29 thg 4, 2010

Một vài lời khuyên để có sự thanh tịnh tâm hồn

Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.

Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thích hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.
Khi bạn đi du lịch bạn có trải qua một số trạng thái tinh thần lắng dịu không? Vào lúc này, tâm hồn của bạn trở nên yên tỉnh hơn vì bạn ít suy nghĩ và lo lắng. Thậm chí khi bạn ngủ say, bạn không ý thức được những suy nghĩ của mình, bạn đang ở trong tình trạng an bình của nội tâm.
Những việc như trên và những hoạt động tương tự như vậy cũng có thể giúp cho tâm của bạn vượt thoát những suy nghĩ và lo lắng. Và điều đó mang lại một vài giây phút ngắn ngủi cho sự an tịnh tâm hồn.
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn.. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn tận hưởng nó ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối - đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
Bạn có thể chuyển hóa trạng thái an lạc trong nội tâm thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm được điều này cần phải có một sự huấn luyện đặt biệt bằng các bài tập về sự chú tâm như thiền định và các phương pháp khác. Bạn có thể vào trang web http://www.successconsciousness.com và bạn cũng có thể tìm thấy nhiều bài viết, lời khuyên và những kỹ thuật để huấn luyện cho sự an bình nội tâm cũng như quyển sách đặt biệt “Peace of Mind in Daily Life” đã đề cập về chủ đề này.
Sau đây là một vài kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn:
  • Giảm lượng thời gian mà bạn đọc các tin tức trên báo chí và xem tin tức trên tivi.
  • Tránh xa những cuộc nói chuyện có tính tiêu cực và những người yếm thế chán đời.
  • Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự mất ngủ.
  • Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.
  • Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn.
  • Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với biết bao những điều không vừa ý, những bực bội và những tình huống mà những điều này vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi được những điều đó thì quá tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chúng ta phải học cách làm quen với những việc này và chấp nhận chúng một cách vui vẻ.
  • Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng đối với mọi người và mọi tình huống.
  • Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức. Nên tập xả ly cả về tình cảm và tâm thần. Có gắng nhìn cuộc đời mình và mọi người với một ít xả ly và một ít hệ lụy. Xả ly không phải là dững dưng, thiếu quan tâm và lạnh nhạt mà nó là một khả năng để tư duy và phán xét một cách công bằng và lô-gíc. Đừng nên lo lắng nếu bạn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc thể hiện sự xả ly. Cứ cố gắng thực tập nó.
  • Hãy để cho quá khứ đi qua. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải gợi lên những ký ức không vui và chôn vùi chính mình trong đó.
  • Thực tập một vài cách để tập trung. Điều này sẽ giúp bạn tống khứ những ý nghĩ không vui và những lo lắng. Những thứ này đã cướp đi sự thanh thản trong tâm hồn bạn.
  • Học cách để thiền tập. Thậm chí vài phút trong một này cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn.
Cuối cùng, sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế giới bên ngoài và điều có có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác chung quanh nữa!
Người dịch: Tâm Hải
Theo: The Buddhist Translation Group (Trích từ: http://phattuvietnam.net)
Share:

Thông tư 15 /2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2010/NĐ-CP

http://image.tin247.com/vnexpress/080915124426-754-629.jpg
Căn cứ Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây được viết là Nghị định số 29/2010/NĐ-CP) và Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung (sau đây được viết là Nghị định số 28/2010/NĐ-CP), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng như sau:

Điều 1. Đối tượng áp dụng:

1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo quy định tại Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

5. Người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

6. Người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 trở đi còn thời hạn hưởng trợ cấp.

Điều 2. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng

1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Thông tư này đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh như sau:

Mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2010

=

Mức lương hưu, trợ cấp tháng 4/2010

x

1,123

Ví dụ 1: Ông A, có mức lương hưu tháng 4/2010 là 1.725.759 đồng/tháng.

Mức lương hưu của ông A từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

1.725.759 đồng/tháng x 1,123 = 1.938.027 đồng/tháng

Ví dụ 2: Ông B, cấp bậc Đại uý, có mức lương hưu tháng 4/2010 là 2.266.236 đồng/tháng.

Mức lương hưu của ông B từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

2.266.236 đồng/tháng x 1,123 = 2.544.983 đồng/tháng

Ví dụ 3: Ông C là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, có mức trợ cấp tháng 4/2010 là 843.318 đồng/tháng.

Mức trợ cấp hàng tháng của ông C từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

843.318 đồng/tháng x 1,123 = 947.046 đồng/tháng

Ví dụ 4: Ông D, nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, có mức trợ cấp tháng 4/2010 là 915.768 đồng/tháng.

Mức trợ cấp mất sức lao động của ông D từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

915.768 đồng/tháng x 1,123 = 1.028.407 đồng/tháng

2. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được điều chỉnh như sau:

a) Đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ ngày 01/5/2010

=

Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4/2010

x

1,123

Ví dụ 5: Ông G, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, mức trợ cấp tháng 4/2010 là 388.843 đồng/tháng.

Mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông G từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

388.843 đồng/tháng x 1,123 = 436.671 đồng/tháng

b) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị xong ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp không điều trị nội trú) trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến 30 tháng 4 năm 2010 mà chưa được giải quyết chế độ thì mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp của đối tượng này được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.

c) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp phục vụ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp phục vụ hàng tháng được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng.

3. Đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp được điều chỉnh như sau:

a) Mức trợ cấp tuất đối với thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng.

Ví dụ 6: Ông H, đang hưởng trợ cấp tuất đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng với mức trợ cấp hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 mức trợ cấp tuất của ông H là:

70% x 730.000 đồng/tháng = 511.000 đồng/tháng.

b) Đối với người chết trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến 30 tháng 4 năm 2010 mà thân nhân chưa được giải quyết chế độ tuất thì mức trợ cấp tuất hàng tháng của các tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2010 được tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp tuất hàng tháng của đối tượng trên được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.

4. Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư này mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 trở đi vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp, thì mức trợ cấp của thời gian được hưởng còn lại được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng.

5. Quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành rồi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động đã được hưởng phụ cấp chuyển ngành theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 khoản phụ cấp chuyển ngành được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng.

6. Người đang hưởng lương hưu mà sống cô đơn theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, nếu mức lương hưu điều chỉnh theo khoản 1 Điều này thấp hơn 1.095.000 đồng/tháng, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 được điều chỉnh bằng 1.095.000 đồng/tháng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra tình hình thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2010/NĐ-CP và Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; lập báo cáo theo mẫu đính kèm Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính vào tháng 10 năm 2010.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành; các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân

BIỂU TỔNG HỢP

SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TỔNG QUỸ TĂNG THÊM
(Kèm theo Thông tư số 15 /2010/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

Đối tượng

Số người hưởng chế độ thời điểm tháng 5/2010 (người)

Tổng kinh phí chi trả thời điểm tháng 5/2010, chưa điều chỉnh (triệu đồng)

Tổng kinh phí chi trả thời điểm tháng 5/2010, đã điều chỉnh theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và Nghị định số 29/2010/NĐ-CP (triệu đồng)

Tổng kinh phí tăng thêm do điều chỉnh theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và Nghị định số 29/2010/NĐ-CP (triệu đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) = (4) – (3)

1. Hưu trí:

- Hưu công nhân, viên chức, công chức;

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

- Hưu liên doanh;

- Hưu các thành phần kinh tế khác;

- Hưu lực lượng vũ trang.

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

2. Mất sức lao động:

3. Công nhân cao su:

4. Cán bộ xã, phường, thị trấn:

5. Trợ cấp TNLĐ hàng tháng:

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

6. Trợ cấp BNN hàng tháng:

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

7. Tuất hàng tháng:

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

Tổng cộng

Người lập biểu
(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị

Share:

27 thg 4, 2010

Nhẹ nhàng vào hạ


1. Sơ mi


Sơ mi công sở mùa hè thường không quá cầu kì diêm dúa, hay nhấn nhá và các chi tiết ren cầu kỳ. Trên nền các chất liệu nhẹ nhàng như cotton, chiffon... cùng họa tiết hoa nhỏ, mà u sắc nhã nhặn và đơn giản tạo nên sự thoải mái và mát mẻ cho bạn gái.









Dáng áo không quá bó sát tạo nên sự thoải mái.



Đôi khi, 1 chút biến tấu với thắt lưng và áo sơ mi thụng, tạo thành điểm nhấn quyến rũ.





Áo cánh chấm bi nhỏ mát mẻ và nhã nhặn.











2. Áo và váy

Chính vì sự nhẹ nhàng trong chất liệu, những chiếc áo cánh mùa hè có thể kết hợp với không chỉ các mẫu chân váy công sở cứng cáp, mà còn rất đa zi năng khi phối gợi cảm với chân váy xòe hoa cho buổi đi chơi, hay sooc ngắn, kaki lửng duyên dáng....



Khi kết hợp với chân váy xòe, bạn trông thật trẻ trung.





Nhưng cũng rất quý phái và trang nhã





3. Váy liền thân

Sự gợi cảm của các chất liệu nhẹ mát này không chỉ dừng lại ở đó, nếu như bạn sử dụng nó để may 1 chiếc đầm liền thân bó sát gợi cảm, chắc chắn sự nữ tính, nét duyên dáng đầy quyến rũ sẽ đồng hành cùng bạn.
















Quỳnh Anh
(Theo xinh xinh,com)
Share:

20 thg 4, 2010

6 gợi ý cho phong thuỷ nhà bếp

phong-thuy-cho-nha-bep.JPG

Bạn đang có một nhà bếp cho tổ ấm của mình nhưng vẫn băn khoăn chưa biết bố trí những vật dụng thường ngày như thế nào để chúng vừa hợp với thuật phong thuỷ, vừa tiện lợi khi sử dụng. Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ giúp bạn…


Bàn ăn:

Cách chọn bàn ăn: theo phong cách truyền thống, người ta thường sử dụng bàn hình tròn, biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nhưng tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành. Bàn ăn nên đặt ở chỗ khuất, không nên đặt gần cửa ra vào. Bàn ăn cũng không nên đặt đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần. Vì diện tích hẹp phải đặt như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.

Điều tối kỵ khi đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu dẫn đến chủ nhà bất minh, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn với màu sắc phù hợp bên dưới xà ngang với hàm ý: quả cầu đã hứng chịu hết cho gia chủ.

Đặt bếp

Theo thuật phong thủy không nên đặt bếp nấu ăn dựa vào tường nhà bếp, bếp nhìn thẳng ra cửa chính hay phía sau bếp là cửa sổ vì gió sẽ thổi vào bếp từ những cửa này, đặc biệt không nên đặt bếp nấu ở cạnh cửa sổ có mặt trời phía tây chiếu vào vì nếu bạn đun bằng bếp dầu hay ga gió không chỉ thổi tắt bếp ma mùi dầu, ga còn gây độc hại cho người. Nếu bạn đun bằng bếp than củi lúc gió thổi lửa liếm ra 4 phía có khi còn gây ra hỏa hoạn. Ngoài ra, không nên đặt bếp ở gần phòng ngủ vì bếp nóng bức, hơi dầu mỡ, người hít phải nhiều hơi này sẽ có hại cho sức khỏe.

Tránh đặt bếp nấu ăn kẹp giữa hai vật dung mang theo nước như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát vì thuỷ kị hoả. Nhà bếp là nơi rất quan trọng trong một gia đình do đó bạn nên đặt ít đồ để tạo không khí thoáng. Bạn cũng nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu để làm sạch không khí sau khi nấu ăn. Hơn nữa, phòng bếp cần có đủ ánh sáng, do vậy bạn nên lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm là tốt nhất.

Bồn rửa bát:

Như đã nói ở trên, chúng ta không nên để bồn rửa bát quá gần bếp nấu ăn nhưng cùng không nên đặt bồn rửa ở phía đối diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu. Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng.

Hũ gạo:

Ngày nay, thùng đựng gạo thường đặt
kín đáo trong các ngăn tủ ngay dưới bếp.

Theo phong tục tập quán, trong bữa ăn của người phương Đông không thể thiếu cơm gạo. Thế chúng ta có thể đặt hũ gạo ở đâu là tốt nhất? Nên đặt nó tại nơi kín đáo ở hướng Tây Nam hay Đông Bắc của bếp và được kê lên để chống ẩm. Tránh đặt nó ở hướng Đông và đặt quá cao.

Tủ lạnh:

Ngày xưa, ông cha ta chưa có tủ lạnh nên trong các tài liệu về phong thủy của người xưa để lại chưa đề cập tới vấn đề này. Nhưng theo quan điểm được nhiều người đồng tình nhất về cách đặt tủ lạnh là nên đặt nó ở hướng lành (Bắc, Đông Nam), vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ, và kích động nó gây rối.

Thờ táo quân

Là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng biết về sự tích ông Công, ông Táo. Tục lệ thờ những vị thần này được gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay. Nên thờ Táo quân ở đâu là phù hợp nhất? Các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc “Hoả”, cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam “Hoả” vượng.

6 lời khuyên cho phong thuỷ

Theo thuật Phong thuỷ, cách bạn trang trí nhà cửa có một ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nếu nhà bạn hay môi trường làm việc ở giữa đống đồ đạc lộn xôn, bừa bãi thì tài chính, sức khoẻ, đời sống tình cảm cũng sẽ có tình trạng tương tự. Muốn tránh được những điều đó, các bạn nên tham khảo 6 lời khuyên sau.

- Một môi trường lộn xộn và bừa bãi làm cản trở sự lưu thông của các nguồn năng lượng. Hãy bắt đầu bằng việc dọn dẹp nhà cửa hay văn phòng và vứt bỏ những thứ không cần đến nữa hoặc quá lâu không sử dụng.

- Nếu có thứ gì cần sửa chữa, cách đơn giản là khắc phục ngay hoặc loại bỏ nó.

- Để ý tới cả những vật nhỏ đã chất đống lên từ lâu như các loại hoá đơn điện nước hay thư từ. Làm việc đó nghĩa là bạn đã bắt đầu với một việc không mang tính ràng buộc và giúp bạn lấy lại cảm giác thích sự sạch sẽ.

- Sử dụng cây xanh trong môi trường sinh hoạt, chăm sóc chúng cẩn thận và tưới nước đều đặn. Những loại cây lá tròn được mọi người ưa thích hơn cả.

- Các sơ đồ thiết kế nên giới hạn vì việc thực hiện có thể tiêu tốn nhiều tiền và gây ra những vấn đề về sức khoẻ.

- Tránh treo đèn có ánh sáng quá chói trên trần nhà và hạn chế tối đa những vật dụng có góc cạnh sắc nhọn.


Theo VTV

Share:

19 thg 4, 2010

Chế độ thôi việc đối với người lao động trong công ty CP hóa từ DNNN



Tại điểm c, khoản 3, mục III Thông tư số 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định: “Hội đồng quản trị, người sử dụng lao động của công ty cổ phần có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển sang khi người lao động đó mất việc làm, thôi việc tại công ty cổ phần, kể cả khoản trợ cấp cho thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trước đó và thời gian người lao động làm việc tại công ty, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước nhưng chuyển đến công ty 100% vốn nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995”.

- Tại điểm b, khoản 3, Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 05 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 09 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động quy định: “Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian mà người lao động làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Đối với công ty nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hóa, giao, bán) thì áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp này”.

(Nguồn: Bộ LĐ-TBXH)

Share:

Thực hư hào quang trên núi Sơn Trà



Ảnh (chụp lại tại chùa Linh Ứng): Hào quang xuất hiện lần đầu vào ngày 16.8.2008


Thông tin về ánh hào quang xuất hiện tại bán đảo Sơn Trà, nhất là khu vực xây chùa Linh Ứng và tượng Phật Quan Thế Âm, gần đây bỗng dưng được phát tán rộng rãi.

Chùa Linh Ứng được xây dựng trên diện tích 12 ha tại sườn núi khu vực Bãi Bụt (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Hiện tượng hào quang đã xuất hiện trong các năm 2008, 2009. Tuy nhiên, đến giữa tháng 4.2010, thông tin về hào quang mới phát tán rộng rãi. Theo nhà chùa, lần đầu tiên là khoảng 11 giờ ngày 16.8.2008, trong lúc thi công phần mão tượng (phần đầu) thì ánh hào quang xuất hiện tỏa sáng. Bức ảnh này hiện đang được phóng to, treo trang trọng tại phòng tiếp khách nhà chùa. Sau đó, khoảng 10 giờ 30 ngày 13.4.2009 (nhằm 19.3 âm lịch), hào quang lại xuất hiện. Cũng theo nhà chùa, một ngày sau, lúc 10 giờ 10 phút ngày 14.4.2009 xuất hiện ánh hào quang. Đến ngày 25.7.2009 (tức 4.6 âm lịch), lúc 11 giờ 15 phút, hào quang lại tỏa sáng. Trao đổi với Thanh Niên qua điện thoại, thượng tọa Thích Thiện Nguyện cho biết: "Hào quang xuất hiện từ năm 2008, 2009, dân Đà Nẵng ai cũng biết. Không tin thì qua bên Bãi Bụt mà hỏi...".

Tại Đà Nẵng, vào ngày 15.9.2009, đã xuất hiện hiện tượng hào quang quanh mặt trời. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này xảy ra vào lúc 12 giờ đến 12 giờ 20 phút. Đến ngày 18.9.2009, hiện tượng này lại tái xuất hiện. Chuyện "hào quang quanh mặt trời" được ông Lê Huy Minh - Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - khẳng định: "Là hiện tượng khúc xạ gần giống như cầu vồng, hiếm khi quan sát được ở Việt Nam". Cũng theo ông Minh, theo nguyên lý của cầu vồng thì khi ánh sáng mặt trời truyền qua khí quyển, do điều kiện hơi nước, ánh sáng bị tán sắc thành 7 màu rực rỡ.

Vào thời điểm ánh hào quang xuất hiện tại Đà Nẵng (tháng 9.2009), trả lời báo chí, ông Lê Huy Minh lý giải, đây chỉ là hiện tượng quang học do điều kiện khí quyển ở bầu trái đất và chỉ xảy ra trong tầng khí quyển chứ không phải là hiện tượng mặt trời, bởi nếu là hiện tượng mặt trời thì mắt thường không thể nhìn thấy được. Hiện tượng khí quyển kỳ lạ này nhiều nơi trên thế giới cũng đã thấy, nhưng ở Việt Nam, đây là hiện tượng hiếm khi quan sát được. Trong năm 2009, giới nghiên cứu và các nhà khoa học cả nước chỉ ghi nhận được hai lần ánh "hào quang quanh mặt trời" xuất hiện tại Đà Nẵng. Đó là một hiện tượng tự nhiên.

Hữu Trà

(Nguồn: thanhnien.com)

Share:

13 thg 4, 2010

Nghị định 35/2010/NĐ-CP quy định mức TC ưu đãi đ/v người có công CM

NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2010/NĐ-CP NGÀY 6 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 21 tháng 6 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và các mức trợ cấp, phụ cấp

1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 770.000 đồng.

2. Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với từng đối tượng người có công với cách mạng, bao gồm:

a) Bảng số 1: mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng;

b) Bảng số 2: mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

c) Bảng số 3: mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B.

Điều 2. Kinh phí thực hiện

Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2010.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

3. Các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

BẢNG SỐ 1

MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ)

Đơn vị tính: nghìn đồng

A. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng:
TT Đối tượng người có công Mức trợ cấp, phụ cấp từ 01/5/2010
(mức chuẩn 770.000đ)
Trợ cấp Phụ cấp
1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945:


- Diện thoát ly 861 146/1
thâm niên

- Diện không thoát ly 1.462

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 từ trần 770

- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 từ trần 1.291
2 - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 797

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 từ trần 432

- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 từ trần 904
3 Thân nhân liệt sĩ:


- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ 770

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên 1.376

- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sĩ 1.376
4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 1.376 646
5 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến 646
6 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh) Bảng số 2

- Thương binh loại B Bảng số 3

- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
387

- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng
792

- Người phục vụ thương binh, thương binh loại B ở gia đình:


+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên 770

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng 990

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần 432

- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần 904
7 - Bệnh binh:


+ Suy giảm khả năng lao động từ 41% – 50% 805

+ Suy giảm khả năng lao động từ 51% – 60% 1.002

+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% – 70% 1.277

+ Suy giảm khả năng lao động từ 71% – 80% 1.473

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% – 90% 1.763

+ Suy giảm khả năng lao động từ 91% – 100% 1.963

+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
387

+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng
770

- Người phục vụ bệnh binh ở gia đình:


+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên 770

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng 990

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần 432

- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần 904
8 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:


+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên 1.763

+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống 1.277

+ Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động bị nhiễm chất độc hóa học 1.277

- Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:


+ Bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt 770

+ Bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt 432
9 - Người có công giúp đỡ cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945:


+ Trợ cấp hàng tháng 770

+ Trợ cấp nuôi dưỡng 1.291

- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến:


+ Trợ cấp hàng tháng 453

+ Trợ cấp nuôi dưỡng 1.011
10 - Trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú:


+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, thương binh loại B; con liệt sĩ; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; con bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học 770

+ Con thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; con bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học 387
B. Mức trợ cấp ưu đãi một lần:
TT Đối tượng người có công Mức TC từ 01/5/2010 (Mức chuẩn 770.000đ)
1 - Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ 20 lần mức chuẩn

- Chi phí báo tử 1.000
2 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 20 lần mức chuẩn

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến được truy tặng 20 lần mức chuẩn
3 Người bị thương suy giảm khả năng lao động từ 5% – 20%:

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% – 10% 4 lần mức chuẩn

- Suy giảm khả năng lao động từ 11% – 15% 6 lần mức chuẩn

- Suy giảm khả năng lao động từ 16% – 20% 8 lần mức chuẩn
4 Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày:

- Thời gian bị địch bắt tù dưới 1 năm 500

- Thời gian bị địch bắt tù từ 1 năm đến dưới 3 năm 1.000

- Thời gian bị địch bắt tù từ 3 năm đến dưới 5 năm 1.500

- Thời gian bị địch bắt tù từ 5 năm đến dưới 10 năm 2.000

- Thời gian bị địch bắt tù từ 10 năm trở lên 2.500
5 Người hoạt động kháng chiến

(Trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến)

120/1 thâm niên
6 Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến 1.000
7 Trợ cấp đối với thân nhân người có công với cách mạng chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

- Thân nhân của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày 1.000

- Thân nhân của người hoạt động kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương 1.000
8 Trợ cấp ưu đãi đối với con của người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đang học tại:

- Cơ sở giáo dục mầm non 200

- Cơ sở giáo dục phổ thông 250

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, phổ thông dân tộc nội trú 300
9 Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tối thiểu chung
10 Mai táng phí Như quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội

BẢNG SỐ 2

MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ)

Mức chuẩn 770.000 đồng

Đơn vị tính: đồng

STT Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp STT Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp
1 21% 519.000 41 61% 1.507.000
2 22% 544.000 42 62% 1.532.000
3 23% 568.000 43 63% 1.556.000
4 24% 593.000 44 64% 1.581.000
5 25% 618.000 45 65% 1.606.000
6 26% 642.000 46 66% 1.631.000
7 27% 667.000 47 67% 1.655.000
8 28% 692.000 48 68% 1.680.000
9 29% 716.000 49 69% 1.705.000
10 30% 741.000 50 70% 1.729.000
11 31% 766.000 51 71% 1.754.000
12 32% 791.000 52 72% 1.779.000
13 33% 815.000 53 73% 1.804.000
14 34% 840.000 54 74% 1.828.000
15 35% 865.000 55 75% 1.853.000
16 36% 889.000 56 76% 1.878.000
17 37% 914.000 57 77% 1.902.000
18 38% 939.000 58 78% 1.927.000
19 39% 964.000 59 79% 1.952.000
20 40% 988.000 60 80% 1.976.000
21 41% 1.013.000 61 81% 2.001.000
22 42% 1.038.000 62 82% 2.026.000
23 43% 1.062.000 63 83% 2.051.000
24 44% 1.087.000 64 84% 2.075.000
25 45% 1.112.000 65 85% 2.100.000
26 46% 1.136.000 66 86% 2.125.000
27 47% 1.161.000 67 87% 2.149.000
28 48% 1.186.000 68 88% 2.174.000
29 49% 1.211.000 69 89% 2.199.000
30 50% 1.235.000 70 90% 2.224.000
31 51% 1.260.000 71 91% 2.248.000
32 52% 1.285.000 72 92% 2.273.000
33 53% 1.309.000 73 93% 2.298.000
34 54% 1.334.000 74 94% 2.322.000
35 55% 1.359.000 75 95% 2.347.000
36 56% 1.384.000 76 96% 2.372.000
37 57% 1.408.000 77 97% 2.396.000
38 58% 1.433.000 78 98% 2.421.000
39 59% 1.458.000 79 99% 2.446.000
40 60% 1.482.000 80 100% 2.471.000

BẢNG SỐ 3

MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH LOẠI B
(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ)

Mức chuẩn 770.000 đồng

Đơn vị tính: đồng

STT Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp STT Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp
1 21% 429.000 41 61% 1.256.000
2 22% 449.000 42 62% 1.276.000
3 23% 469.000 43 63% 1.296.000
4 24% 490.000 44 64% 1.316.000
5 25% 510.000 45 65% 1.336.000
6 26% 530.000 46 66% 1.357.000
7 27% 550.000 47 67% 1.377.000
8 28% 570.000 48 68% 1.397.000
9 29% 591.000 49 69% 1.417.000
10 30% 611.000 50 70% 1.437.000
11 31% 631.000 51 71% 1.458.000
12 32% 651.000 52 72% 1.478.000
13 33% 672.000 53 73% 1.498.000
14 34% 692.000 54 74% 1.518.000
15 35% 712.000 55 75% 1.539.000
16 36% 732.000 56 76% 1.559.000
17 37% 752.000 57 77% 1.579.000
18 38% 773.000 58 78% 1.599.000
19 39% 793.000 59 79% 1.619.000
20 40% 813.000 60 80% 1.640.000
21 41% 833.000 61 81% 1.660.000
22 42% 853.000 62 82% 1.680.000
23 43% 874.000 63 83% 1.700.000
24 44% 894.000 64 84% 1.720.000
25 45% 914.000 65 85% 1.741.000
26 46% 934.000 66 86% 1.761.000
27 47% 952.000 67 87% 1.781.000
28 48% 973.000 68 88% 1.801.000
29 49% 993.000 69 89% 1.822.000
30 50% 1.013.000 70 90% 1.842.000
31 51% 1.033.000 71 91% 1.862.000
32 52% 1.053.000 72 92% 1.882.000
33 53% 1.074.000 73 93% 1.902.000
34 54% 1.094.000 74 94% 1.923.000
35 55% 1.134.000 75 95% 1.943.000
36 56% 1.154.000 76 96% 1.963.000
37 57% 1.175.000 77 97% 1.983.000
38 58% 1.195.000 78 98% 2.003.000
39 59% 1.215.000 79 99% 2.024.000
40 60% 1.235.000 80 100% 2.044.000
Share: