
Ông/bà: ...............................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Số CMND ............................................................ Ngày cấp ......./....../.........
Nơi cấp................................................................................................................................
Đã được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số ……../QĐ-LĐTBXH ngày …./…../…… của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ……………. (có bản sao quyết định kèm theo).
Số tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: …….. tháng, tính từ ngày …. tháng … năm …. đến ngày …. tháng … năm ….
Đến quý Trung tâm để tiếp tục hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành (kèm theo toàn bộ bản sao các giấy tờ, hồ sơ có liên quan của người lao động).
Cám ơn sự hợp tác của quý Trung tâm./.


Nơi nhận:- Như trên;
- Lưu VP, BHTN.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 15: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM VIỆC LÀM
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ………...................
Tên tôi là: ............................................ sinh ngày ...... tháng …..... năm................................
Số CMND............................................................ Ngày cấp ............./……/..................
Nơi cấp................................................................................................................................
Số điện thoại liên lạc (nếu có):...............................................................................................
Hiện cư trú tại: .....................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Theo quyết định số ………/QĐ-LĐTBXH ngày …. tháng ….. năm ………. Số tháng tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp là ……. tháng, từ ngày … tháng … năm ….. đến ngày … tháng … năm ….. tại tỉnh/thành phố .....
Hôm nay, ngày  ..… tháng … năm ….., tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ...........
tôi xin thông báo thời gian qua tôi đã tích cực tìm việc làm, cụ thể như sau:
Số TT
Thời gian
Doanh nghiệp, tổ chức liên hệ tìm việc làm
Địa chỉ
Số điện thoại
Người trực tiếp liên hệ (ghi rõ họ tên, chức danh)
Vị trí công việc dự tuyển
Kết quả liên hệ
1







2







3














Tuy nhiên, hiện nay tôi vẫn chưa có việc làm, đề nghị quý cơ quan xem xét, giải quyết cho tôi được tiếp tục hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Tôi xin cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.


…….., ngày … tháng … năm ….Người thông báo(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 16: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/QĐ-LĐTBXH
…….., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH
Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ…
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ông/bà: ...................................................................................................................
Sinh ngày …. tháng …. năm................................
Nơi cư trú: ...........................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Tổng số thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp: ........................................................... tháng.
Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: ...................................................................... tháng.
Tạm dừng hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp từ ngày …. tháng ……. năm …….., lý do:
1. ........................................................................................................................................
2. ........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …….. tháng …… năm.....
Điều 3. Các ông/bà Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố……………..; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:- Như Điều 3;
- Lưu VP.
GIÁM ĐỐC(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 17: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/QĐ-LĐTBXH
…….., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH
Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ…
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ông/bà: ...................................................................................................................
Sinh ngày …. tháng …. năm................................
Nơi cư trú: ...........................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Tổng số thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: ................. tháng.
Tạm dừng hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp từ tháng ......... năm ..............
Nay được tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp từ ngày …. tháng ……. năm …….., lý do:
1. ........................................................................................................................................
2. ........................................................................................................................................
Số tháng được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp còn lại là ............. tháng
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …….. tháng …… năm.....
Điều 3. Các ông/bà Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố……………..; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:- Như Điều 3;
- Lưu VP.
GIÁM ĐỐC(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 18: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/QĐ-LĐTBXH
…….., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ…
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ông/bà: ...................................................................................................................
Sinh ngày …. tháng …. năm................................
Nơi cư trú: ...........................................................................................................................
Số Sổ bảo hiểm xã hội:.........................................................................................................
Tổng số thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp: ........................................................... tháng.
Số tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: .................. tháng, nay chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với ông/bà ………….. từ ngày …..tháng ….. năm …….., lý do:
1. ........................................................................................................................................
2. ........................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …….. tháng …… năm.....
Điều 3. Các ông/bà Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố……………..; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:- Như Điều 3;
- Lưu VP.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 19: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/BC-LĐTBXH
…….., ngày … tháng … năm ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 20…. (HOẶC NĂM 20….)
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)
Thực hiện Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp sáu tháng đầu năm 20…. (hoặc năm 20…) như sau:
I. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN: .......................... đơn vị 
Trong đó:
- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: .................................. đơn vị.
- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: .............. đơn vị.
II. TỔNG SỐ NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC: ................ người
Trong đó:
1. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và không xác định thời hạn:    ................................................................................................. người.
2. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và không xác định thời hạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: .................................................. người.
III. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Số lượng người đăng ký thất nghiệp:....................................................................... người.
2. Số lượng người chuyển hưởng BHTN đi địa phương khác: ...................................... người.
3. Số lượng người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: .................................. người.
4. Số lượng người đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp: .............................................. người.
5. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp: ..................................................................... triệu đồng.
6. Số lượng người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm: .................................. người.
7. Số lượng người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề: ................................................. người.
8. Số tiền hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp: .................................................................    triệu đồng.
9. Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương
Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách nêu trên theo giới tính, trình độ đào tạo, công việc và loại hình doanh nghiệp, tổ chức; nêu rõ những nguyên nhân.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
1. Phương hướng
2. Các giải pháp của địa phương để triển khai thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
3. Những kiến nghị cụ thể với các cơ quan Trung ương, các ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về chính sách, tài chính, cán bộ và các vấn đề khác có liên quan.


Nơi nhận:- Như trên;
- Lưu VP.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 20: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ......
TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/BC-TTGTVL
…….., ngày … tháng … năm ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
THÁNG ……. NĂM …….
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)
STT
Nội dung
Số lượng
1
Số người đăng ký thất nghiệp (người)

2
Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN (người)

3
Số người có quyết định hưởng BHTN hàng tháng
Tổng

Nam
< 24 tuổi

25-40 tuổi

> 40 tuổi

Nữ
< 24 tuổi

25-40 tuổi

> 40 tuổi

4
Số người có quyết định hưởng BHTN 1 lần (người)

5
Số người chuyển hưởng BHTN (người)

6
Số người nhận chuyển hưởng BHTN (người)

7
Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm (người)

Trong đó: Số người được giới thiệu việc làm (người)

8
Số người được hỗ trợ học nghề (người)

9
Số người tạm dừng hưởng BHTN (người)

10
Số người chấm dứt hưởng BHTN (người)

11
Số người tiếp tục hưởng BHTN (người)

12
Số tiền chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề theo Quyết định (triệu đồng)

Trong đó: Chi trợ cấp thất nghiệp (triệu đồng):



Nơi nhận:- Như trên;
- Sở LĐTB&XH (để báo cáo);
- Lưu VP, BHTN
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 21: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ......
TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/BC-TTGTVL  
…….., ngày … tháng … năm ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
6 THÁNG ĐẦU NĂM 20…. (HOẶC NĂM 20….)
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)
Thực hiện Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm xin báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp sáu tháng đầu năm 20…. (hoặc năm 20…) như sau:
I. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN:........................... đơn vị 
Trong đó:
- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:           đơn vị.
- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: ..............                đơn vị.
II. TỔNG SỐ NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC: ....... người
Trong đó:
1. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và không xác định thời hạn:    ................................................................................................. người.
2. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và không xác định thời hạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: .................................................. người.
III. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Số lượng người đăng ký thất nghiệp: ...................................................................... người.
Trong đó: số người chuyển đi các địa phương để hưởng bảo hiểm thất nghiệp: ........... người.
2. Số lượng người chuyển hưởng BHTN đi địa phương khác: ...................................... người.
3. Số lượng người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: .................................. người.
Trong đó: số người chuyển từ các địa phương khác đến: ............................................ người.
4. Số lượng người đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp: .............................................. người.
5. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp: ..................................................................... triệu đồng.
6. Số lượng người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm: .................................. người.
7. Số lượng người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề: ................................................. người.
8. Số tiền hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp: .................................................................    triệu đồng.
9. Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện:
- Bố trí các địa điểm tiếp nhận và giải quyết BHTN:
- Số lượng cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
- Trang bị cơ sở vật chất:
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn BHTN:
- Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thực hiện BHTN.
- Sự phối hợp với các cơ quan có liên quan: Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn...........................................................................................................................
Cần tập trung đánh giá những mặt, chưa được và nguyên nhân.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
1. Phương hướng
2. Các giải pháp để triển khai thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
3. Những kiến nghị cụ thể với các cơ quan có liên quan về chính sách, tài chính, cán bộ và các vấn đề khác có liên quan./.


Nơi nhận:- Như trên;
- Sở LĐ-TB&XH (để báo cáo);
- Lưu VP, BHTN.
GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 22: Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
TÊN DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC ………………
------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:………/BC 
…….., ngày … tháng … năm ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM ……
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ……..
Thực hiện Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, ......................... xin báo cáo tình hình đóng bảo hiểm thất nghiệp năm …. như sau:
I. TỔNG SỐ NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC: ........ người
1. Số người giao kết hợp đồng lao động: .................................................................... người
Trong đó:
- Số người giao kết hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: .......................... người.
- Số người giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn: .........  ..................... người.
2. Số người giao kết hợp đồng làm việc: ..................................................................... người
Trong đó:
- Số người giao kết hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: ........................... người.
- Số người giao kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: ................................. người.
II. TỔNG SỐ NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP: ........................................ người
1. Số người giao kết hợp đồng lao động: .................................................................... người
Trong đó:
- Số người giao kết hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: .......................... người.
- Số người giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn: ................................ người.
2. Số người giao kết hợp đồng làm việc: ..................................................................... người
Trong đó:
- Số người giao kết hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: ........................... người.
- Số người giao kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: ................................. người.
III. SỐ TIỀN ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP: ..................................................... triệu đồng
IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (KẾT QUẢ, TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN) VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ


Nơi nhận:- Như trên;
- Lưu VP.
GIÁM ĐỐC, THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ  (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Báo cáo này hoàn thành và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15.01 của năm sau.
Share: