28 thg 6, 2010

7 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không nên lờ đi

Thông thường đau đầu chỉ là một chứng bệnh thường gặp và ợ nóng chỉ là tín hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều thực ăn… nhưng đôi khi đó cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn có vấn đề.
1. Đau đầu dữ dội

Bất cứ sự đau nhức nào ở não cũng do chứng đau nửa đầu gây ra nhưng nếu cảm thấy đau đầu trầm trọng mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác của chứng đau nửa đầu như tiền triệu thị giác (Visual aura), chắc chắn đây là dấu hiệu của chứng phình động mạch não, một chứng bệnh có biểu hiện đau đầu và được coi là nghiêm trọng nhất hiên nay.

Tỉ lệ mắc bệnh này chiếm khoảng 5% và hấu hết không nguy hiểm. Bạn sẽ không biết đến sự tồn tại của chúng nếu chúng không bị vỡ. Nếu điều này xảy ra, máu sẽ tràn sang các mô xung quanh (gây ra chứng đau đầu trầm trọng) và cắt đứt nguồn cung cấp ôxy ở đó.



Những người hút thuốc lá hay có tiền sử gia đình mắc chứng phình động mạch não sẽ gia tăng nguy cơ bị bệnh này.

BS chuyên khoa tim mạch, Elsa-Grace Giardina, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ (Mỹ), cho biết: “Khi động mạch bị vỡ, chỉ vài phút là não bị tổn thương. Vì vậy cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức”.

2. Nhức răng

Khi răng chạm vào đồ lạnh, bạn cảm thấy tê buốt và đau nhói, có thể tủy răng đã bị tổn thương. Thông thưởng là do răng bị sứt mẻ hoặc bị sâu. BS nha khoa Kimberly Harms tại Minnesota (Mỹ) cho hay, nếu không nhanh chóng hàn những lỗ hổng đó, các vi khuẩn sẽ tấn công gây nhiễm trùng tủy răng và nhiễm vào máu.

Cách tốt nhất là nên đi kiểm tra các lỗ sâu và vết nứt trên răng. Nếu cần thiết thì phải diệt tủy để giữ răng.

3. Đau nhói bên hông

Nếu cảm thấy đau nhói một bên hông như thể có cái gì đâm ngang ở phía bên phải, đồng thời buồn nôn kèm theo sốt, có thể bạn đã bị viêm ruột thừa. Nó xảy ra khi những chất thải từ hệ tiêu hóa vô tình “chui” vào ruột thừa và nghẽn ở đấy. Do đó, cơ quan này sẽ bị viêm nhiễm nghiêm trọng.

Một khả năng khác là do u nang buồng trứng. Thông thường những túi trứng này vô hại và tự chúng sẽ biến mất. Nhưng nếu một túi bị xoắn hoặc vỡ, nó sẽ gây đau buốt kinh khủng.

Cả hai trường hợp trên đều cần được phẩu thuật khẩn cấp. Theo B.S Lin Chang, chuyên khoa dạ dày - ruốt, cho hay: “nếu bạn không cắt bỏ ruột thừa, nó sẽ bị vỡ.” Điều này sẽ gây sưng tấy các mô xung quanh các cơ quan nội tạng. Nếu vòi trứng bị xoắn cũng cần được loại bỏ ngay, nếu không nó sẽ cản trở dòng máu chảy tới buồng trứng trong vòng vài giờ.

4. Đau ngực thoáng qua

Nếu bị ợ nóng hoặc thắt ngực (như thể mặc áo ngực quá chật) thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, và nếu không điều trị, sẽ dẫn đến những cơn đau tim.

Mỗi năm, khoảng 10.000 phụ nữ dưới 45 tuổi mắc chứng bệnh này nhưng triệu chứng ở nữ giới có xu hướng ít nghiêm trọng hơn so với nam giới, bởi vậy “bạn chỉ cảm thấy hơi tức ngực, mệt mỏi, đau họng hoặc khó thở”, BS Giardina cho biết.

Bị ợ nóng sau khi ăn tiệc là điều bình thường nhưng nếu cảm thấy như thế mình đang bị bóp nghẹt đến chết bởi một con trăn Nam Mỹ sau khi tập thể dục cường độ cao thì điều đó hoàn toàn không bình thường. Ở những phụ nữ trẻ, đau tim thường xảy ra khi làm việc vất vả. Nếu lên cơn đau, hãy gọi cấp cứu. Bác sỹ sẽ thực hiện điện tâm đồ để quyết định xem liệu tim của bạn đã bị tổn thương hay chưa, sau đó đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật để thông động mạch.

5. Đau bụng, đầy hơi

Bạn cảm thấy đầy hơi, đó là điều bình thường, đặc biệt trước nhưng ngày “đèn đỏ”. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì có thể sức khỏe bạn có vấn đề. Trường hợp tồi tệ nhất có thể là bạn bị ung thư buồng trứng.

Vào năm 2007, Tổ chức nghiên cứu Ung thư Nội khoa đã công bố những triệu chứng ban đầu của chứng bệnh này bao gồm: đầy hơi, đau bụng và vùng xương chậu, ăn uống khó khăn. Nếu bạn có những triệu chứng trên kéo dài trong 2-3 tuần, điều này đáng báo động đỏ.

Ung thư buồng trứng không phải là chứng bệnh phổ biến như ung thư vú và ung thư phổi (cứ 70 người phụ nữ thì có 1 người mắc những bệnh lý này). Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, hoặc nếu bạn chưa bao giờ mang thai.

Bạn nên gặp bác sỹ phụ khoa để trình bày những triệu chứng này. Nếu bác sỹ tình nghi bạn bị ung thư, họ sẽ gửi bạn tới bác sỹ chuyên khoa ung thư nội khoa để siêu âm hoặc tiến hành chụp CT scan để tìm khối u. Một thông tin đáng mừng là, tỷ lệ sống sót của các ca ung thu buồng trứng được chẩn đoán và chữa trị sớm ở phụ nữ trong vòng 5 năm qua là 90%.

6. Đau lưng và ngón chân ngứa rát

Khi đau lưng do vừa hoạt động nặng nhọc như chuyển nhà, mang vác vật nặng, bạn có thể dùng túi chườm nóng, nó sẽ làm giảm đau nhức. Thuốc kháng sinh chống viêm cũng sẽ làm lưng bạn bớt đau. Tuy nhiên, nếu không làm gì mà lưng lại đau nhức, bạn nên đến bác sỹ.

Theo B.S chuyên khoa chỉnh hình Letha Griffin (Mỹ), “Có thể một đĩa đệm cột sống (một vòng sụn hình tròn ở giữa các đốt xương sống có tác dụng như một bộ giảm chấn) chèn lên dây thần kinh cột sống”. Nếu không được điều trị, các dây thần kinh này có nguy cơ sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Và thật khó vẫn động nếu bạn không còn cảm giác về chân.

7. Chân đau và sưng tấy

Chân bạn bỗng dưng đau nhức tại một nơi nhất định, đặc biệt là sưng lên, đỏ tấy và ấm nóng khi chạm vào, có thể chân bạn mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (sự hình thành một cục máu trong mạch máu) hay còn gọi là DTV.

Nó hình thành như thế nào? Có thể là ngồi máy bay quá lâu, hoặc công việc khiến bạn phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ. Máu bắt đầu tích tụ ở dưới chân và hình thành những cục máu đông. Khi những cục máu này lớn sẽ trở thành vật cản gây tắc nghẽn trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Do đó những vùng xung quanh sẽ bị đau nhức và sưng tấy. Nhưng người thường xuyên hút thuốc và phụ nữ dùng thuốc tránh thai sẽ có nguy cơ cao mắc chứng cục máu đông này.

Để chữa trị, bạn không được mát-xa vùng đau nhức, hoặc đi lại với hy vọng các triệu chứng sẽ biến mất bởi vì nếu cục máu đông này vỡ ra và di chuyện tự do, nó sẽ theo tĩnh mạch đi lên phổi và cắt đứt nguồn cung cấp ôxy cho cơ thể. Thay vào đó, bạn nên đến gặp bác sỹ, họ sẽ chụp CT scan hoặc siêu âm.

BS Suzanne Steinbaum, giám đốc Viện Tim mạch tại bênh viện Lenox Hill Hospital (Mỹ) cho biết: “nếu bị cục đông, bạn sẽ cần đến một chất làm loãng máu, có thể mất đến 1 năm để làm việc này”.


Theo Dantri
Share:

Cái nút áo


Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.

Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.

Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.

"Anh thân mến!

Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.

Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.

Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.

Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".

Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt".


Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây:

Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ,
làm xả láng mấy thùng Ken,
anh em bàn tán chuyện đời,
chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp,
chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.

Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư,
lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại,
sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước,
cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.

Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo,
đọc ngấu nghiến từng bài từng mục.
Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền,
chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games...

Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo,
lựa riêng ra những phần quảng cáo
rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?

Em thấy anh chơi hết lòng với bạn,
chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3...

Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi,
2g rồi mà phòng nó vắng tanh

Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi,
về nhà bật máy lạnh, bật quạt,
ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.

Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng,
rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.

Em thấy anh ghiền chơi vi tính,
cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb.

Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương,
cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật,
cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.

Em thấy anh chuyên viên vi tính,
viết phần mềm để quản lý công ty,
xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay.
Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.

Em thấy mẹ chẳng cần vi tính,
vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau.
Biết chị Hai cái áo ủi không ngay,
còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!

Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn
mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.

Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt
mà dạy con mình những bài học lớn lao...



o O o


Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa?

Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt?

Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác?

Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.

Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn!


(Sưu tầm, chưa biết tác giả)
Share:

25 thg 6, 2010

Nhà Chật


Cả tháng nay rồi, do phải sửa nhà nên cả gia đình phải sắp xếp lại, cùng chen chúc ăn ngủ trong gian phòng khách có 20 mét vuông. Nghĩ ra sống rộng rãi đã quen nay chật hẹp cũng bất tiện lắm. Nhưng mà lúc hết mệt mỏi vào cuối ngày ngồi ngẫm nghĩ thấy cũng có cái gì đó hay hay. Mọi người trong nhà như gần gũi hơn, không khí gia đình ấm cúng hơn. Chợt nhớ bài thơ " Nhà chật" của Lưu Quang Vũ, xin chép lại đây để gọi là "Kỷ niệm":

Nhà chật
Lưu Quang Vũ

Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi
Nếu nằm mơ, em quờ tay là chạm vào thùng gạo
Ô tường nhỏ treo tranh và phơi áo
Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình.

Nhà chật như khoang thuyền hẹp nhỏ giữa sông
Vừa căng buồm để đi, vừa nấu cơm để sống
Phải bỏ hết những gì không cần thiết
Ta chỉ có mấy thước vuông cho hành lý của mình.

Khoảng không gian của anh và em
Khi buồn bã em không thể quay mặt đi nơi khác
Anh không giấu em một nghĩ lo nào được
Ta chỉ có mấy thước vuông để cùng khổ cùng vui.

Anh ngẩng lên là ở cạnh em rồi
Bạn thuyền ơi, ngoài kia chiều lộng gió
Bên cửa sổ của gian phòng nhỏ
Mắt em xanh thăm thẳm những chân trời.
Share:

Tôi đã bắt đầu biết... nói dối


Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.

Khi đó, tôi chưa hiểu thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết sự thật trong những lời khen ấy.

Tôi bắt đầu biết nói dối, những lời nói dối chân thành nhất của đời mình. Tôi có ngừơi bạn quanh năm lênh đênh trên con tàu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày.

Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội.

Nhà anh chỉ còn người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó gió biển gào thét dữ dội.

Các bác sĩ quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành ca mổ trong lúc bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.

Trong những lúc tỉnh táo ngắn ngủi, bà thều thào hỏi bảo đã tan chưa, con trai bà đã về chưa? Khi đó có một người làng bên cho biết đã tìm thấy mãnh vỡ của con tàu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ nhưng không ai trả lời.

Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tàu đã bị vỡ, sóng sô vài mãnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận ra sao?

Các bác sĩ không kịp cản tôi.

Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi không tha thứ cho mình. Sau khi tan bão người bạn tôi sống sót trở về do một chiếc tàu khác cứu.

Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự trung thực ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm sai lầm khủng khiếp.

Trong truyện ngắn nổi danh "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cứa sổ và tin rằng đó là chiếc lá đồng hồ số phận của cô.

Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khỏe mạnh mà không biết rằng chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá giả do một họa sĩ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.

Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức. Nếu tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mãnh ván tàu vợ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết.

Nếu như không có chiếc lá giả kia, cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuyệt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng...điều đó mới là sự thật.

Còn tất cả những hành động, những lời nói cho dù đúng với mẳt mình thấy, tai mình nghe, tri thức của mình hiểu nhưng chúng khiến cho người khác, hoặc cho niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc hủy hoại đời sống thì đều không phải là trung thực. Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của một con quỷ không biết yêu thương con người.

Một lời nói dối trong tình yêu có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết ngừơi. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn lời nối dối chân chính.

Tuy vậy để phân biệt khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu thương con người?

Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại.

(Sưu tầm)
Share:

24 thg 6, 2010

Công văn 2012/LĐTBXH-BHXH ngày 21/6/2010 của Bộ LĐ-TBXH về việc khác nhau giữa Khoản 4 Điều 139 Luật BHXH và Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH


CÔNG VĂN SỐ 2012/LĐTBXH-BHXH NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ VIỆC KHÁC NHAU GIỮA KHOẢN 4 ĐIỀU 139 LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ĐIỂM 8 KHOẢN 11 THÔNG TƯ SỐ 19/2008/TT-BLĐTBXH NGÀY 23/9/2008

Kính gửi: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trả lời công văn số 10/TGPL ngày 08/3/2010 của quý Trung tâm về việc khác nhau giữa Khoản 4 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội và điểm 8 Khoản 11 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Từ ngày 01/01/1995 Bộ Luật Lao động có hiệu lực thi hành, theo đó chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện theo cơ chế mới, cơ chế có đóng-có hưởng. Trước năm 1995, chính sách bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức Nhà nước. Người lao động làm việc cho Nhà nước, được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội mà không phải đóng góp. Thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội là thời gian công tác liên tục trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Nhà nước. Khi người lao động nghỉ việc (không phải do bị phạt tù, bị buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc) đều được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội hoặc chế độ trợ cấp thôi việc, theo quy định của chính sách Nhà nước thời kỳ đó.

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp người lao động nghỉ việc từ trước ngày 01/01/1995 với nhiều lý do khác nhau như: do chờ sắp xếp công việc, chờ giải quyết chế độ, do ốm đau dài ngày, nên đã không tiếp tục làm việc, mà chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp thôi việc một lần.

Để đảm bảo quyền lợi đối với người lao động, từ năm 1996 đến nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước mà nghỉ việc trước ngày 01/01/1995, cụ thể:

- Công văn số 843/LĐTBXH ngày 25/3/1996 hướng dẫn giải quyết tồn đọng về bảo hiểm xã hội trong giai đoạn trước khi Bộ Luật Lao động có hiệu lực thi hành (thời gian thực hiện giải quyết tồn đọng từ năm 1996 đến tháng 10/2001 mới kết thúc).

- Công văn số 2347/LĐTBXH-BHXH ngày 7/8/2001 giải quyết các trường hợp tồn đọng cá biệt về bảo hiểm xã hội.

- Thông tư số 26/2003/TT-BLĐTBXH ngày 9/12/2003 hướng dẫn cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ chờ việc trước ngày 01/01/1995 theo quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, trong đó đối tượng áp dụng là Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước quản lý, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987 đến trước ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm. Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết năm 2005.

- Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó điểm 8 Khoản 11 hướng dẫn cụ thể việc cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc thuộc khu vực Nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987 đến trước ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Mốc thời gian từ ngày 01/11/1987 đến trước ngày 01/01/1995 là thời điểm ban hành Quyết định số 217-HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh. Theo đó, các xí nghiệp quốc doanh đã được giao quyền chủ động trong tuyển dụng, bố trí và đãi ngộ nhân sự. Thời điểm này, nhiều đơn vị đã cho người lao động nghỉ chờ việc trong lúc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Nhiều trường hợp người lao động nghỉ chờ việc, sau đó xí nghiệp không bố trí trở lại làm việc. Đây là trường hợp nghỉ việc phổ biến trước năm 1995 của người lao động mà chưa được giải quyết chế độ chính sách.

Còn lại, số ít trường hợp người lao động không thuộc diện nghỉ chờ việc thì thực hiện giải quyết tồn đọng cá biệt trên cơ sở có đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ, ngành chủ quản trong đó có kết luận về thời gian công tác, lý do nghỉ việc và chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc bảo hiểm xã hội một lần.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để quý Trung tâm biết.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Trần Thị Thúy Nga

Share:

23 thg 6, 2010

Nghị định 67/2010/NĐ-CP về chính sách đ/v cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm

NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG ĐỦ TUỔI TÁI CỬ, TÁI BỔ NHIỆM GIỮ CÁC CHỨC VỤ, CHỨC DANH THEO NHIỆM KỲ TRONG CƠ QUAN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) và ở xã, phường, thị trấn (cấp xã).

2. Cán bộ nêu tại khoản 1 Điều này được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức.

3. Tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 2. Chế độ, chính sách đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

1. Cán bộ quy định tại Điều 1 Nghị định này có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;

d) Đối với cán bộ xếp lương chức vụ:

Tại thời điểm có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu;

đ) Đối với cán bộ xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ mà trong thời gian giữ bậc luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật và tại thời điểm có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng để nghỉ hưu.

Nếu có thời gian công tác trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ, đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và trong quá trình công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật trong thời gian 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu thì được nâng ngạch không qua thi lên ngạch trên liền kề trong cùng ngành chuyên môn, nghiệp vụ (nếu có) để nghỉ hưu.

2. Tiền lương tháng để tính trợ cấp được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu, bao gồm: mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

3. Thời gian công tác tính hưởng trợ cấp là thời gian làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước được tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ phục viên.

4. Khi tính trợ cấp nếu thời gian nghỉ hưu trước tuổi hoặc thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như sau:

a) Dưới 03 tháng thì không tính;

b) Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 năm;

c) Từ trên 06 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng một năm.

Điều 3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu

1. Cán bộ quy định tại Điều 1 Nghị định này chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi mà có phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khỏe để tiếp tục công tác thì được cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vị trí công tác mới thích hợp. Trường hợp không bố trí được vị trí công tác mới thích hợp thì giải quyết cho nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

2. Trường hợp vị trí công tác mới không quy định mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ (không phải là chức danh lãnh đạo) hoặc có mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ thấp hơn mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng thì thực hiện bảo lưu mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong 06 tháng; từ tháng thứ 07 trở đi hưởng mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) của vị trí công tác mới.

Điều 4. Chế độ, chính sách đối với cán bộ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu

Cán bộ quy định tại Điều 1 Nghị định này còn dưới 02 năm (dưới 24 tháng) công tác mới đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác mới thích hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu được thực hiện chế độ như sau:

1. Được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

2. Cán bộ và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được hưởng tại khoản 1 Điều này thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức đóng như trước khi nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.

3. Các chế độ khác (nếu có) thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.

4. Trường hợp cán bộ thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu để bố trí xe đưa đón.

Điều 5. Nguồn kinh phí

Kinh phí giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2010.

Chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

2. Cán bộ áp dụng chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này thì không áp dụng chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Điều 7. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Đối với cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và cấp xã:

a) Cơ quan quản lý cán bộ thực hiện các công việc sau:

Lập danh sách những người được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và dự toán kinh phí giải quyết đối với từng đối tượng gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thực hiện chi trả chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với đối tượng được hưởng;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách những người được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và dự toán kinh phí giải quyết cho từng đối tượng gửi Bộ Tài chính để giải quyết theo thẩm quyền; đồng thời gửi Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp báo cáo Chính phủ;

c) Bộ Tài chính thẩm tra về việc tính toán chế độ, chính sách, dự toán kinh phí và cấp kinh phí thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này;

d) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định tại Nghị định này.

2. Đối với cán bộ thuộc các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với cán bộ thuộc phạm vi quản lý.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Share:

21 thg 6, 2010

Cơ hội của sự chối từ

http://www.bigjobonline.com/careertoolvn/thumbnail.php?file=career_planning_765377718.jpg&size=article_medium

Bạn ao ước tham gia đội bóng, nhưng đội trưởng lại nghĩ khác. Đầu tiên cậu ta lựa chọn những người bạn thân nhất, sau đó là những người có khả năng ghi bàn. Và danh sách cuối cùng không có bạn.

Bạn thấy mình hoàn toàn có khả năng tham gia đội văn nghệ. Cả lớp bầu chọn mãi, cũng tuyển được những "nghệ sĩ" đại diện cho lớp. Nhưng cuối cùng bạn đành ngậm ngùi làm khán giả.

Nếu bạn không có năng lực, chúng ta sẽ nói về sự công bằng. Còn ở đây, bạn có năng lực, nhưng người ta vẫn có thể từ chối bạn, viện dẫn hàng tá lý do: dáng vẻ bên ngoài, sự giàu nghèo, tôn giáo, đôi khi cả giới tính cũng bị đưa lên bàn cân. Cảm giác bị cô lập, lòng tự trọng bị tổn thương, tự dằn vặt mình có thể làm trái tim bạn tan nát, thế giới như sụp đổ. Và có rất nhiều, rất nhiều người quá yếu đuối đã không thể vượt qua được một lần bị bỏ rơi.

Thế nhưng không phải sự chối từ nào cũng tệ hại. Một sự từ chối cũng có nghĩa là thêm một cơ hội mới cho bạn khám phá. Khi bạn lớn lên và đi xin việc, sự từ chối có thể giúp bạn tiếp cận với những cơ hội lớn hơn trong đời mình. Một lời từ chối ở nơi này chính là con đường đưa bạn đến với một vị trí cao hơn ở một nơi khác tốt hơn. Bạn có bao giờ nghĩ thế không ?

(sưu tầm)

Sự chối từ còn cho phép bạn tự khám phá chính bản thân mình, cho phép mình nhận ra mình cứng cỏi và bản lĩnh hơn mình nghĩ khi bạn vượt qua được điều đó. Nó còn giúp bạn nhìn nhận ra bản chất của những con người xung quanh, đâu là những người "bạn", và những ai chỉ đơn giản là "bè".

Cũng giống như những thứ khác trong cuộc đời, bị từ chối sẽ gây ra những vết thương nông sâu khác nhau. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là tất cả mọi người đều từng bị từ chối, ít nhất một lần, hoặc vài lần, vào một lúc nào đó trong đời mình. Vì thế, nếu điều đó có đến với bạn thì hãy tin tôi, đây không phải là ngày tận thế.

Vậy thì nếu có bao giờ bị từ chối bởi một ai đó, bị loại bỏ, bị cho ra rìa trong một tập thể, ở một nơi nào đó, thì bạn của tôi ơi, xin hãy nhớ một điều, khi một cánh cửa đóng lại trước mặt bạn, nghĩa là có những cánh cửa khác đang mở ra, và những cánh cửa mở luôn dẫn đến những điều tốt đẹp. Bạn hãy mỉm cười, bước lên và đi đến đó.
Share:

Chiếc Vòng




Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó. "

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy chắc phải có gì đặc biệt? "

Nhà Vua đáp: "Nó có những sức mạnh diệu kỳ. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó, sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ Sukkot, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không? ". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười.

Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot.

"Nào, ông bạn của ta, " Vua Salomon nói, "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa? ". Tất cả những cận thần đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi"

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông cũng chỉ là cát bụi.

Nguồn inspirationalstories.com
Share:

18 thg 6, 2010

Cách 'triệt tiêu' hoàn toàn file không xóa được

Có những file bị từ chối xóa vì đó là một phần của chương trình bị gỡ không đúng cách hoặc do máy đang bị "dính" mã độc. Vì vậy, nếu thực sự thấy chúng thừa thãi, người dùng có thể xóa theo một trong 3 cách sau.

Lý do chủ yếu là quá trình process.exe khóa những file đang sử dụng và không cho bạn xóa chúng đi. Thông thường, nếu không chắc chắn vai trò của chúng trong hệ thống, người sử dụng cần hỏi kỹ trước khi xóa.

1. Loại bỏ explorer.exe

- Vào menu Start > Programs > Accesseries > Command Prompt.

- Di chuyển đến file bị khóa.

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl_Alt_Del để vào Task Manager > Processes.

- Tắt explorer.exe bằng nút End Preocess.

- Quay trở lại Command Prompt và xóa file.

- Mở cửa sổ Task Manager lần nữa.

- Chọn File > New Task.

- Gõ explorer.exe trong mục Create new task.

- Nhấn OK.

2. Sử dụng Windows Recovery Console

Khởi động máy bằng đĩa Windows CD và nhấn R khi màn hình Welcome to Setup hiện ra. Khi Recovery Console đã khởi động thì di chuyển đến vị trí file bị khóa và xóa nó.

3. Sử dụng chương trình Unlocker

Đây là phần mềm miễn phí tiện dụng cho phép xóa bất kỳ file nào mà Windows đang chạy. (Tải tại đây)

Thường thì bạn sẽ nhận được một trong các thông báo sau nếu file bị khóa:

Cannot Delete file: Access is denied.

There has been a sharing vilation.

The source or destination file may be in use.

The files is in use by another program of user.

Make sure the disk is not full or write-protected and that the file is not currently in use.

Unlocker sẽ làm mọi thứ đơn giản hơn. Sau khi cài đặt chương trình, bạn sẽ thấy lựa chọn Unlocker xuất hiện ngay khi nhấp chuột vào bất kỳ file hay folder nào trong Windows Explorer. Để mở khóa cho file, bạn nhấn chuột phải vào đó > chọn Unlocker. Chọn Unlock all rồi đóng phần mềm này lại. Lúc này, bạn có thể xóa thoải mái trong Windows Explorer, đơn giản hơn cách 1 và 2.

(Theo Thế giới @)

Share:

16 thg 6, 2010

NGHỊ ĐỊNH 06/2010/NĐ-CP: Quy định những người là công chức

http://www.vinhcity.gov.vn/images/news/20080805_congchuc.jpg
CHÍNH PHỦ
Số: 06/2010/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội
, ngày 25 tháng 01 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

Quy định những người là công chức
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định những người là công chức nêu tại khoản 2 Điều 4 và khoản 1 Điều 32 của Luật Cán bộ, công chức.
Điều 2. Căn cứ xác định công chức
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Ở Trung ương:
a) Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy banKiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương;
b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
c) Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh):
a) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của tỉnh ủy, thành ủy;
b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy;
c) Người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy.
3. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện):
Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh.
Điều 4. Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập
1. Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
2. Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương.
3. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 6. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện
1. Ở cấp tỉnh:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
c) Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.
2. Ở cấp huyện:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;
c) Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
Điều 7. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 8. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân
1. Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Điều 9. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội
1. Ở Trung ương:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức chính trị - xã hội);
b) Người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị - xã hội.
2. Ở cấp tỉnh
Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương.
3. Ở cấp huyện
Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương.
4. Công chức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không bao gồm người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 10. Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
Người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Điều 11. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập nói tại Nghị định này là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Điều 12. Công chức được luân chuyển
Công chức được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp do các tổ chức đó trả lương.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình rà soát, xác định và lập danh sách công chức theo quy định của Nghị định này.
2. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước rà soát, xác định và lập danh sách công chức theo quy định của Nghị định này.
3. Tổng hợp số lượng công chức thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.
Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, xác định và lập danh sách công chức thuộc thẩm quyền sử dụng, quản lý theo quy định tại Nghị định này.
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2010.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 Nghị định này chịu trách nhiệm gửi danh sách và báo cáo số lượng công chức thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Nội vụ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm để theo dõi và tổng hợp.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)


Nguyễn Tấn Dũng
Share:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đối tượng - Mức Đóng - Phương thức đóng



BHXH tự nguyện: Đối tượng - Mức Đóng - Phương thức đóng

1 Đối tượng:
Là công dân Việt Nam, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ.

- Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên có nhu cần đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tuất.

2 Mức đóng :

Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện (X) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

2.1 Tỷ lệ đóng BHXH:

- Từ tháng 01/2008 – 12/2009 = 16%

- Từ tháng 01/2010 – 12/2011 = 18%

- Từ tháng 01/2012 – 12/2013 = 20%

- Từ tháng 01/2014 trở đi = 22%


2.2 Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn (gọi tắt là Mức thu nhập tháng): thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung.

Mức thu nhập tháng = Lmin + m × 50.000 (đồng/tháng)

- Lmin : là mức lương tối thiểu chung.

- m: là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (do người tham gia lựa chọn).

3 Phương thức đóng:

Phương thức đóng: lựa chọn hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng một lần.

Thời điểm phải đóng:

- 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hàng tháng.

- 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý.

- 03 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần.

Trường hợp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối thiểu mới.
Share:

14 thg 6, 2010

Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH - Hướng dẫn NĐ 92/2009/NĐ-CP

Ngày 27/5/2010, liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ban hành.
Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

Áp dụng thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định tại Thông tư liên tịch này đối với Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng uỷ cấp xã); Thường trực đảng uỷ (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng).

Thông tư liên tịch này thay thế: Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT ngày 14 tháng 5 năm 2004 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP; khoản 2 Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; khoản 1, 2, 3, 4 Mục I Thông tư liên tịch số 82/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.



- Tải về 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH
Share:

Thông tư 16/2010 của Bộ Lao động-TBXH hướng dẫn Quyết định 613/QĐ-TTg về trợ cấp Mất sức lao động

http://vietinfo.eu/images/uploads/News//2010/04/86553/thumb.jpg

THÔNG TƯ SỐ 16/2010/TT-BLĐTBXH NGÀY 01 THÁNG 06 NĂM 2010 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN QUYẾT ĐỊNH 613/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TRỢ CẤP HÀNG THÁNG CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ TỪ ĐỦ 15 NĂM ĐẾN DƯỚI 20 NĂM CÔNG TÁC THỰC TẾ ĐÃ HẾT THỜI HẠN HƯỞNG TRỢ CẤP MẤT SỨC LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động (sau đây được viết là Quyết định số 613/QĐ-TTg);
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 613/QĐ-TTg như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn thực hiện trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với người hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 60/HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian công tác thực tế từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm (kể cả trường hợp đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quy định tại Nghị định số 163/CP ngày 04 tháng 7 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ), bao gồm:

1. Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.

2. Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 chưa hết tuổi lao động.

3. Không áp dụng quy định tại Thông tư này đối với đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, mà thuộc một trong các trường hợp sau :

a) Đang chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;

b) Xuất cảnh trái phép;

c) Bị toà án tuyên bố là mất tích;

d) Đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đủ điều kiện xét hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

đ) Đã chết trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.

Đối tượng quy định tại tiết a, b, c khoản này được thực hiện trợ cấp hàng tháng khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người bị toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.

Điều 2. Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng

Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư này được hưởng trợ cấp hàng tháng khi có đủ các điều kiện sau:

1. Đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động mà không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

2. Đã hết tuổi lao động.

Điều 3. Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng

1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A sinh tháng 5/1948, có thời gian công tác thực tế là 18 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 22 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1990 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp.

Ông A hết tuổi lao động từ tháng 6/2008 nên ông A được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.

2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng người lao động hết tuổi lao động.

Trường hợp trong hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động chỉ ghi năm sinh mà không ghi ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng.

Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B sinh tháng 7/1956, có thời gian công tác thực tế 15 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 15 năm 6 tháng), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 9/1992 đến tháng 6/2000 hết thời hạn hưởng trợ cấp.

Bà B được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01/8/2011 (tháng 7/2011 là tháng bà B hết tuổi lao động).

Ví dụ 3: Bà Nguyễn Thị C sinh năm 1957, có thời gian công tác thực tế là 17 năm (thời gian công tác quy đổi là 18 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1992 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp.

Do hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động của Bà C chỉ ghi sinh năm 1957 (không ghi ngày, tháng sinh) nên bà C được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01/01/2012.

3. Đối tượng quy định tại tiết a, b, c khoản 3 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc người bị toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.

Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D sinh tháng 5/1947, có thời gian công tác thực tế là 18 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 22 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1990 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Năm 2008, do vi phạm pháp luật ông D bị tuyên phạt 6 năm tù giam.

Giả sử đến tháng 6/2013, ông D chấp hành xong hình phạt tù thì ông D được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01/ 7/2013.

Điều 4. Mức trợ cấp hàng tháng

1. Mức trợ cấp hàng tháng được tính thống nhất chung, bằng mức trợ cấp hàng tháng đang hưởng của đối tượng quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp bằng 464.267 đồng/tháng, không phụ thuộc vào mức trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hưởng trước đó.

Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp này cũng được điều chỉnh theo.

2. Người hưởng trợ cấp hàng tháng, trong thời gian hưởng trợ cấp còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi chết, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Điều 5. Hồ sơ hưởng trợ cấp và thời hạn giải quyết:

1. Hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng:

a) Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).

b) Hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động.

c) Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).

2. Hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng:

a) Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp mai táng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).

b) Bản sao Giấy chứng tử hoặc bản sao giấy khai tử hoặc bản sao Quyết định của Toà án tuyên bố đã chết hoặc giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi chôn cất người hưởng trợ cấp hàng tháng chết.

c) Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng.

d) Quyết định hưởng trợ cấp mai táng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).

3. Thời hạn giải quyết:

a) Trợ cấp hàng tháng: tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng của người đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Những trường hợp đủ điều kiện hưởng và có đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng trước ngày 30 tháng 11 năm 2010, thời hạn giải quyết tối đa trước ngày 01 tháng 01 năm 2011.

b) Trợ cấp mai táng: tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ quy định tại tiết a, tiết b khoản 2 Điều này từ thân nhân của người hưởng trợ cấp.

Hết thời hạn nêu trên cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra tình hình thực hiện các quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này. Hàng năm, tổng hợp số đối tượng hưởng trợ cấp và lập dự toán kinh phí chi trả theo quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.

2. Người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế, từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 còn đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động mà không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì được hưởng các chế độ quy định tại Thông tư này. Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 01 tháng liền kề tháng người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân

Share:

10 thg 6, 2010

Sự khác biệt giữa vợ và bồ




Một người đàn ông giàu có bị bệnh nặng, khi sắp ra đi, ông lần lượt gọi đến bên mình người vợ bao năm gắn bó và một cô bồ trẻ.
Cô bồ trẻ trung khóc lóc thảm thương, ông rút ra một chiếc lá đã khô héo và nói: “Đây là chiếc lá đã rơi xuống vai em trong lần đầu tiên mình gặp nhau, anh vẫn luôn giữ nó bên mình và coi đó là một trong những thứ quý giá nhất trong cuộc đời. Bây giờ anh tặng nó lại cho em để làm bằng chứng cho tình yêu của chúng ta”.

Sau đó, ông lại gọi người vợ của mình vào, lấy ra một cuốn sổ tiết kiệm và nói với bà vợ cả: “Tôi với bà cả đời luôn tranh cãi với nhau, từ giờ không phải cãi nhau nữa. Cuốn sổ tiết kiệm này tôi để lại cho bà và các con để lo toan cuộc sống”. Đây chính là kết cục của những người thứ 3 yêu phải những người đàn ông đã có gia đình.




Không biết câu chuyện này có làm những người thứ 3 thức tỉnh? Người đàn ông đã có gia đình thì dù có tốt đến đâu đi chăng nữa cuối cùng vẫn cứ là của người khác. Chúng ta cần hiểu rõ một chân lý: Chỉ có rau mình tự trồng mới ăn mãi không hết. Vậy thì những người thứ 3 tại sao cứ cố gắng theo đuổi những người đàn ông đã có gia đình?

Phân tích từ góc độ tâm lý, khi một người phụ nữ yêu một người đàn ông thì tâm lý muốn thay đổi đối phương của phụ nữ còn mạnh hơn cả nam giới (trong khi nam giới lại chỉ muốn người phụ nữ của mình giữ được những nét như lúc ban đầu). Nếu như bạn yêu phải một người đàn ông đã có vợ thì chưa nói đến những áp lực từ bên ngoài đưa lại, chỉ nói riêng về phương diện tình cảm thôi cũng đã có rất nhiều mối nguy hại đang rình rập. Bạn cố níu giữ tuổi thanh xuân nhưng làm sao có thể so sánh được với những bông hoa lúc nào cũng tươi mơn mởn bên cạnh chàng. Đến khi nhan sắc của bạn không còn thì vị trí của bạn sẽ bị người khác lấy mất.

Chúng ta đều biết, nếu không phải chàng là người đàn ông tốt thì bạn cũng chẳng để mắt đến chàng, thế nhưng sau lưng đại đa số những người đàn ông tốt đều là những người vợ hiền. Thứ tình yêu trái luân lý của bạn và chàng chỉ là trong chốc lát, để thoả mãn cái cảm giác hư vinh nhất thời, để đến khi tàn cuộc bạn là người chịu thất bại nặng nề.

Vì thế, khi lạc bước vào sông yêu, những người thứ 3 nên cẩn trọng. Tình yêu có thể gặp chứ không thể mưu cầu, bách hợp không mộ mẫu đơn. Trước tiên nên học cách tiếp nhận, yêu mến bản thân mới có thể tự tin đi yêu người khác. Hãy yêu tất cả những gì thuộc về người ta chứ đừng yêu cái mà người ta yêu. Một chiếc bật lửa nhỏ trong tay còn đáng để bạn trân trọng hơn những vì sao trên trời xa vời vợi.


Theo Afamily
Share:

3 thg 6, 2010

Thực phẩm cho người bệnh tiểu đường





Tạp chí sức khoẻ Men’s Health vừa công bố những thực phẩm là “khắc tinh” của bệnh mắc tiểu đường. Nhờ tác dụng gián tiếp của những loại thực phẩm này, bệnh tình có nguy cơ thuyên giảm và cơ thể có sức đề kháng tốt với bệnh tiểu đường.

1. Táo



Nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho thấy, tỷ lệ nam giới thường xuyên ăn táo và những thực phẩm chứa nhiều quercetin tử vong do mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch thấp hơn 20% so với những người mắc bệnh nhưng ít hoặc không thường xuyên ăn táo.

Quercetin chứa nhiều trong những thực phẩm: hành tây, cà chua, các loại rau xanh…

2. Nhục quế (vị thuốc Đông y)


Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng Mỹ phát hiện, ăn nhục quế thường xuyên và liên tục sẽ kích thích lượng đường trong máu nhanh chóng chuyển hoá thành năng lượng.

Họ đã tiến hành thực nghiệm trong suốt 40 ngày trên một nhóm tình nguyện viên. Kết quả cho thấy việc dùng nhục quế hằng ngày sẽ giúp đường huyết của người bệnh ổn định, đặc biệt là sau bữa ăn, lượng đường không tăng quá nhanh. Tình trạng tim mạch cũng được cải thiện rõ rệt.

3. Cam, quýt

Thực phẩm cho người bệnh tiểu đường

Cơ thể những người mắc tiểu đường thường thiếu vitamin C do đó cần thường xuyên bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, nên hạn chế việc dùng những viên nén vitamin C để bồi bổ cơ thể mà nên tận dụng nguồn vitamin C có trong những thực phẩm tự nhiên như cam, quýt…

4. Cá biển


Nguy cơ phát bệnh tim mạch ở những người mắc tiểu đường thường cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. Do vậy, việc nạp nhiều thực phẩm chứa axit béo Omega-3 sẽ giúp ngừa nguy cơ tim mạch. Loại axit béo này có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

5. Thực phẩm nhiều chất xơ

Nghiên cứu của một trường đại học thuộc bang Texas, Mỹ, cho thấy, thường xuyên nạp khoảng 24-50g chất xơ mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ giảm rõ rệt.

Thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau xanh, các loại họ đậu, gạo nếp, bánh mỳ, đại mạch… Đặc biệt là các loại họ đậu, chúng chứa hàm lượng chất béo thấp, ít calo, nhiều chất xơ và protein, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

6. Trà xanh

Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, ít rau xanh, lười vận động đều là những nguyên nhân cơ thể dễ mắc các chứng viêm mãn tính, tạo cơ hội cho bệnh tiểu đường và tim mạch gia tăng.

Trà xanh có chứa nhiều flavnoids có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim.

7. Thịt bò


Thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.

Các nhà khoa học Anh đã tiến hành thực nghiệm về tác dụng của thịt bò với bệnh tiểu đường trên 180 tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ăn thịt bò hoặc những thực phẩm giàu CLA sau một năm cân nặng có thể giảm khoảng 9%, nguy cơ mắc tiểu đường cũng giảm 40%.

8. Socola đen


Trường ĐH Tufts ở Boston, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy, trong socola có chứa loại chất đặc biệt phần nào giúp ngăn ngừa và trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, sử dụng socola đen hợp lý cũng có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng của huyết quản.

(theo danong.com)
Share:

Top 10 phụ nữ gợi tình nhất thế giới

Tạp chí FHM vừa công bố danh sách 100 người sexy nhất thế giới năm nay. Cheryl Cole đăng quang 2 năm liên tiếp, trong khi top 10 có nhiều gương mặt mới như Kristen Stewart, Frankie Sandford...

Đây là năm thứ hai Cheryl Cole giữ ngôi vị quán quân trong danh sách bình chọn của FHM.

Cheryl Cole gợi cảm nhất thế giới 2009 Đây là năm thứ hai Cheryl Cole giữ ngôi vị quán quân trong danh sách bình chọn của FHM. Cô đào bốc lửa Megan Fox ngậm ngùi đứng vị trí thứ hai. Siêu mẫu Marissa Miller luôn được xếp ở những vị trí cao trong các cuộc bầu chọn sắc đẹp. Gương mặt mới Frankie Sandford năm nay được chọn vào danh sách. Siêu mẫu nóng bỏng Keeley Hazell giữ vững vị trí thứ 5 so với năm ngoái. Kristen Stewart - "nàng Bella" xinh đẹp trong loạt phim "Twilight" - cũng bất ngờ được chọn vào top 10. Kelly Brook chứng tỏ độ hot không hề suy giảm. Siêu mẫu Adriana Lima đứng ở vị trí thứ 8. Bà mẹ một con Jessica Alba đã "nóng" trở lại, xếp vị trí thứ 9. Chốt top 10 là người đẹp bốc lửa Abbey Clancy - bồ của tiền đạo Anh Peter Crouch." longdesc="Tạp chí FHM vừa công bố danh sách 100 người sexy nhất thế giới năm nay. Cheryl Cole đăng quang 2 năm liên tiếp, trong khi top 10 có nhiều gương mặt mới như Kristen Stewart, Frankie Sandford... > Cheryl Cole gợi cảm nhất thế giới 2009 Đây là năm thứ hai Cheryl Cole giữ ngôi vị quán quân trong danh sách bình chọn của FHM. Cô đào bốc lửa Megan Fox ngậm ngùi đứng vị trí thứ hai. Siêu mẫu Marissa Miller luôn được xếp ở những vị trí cao trong các cuộc bầu chọn sắc đẹp. Gương mặt mới Frankie Sandford năm nay được chọn vào danh sách. Siêu mẫu nóng bỏng Keeley Hazell giữ vững vị trí thứ 5 so với năm ngoái. Kristen Stewart - "nàng Bella" xinh đẹp trong loạt phim "Twilight" - cũng bất ngờ được chọn vào top 10. Kelly Brook chứng tỏ độ hot không hề suy giảm. Siêu mẫu Adriana Lima đứng ở vị trí thứ 8. Bà mẹ một con Jessica Alba đã "nóng" trở lại, xếp vị trí thứ 9. Chốt top 10 là người đẹp bốc lửa Abbey Clancy - bồ của tiền đạo Anh Peter Crouch.">

Cô đào bốc lửa Megan Fox ngậm ngùi đứng vị trí thứ hai.

Cô đào bốc lửa Megan Fox ngậm ngùi đứng vị trí thứ hai.

Siêu mẫu Marissa Miller luôn được xếp ở những vị trí cao trong các cuộc bầu chọn sắc đẹp.

Siêu mẫu Marissa Miller luôn được xếp ở những vị trí cao trong các cuộc bầu chọn sắc đẹp.

Gương mặt mới Frankie Sandford năm nay được chọn vào danh sách.

Frankie Sandford

Siêu mẫu nóng bỏng Keeley Hazell giữ vững vị trí thứ 5 so với năm ngoái.

Siêu mẫu nóng bỏng Keeley Hazell giữ vững vị trí thứ 5 so với năm ngoái.

Kristen Stewart - "nàng Bella" xinh đẹp trong loạt phim "Twilight" - cũng bất ngờ được chọn vào top 10.

Kristen Stewart - "nàng Bella" xinh đẹp trong loạt phim "Twilight" - cũng bất ngờ được chọn vào top 10.

Kelly Brook chứng tỏ độ hot không hề suy giảm.

Kelly Brook chứng tỏ độ hot không hề suy giảm.

Siêu mẫu Adriana Lima đứng ở vị trí thứ 8.

Siêu mẫu Adriana Lima đứng ở vị trí thứ 8.

Bà mẹ một con Jessica Alba đã "nóng" trở lại, xếp vị trí thứ 9.

Bà mẹ một con Jessica Alba đã "nóng" trở lại, xếp vị trí thứ 9.

Chốt top 10 là người đẹp bốc lửa Abbey Clancy - bồ của tiền đạo Anh Peter Crouch.

Chốt top 10 là người đẹp bốc lửa Abbey Clancy - bồ của tiền đạo Anh Peter Crouch.

(Theo danong.com)
Share: