27 thg 2, 2010

Những phát hiện nổi bật năm 2009



Tạp chí National Geographic vừa tổng kết 10 phát hiện khoa học mà người xem quan tâm nhất trên website của họ trong năm 2009, xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:

10) Ngư dân Philippines bắt được con cá mập rất hiếm thuộc họ megamouth, vào tháng 4.2009. Theo Quỹ thiên nhiên hoang dã chi nhánh Philippines thì từ trước đến nay, trên toàn thế giới chỉ ghi nhận được 41 con thuộc loại này. Con cá mập megamouth thứ 41 này dài 4 mét và nặng chừng 500 kg.

9) Con người đã làm đẹp với những viên đá quý cẩn vào răng khoảng 2.500 năm trước. Viện Nhân loại học và lịch sử quốc gia Mexico có một bộ sưu tập độc đáo hàng ngàn chiếc răng rời hoặc nằm trong sọ những người đã sống cách đây vài ngàn năm. Các "nha sĩ" thời xưa đã sử dụng những loại đá rất cứng như obsidian để làm dụng cụ đục răng rồi gắn đá quý lên đó.

8) Trăn khổng lồ (anaconda) đang xâm nhập ồ ạt vào bán đảo Florida và miền nam Texas - những vùng đất thuộc nước Mỹ có khí hậu tương tự Nam Mỹ, vốn là cứ địa của loài động vật này.

Loài anaconda có con dài đến 7 mét, cân nặng trên 220 kg, thường không tấn công người. Còn ở Đông Nam Á có một loài trăn da hình mắt lưới dài 10 mét, chúng có thể tấn công và sát hại người.

7) Rắn to bằng xe buýt. Tháng 2.2009, các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch của loài rắn lớn nhất thế giới từ trước tới nay, dài tương đương một chiếc xe buýt.

Đây là phát hiện của nhóm sinh viên và giảng viên Đại học Toronto (Canada). Họ tìm thấy 180 xương sườn hóa thạch của 28 con rắn tại một mỏ than ở Cerrejó, đông bắc Colombia. Theo tính toán, loài rắn này nặng tới 1.135 kg và dài khoảng 12,8m. Chúng sống cách đây khoảng 58 - 60 triệu năm và được nhóm nghiên cứu đặt tên là Titanoboa cerrejonensis.

6) Xác con tàu ma sau 108 năm. Tháng 11.2009, nhóm chuyên gia khảo cổ Canada phát hiện xác một tàu hơi nước bị đắm từ thời dân chúng đổ xô đi tìm vàng ở Klondike. Đó là con tàu làm bằng sắt tên là A.J.Goddard, bị đắm trong một trận bão cách đây 108 năm. Nó vẫn còn nguyên vẹn trong lớp băng dưới lòng hồ Laberge, phía bắc thủ phủ Whitehorse thuộc vùng lãnh thổ Yukon.

5) Hóa thạch xương người 4,4 triệu năm tuổi. Ngày 2.10, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã phát hiện bộ xương hóa thạch xa xưa nhất của tổ tiên loài người tên là Ardi, thuộc chủng loại Ardipithecus ramidus, có tuổi đến 4,4 triệu năm. Trước đó, hóa thạch người tiền sử được cho có tuổi đời lâu nhất là Lucy, thuộc chủng loại Australopithecus afarensis, được phát hiện năm 1974, có niên đại 3,3 triệu năm. Ardi được tìm thấy ở vùng sa mạc Afar tại miền trung Awash, Ethiopia.

4) Một loài chim cút mà người ta ngỡ đã tuyệt chủng được tìm thấy ở Philippines vào tháng 2.2009, khi nó suýt bị làm thịt.

Theo ông Michael Lu, Chủ tịch CLB chim hoang dã của Philippines, loài chim này có tên khoa học là Turnix worcesteri, từng sống ở vùng núi Caraballo.

3) Những đám mây kỳ lạ tại Cedar Rapids, bang Iowa (Mỹ) là ví dụ về một dạng mây mới được phát hiện. Gavin Pretor Pinney, người sáng lập Hiệp hội Đánh giá mây, bắt đầu chụp những bức ảnh mây kỳ lạ và ngoạn mục vào năm 2005 nhưng lại không biết định nghĩa nó.

Sau này, ông đưa ra một cái tên Latin: Undulus asperatus - có thể hiểu là một dạng gợn sóng hỗn loạn, mạnh mẽ và bất thường.

2) Cá với lớp da đầu trong suốt được các nhà khoa học California, Mỹ ghi hình vào tháng 2.2009.

Sống ở vùng nước sâu tăm tối, loài cá kỳ lạ có tên gọi là cá mắt thùng (barreleye). Chúng sử dụng đôi mắt hình ống cực kỳ nhạy cảm để tìm con mồi lượn lờ bên trên đỉnh đầu.

1) Dấu vết nối kết giữa loài người và vượn cáo. Tháng 5.2009, các nhà khoa học phát hiện hóa thạch tổ tiên của con người có tuổi thọ 47 triệu năm. Hóa thạch này được khai quật tại Messel Pit, Đức, và được đặt tên là Darwinius masillae, có tuổi thọ nhiều hơn gấp 20 lần so với hầu hết các hóa thạch tạo nên quá trình tiến hóa của con người.

Đây là hóa thạch của một loài chuyển tiếp, mang các đặc điểm từ những dòng tiến hóa phi nhân nguyên thủy (bộ bán hầu, đại diện là loài vượn cáo) nhưng lại liên quan nhiều hơn đối với dòng tiến hóa thuộc loài người (vượn người).


Tạ Xuân Quan

(Thanhnien.com)

Share:

11 thg 2, 2010

Chọn tuổi xông đất đầu xuân

amlich1.jpg


Mỗi một tuổi ứng với một chất trong ngũ hành nên cũng có sinh khắc với tuổi khác. Nhân dịp xuân mới, mời các bạn thử tra cứu tuổi của mình để biết thêm một số thông tin thú vị và chọn người đến xông đất:

1, Người tuổi Tý tính nết bộc trực nhưng lời nói, cử chỉ rất cẩn thận, chặt chẽ, sống rất tiết kiệm. Dễ bị kích động nhưng tính tự chủ khá cao, ngoại giao khéo, thích nơi náo nhiệt.Tuổi này xung khắc với tuổi Ngọ và hợp với tuổi Sửu (bạn có thể mời người tuổi này đến xôngnhà, tốt nhất là tuổi Tân hay Quý Sửu)

2, Người tuổi Sửu cần cù nhẫn nại, bảo thủ và quá thận trọng trong công việc. Bề ngoài họ mềm mỏng, chất phác và rất tôn trọng truyền thống, ưa kỷ luật, thẳng thắn, công minh, không thích dùng thủ đoạn và hay ghi chép sổ sách. Tuổi này xung với tuổi Mùi và hợp với tuổi Tý (bạn có thể mời người tuổi Bính Tý hoặc Mậu Tý đến xông nhà là tốt nhất)

3, Người tuổi Dần thích thể hiện năng lực, ưa phiêu lưu mạo hiểm, tính tập trung cao độ cho mục đích công việc nhưng cách sống lập dị và ưa hoạt động. Họ cũng là người có nhiều sáng kiến, ý diễn đạt sáng sủa, thích trang phục đẹp và cuộc đời gập ghềnh. Tuổi này xung với tuổi Thân và hợp với tuổi Hợi (bạn có thể mời người tuổi Quý Hợi hoặc ất Hợi đến xông nhà là tốt nhất)

4, Người tuổi Mão ôn hòa, mềm mỏng, cử chỉ thanh lịch, nhã nhặn và có khiếu về khoa học xã hội và chính trị nhưng lại không ưa đấu tranh trực diện, thích an nhàn mặc dù rất thông minh, trí tuệ. Họ không quan tâm nhiều đến cuộc sống gia đình và rất tự tin vào khả năng của mình. Tuổi này xung với tuổi Dậu và hợp với tuổi Tuất (bạn có thể mời người tuổi Nhâm Tuất hoặc Giáp Tuất đến xông nhà là tốt nhất)

5, Người tuổi Thìn nóng nảy vội vã, nhiệt tình và ôm nhiều khát vọng quá cao. Họ thường coi mình là trung tâm vũ trụ nên hay tự cao, tự đại. Tuy nóng nảy, cứng rắn đôi khi võ đoán nhưng họ lại thẳng tính, không hay để bụng và không ưa sự ràng buộc.Tuổi này xung với tuổi Tuất và hợp với tuổi Dậu (bạn có thể mời người tuổi Đinh Dậu hoặc Kỷ Dậu đến xông đất đầu năm là tốt nhất)

6, Người tuổi Tỵ thường có thiên hướng về triết học hoặc tâm lý học. Họ không thích nghe ai khuyên bảo, luôn đa nghi và bất chấp mọi thủ đoạn để đạt mục đích. Họ rất thông minh nhạy bén và không chịu nhường ai vì những tham vọng riêng của mình. Tuổi này xung khắc với tuổi Hợi và hợp với tuổi Thân (bạn có thể nhờ những người tuổi Bính Thân hoặc Giáp Thân đến xông đất).

7, Người tuổi Ngọ phóng khoáng nhanh nhẹn và hay cả thèm chóng chán. Họ có tính độc lập cao, thích hoạt động thể chất, khá nóng nảy và cố chấp nhưng đôi khi tiền hậu bất nhất vì thiếu nhẫn nại. Tuổi này xung khắc với tuổi Tý và hợp với tuổi Mùi (bạn có thể nhờ người tuổi Đinh Mùi hoặc ất Mùi đến xông nhà)

8, Người tuổi Mùi chính trực hiền lành, dễ cảm thông với người khác, yêu nghệ thuật và dễ tha thứ, nhưng họ cũng yêu tự do cá nhân, đa sầu đa cảm, sợ trách nhiệm nên ít khi dám quyết đoán việc gì, hay để lỡ cơ hội tốt. Tuổi này xung khắc với tuổi Sửu và hợp với tuổi Ngọ (bạn có thể mời người tuổi Bính Ngọ hoặc Mậu Ngọ đến xông đất đầu năm)

9, Người tuổi Thân nhanh nhẹn, thông minh tháo vát. Họ ưa tranh đấu nhưng lại khéo che đậy kế hoạch của mình. Là những người đa tài, làm được nhiều ngành nghề nhưng luôn cảm thấy mình giỏi hơn người khác nên thường chủ quan thái quá dẫn đến thất bại. Tuổi này xung khắc với tuổi Dần và hợp với tuổi Tỵ (bạn có thể mời người tuổi Đinh Tỵ hoặc Tân Tỵ đến xông nhà đầu năm)

10, Người tuổi Dậu rất bảo thủ, câu nệ, cố chấp với bản chất kiêu ngạo. Tuy tài giỏi, có năng lực và tài tổ chức, lại quyết đoán ưa tranh luận nhưng cách nghĩ cứng nhắc, không linh hoạt để thích ứng được với hoàn cảnh.. Tuổi này xung khắc với tuổi Mão và hợp với tuổi Thìn (bạn có thể mời người tuổi Mậu Thìn hoặc Canh Thìn đến xông đất đầu năm)

11, Người tuổi Tuất.Tuổi này xung khắc với tuổi Thìn và hợp với tuổi Mão (bạn có thể mời người tuổi Đinh Mão hoặc Kỷ Mão đến xông đất đầu năm)

11, Người tuổi Hợi.Tuổi này xung khắc với tuổi Tỵ và hợp với tuổi Dần (bạn có thể mời người tuổi Canh Dần hoặc Nhâm Dần đến xông đất đầu năm)


Theo Hà Nội Mới

Share:

8 thg 2, 2010

Chọn tuổi xông nhà Tết Canh dần (2010)



Năm nay Canh Dần ai tuổi Tuất nên chọn kiếm người tuổi Ngọ để được thành tam hợp cuộc: Dần - Ngọ - Tuất mà xông đất, lấy hên đầu năm.
Còn như những tuổi khác nên theo bảng lục hợp dưới đây mà tự chọn tuổi đạp đất - xông nhà cho mình.


- TÝ - SỬU
- DẦN - HỢI
- MÃO - TUẤT
- THÌN - DẬU
- TỴ - THÂN
- NGỌ - MÙI


Ví dụ 1 : Người tuổi Tý nên chọn tuổi Sửu hay người tuổi Sửu nên tìm người tuổi Tý.
Ví dụ 2 : Người tuổi Tuất thì kiếm người tuổi Mão hay người tuổi Mão nên chọn người tuổi Tuất. V. V .

Lưu ý: Riêng đối với những người tuổi Thân. Năm nay Dần sẽ tương xung với người tuổi Thân, rất xấu! Vì vậy, tuổi Thân cần tìm chọn người tuổi Hợi để Dần tham hợp quên xung khắc Thân "theo phép tham hợp của Dịch" mà xông đất cho mình.

Cụ thể hơn:


Nếu tuổi chủ nhà là Tý: Chọn Nam xông nhà thì các tuổi sau : Ất Mùi 1955-Nhâm Dần 1962-Ất Tỵ 1965-Nhâm tuất 1982-Ất Sửu 1985- Nhâm thân 1992- Ất hợi.

Chọn nữ xông nhà thì các tuổi sau: Bính tuất 1946- Bính thân 1956-mậu tuất 1958-tân sửu 1961-tân hợi 1971 -Bính thìn 1976-Mậu Thân 1968-Bính dần 1986 - Mậu thìn 1988-tân mùi 1991.

Chủ Nhà là Sửu: Chọn Nam tuổi: kỷ sửu 1949 -Nhâm dần 1962-Ất Tỵ 1965-Tân Hợi 1971-Nhâm tý 1972-Ất Mão 1975-Nhâm thân 1992.

Chọn Nữ tuổi: Tân sửu 1961-Ất tỵ 1965-Tân hợi 1971-Ất Mão 1975-Tân dậu 1981-Ất Sửu 1985-Ất hợi 1995.

Chủ nhà là Dần: Chọn Nam: tuổi Mậu Tý 1948-Nhâm thìn 1952-Bính ngọ 1966-Mậu tuất 1958-Tân hợi 1971-Bính Thìn 1976-Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982-Mậu Thìn 1988.

Chọn nữ: tuổi Mậu Tý 1948- Nhâm thìn 1952- mậu tuất 1958-Bính ngọ 1966-Nhâm tý 1972-Bính thìn 1976-Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982-Mậu thìn 1988.

Chủ nhà là Mão: Chọn Nam tuổi: Nhâm thìn 1952- Ất Mùi 1955-Nhâm dần 1962-Ất Tỵ 1965-Ất mão 1975-Nhâm tuất 1982-Nhâm thân 1992-Ất hợi 1995.

Chọn Nữ tuổi: Nhâm thìn 1952- Ất Mùi 1955-Nhâm dần 1962-Ất Tỵ - 1965Ất Mão 1975-Nhâm Tuất 1982-Nhâm thân 1992-Bính Tý 1996.

Chủ nhà là Thìn. Chọn Tuổi Nam: xông nhà là: Kỷ sửu 1949-Nhâm Dần 1962-Nhâm Tuất 1982-Tân Hợi 1971 -Nhâm Tý 1972-Ất mão 1975-Tân dậu 1981-Nhâm thân 1992- Ất Hợi 1995.

Chọn Nữ là: Kỷ Sửu 1949-Ất tỵ 1965-Tân Hợi 1971-Ất Mão 1975-Ất sửu 1985.

Chủ nhà là Tỵ. Chọn tuổi Nam: xông nhà là: Bính tuất 1946- Nhâm thìn 1955- Bính ngọ 1966- Nhâm Tý 1972- Bính Thìn 1976- Mậu Ngọ 1978- Nhâm Tuât1982

Chọn nữ xông nhà: Bính tuất-Nhâm Thìn-Mậu tuất-Bính ngọ-Nhâm Tý-bính Thìn-Mậu Ngọ-Nhâm tuất.

Chủ nhà là Ngọ. chọn tuổi Nam xông nhà: Nhâm thìn 1952-Ất Mùi 1955-Nhâm dần 1962-Nhâm tuất 1982-Ất sửu-1985 -Ất hợi 1995.

Chọn tuổi nữ xông nhà: Bính tuất 1946-Bính thân 1956-Mậu tuất 1958-Tân sửu 1961-Mậu thân 1968-Bính thìn 1976 -Bính dần 1986-Tân Mùi 1991.

Chủ nhà là Mùi: Chọn tuổi Nam xông nhà: Tân mão 1951-Ất Mùi 1955-Nhâm Dần 1962-Ất tỵ 1965-Tân Hợi 1971-Nhâm tý 1972-Ất mão 1975-Tân dậu 1981.

Chọn nữ xông nhà: Tân Mão 1951-Ất Mùi 1955-Nhâm dần-Ất Tỵ-Tân Hợi-Nhâm tý-Ất mão-Tân dậu-Nhâm thân.

Chủ nhà là Thân. Chọn tuổi Nam xông nhà:Nhâm thìn 1952-Bính thân 1956-mậu tuất 1958-Bính ngọ 1966-Nhâm Tý 1972-Bính thìn 1976--Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982- Mậu Thìn 1988.

Chọn nữ xông nhà: Nhâm thìn 1952- Bính thân 1956-mậu tuất 1958-Bính ngọ 1966-Bính thìn 1976-Nhâm tuất 1982-Mậu thìn 1988

Chủ nhà là Dậu. Chọn Tuổi Nam xông nhà là: Ất Dậu 1945-Nhâm thìn 1952-Ất Mùi 1955-Nhâm Dần 1962-Ất Tỵ 1965-Nhâm tuất 1982-Ất Sửu 1985-Ất hợi 1995.

Kính Chúc Quý bạn Năm Mới An Khang-Thịnh Vượng, Vạn Sự Như Ý .

chọn tuổi nữ xông nhà: Nhâm thìn 1952-Ất Mùi 1955-Nhâm dần 1962-Ất Tỵ 1965-Nhâm tý 1972-Nhâm tuất 1982-Ất Sửu 1985- Nhâm thân 1992--Ất hợi 1995.

Chủ nhà là Tuất. chọn tuổi Nam xông nhà: Nhâm Dần 1962-Ất Tỵ 1965-Tân Hợi 1971-Nhâm tý 1972-Ất Mão 1975-Nhâm thân 1992-Ất hợi 1995.
Chọn nữ xông nhà: Tân mão 1951-Ất tỵ 1965- Tân hợi 1971- Ất mão 1975- Tân dậu 1981-Ất hợi 1995.


Chủ nhà là Hợi: chọn tuổi Nam xông nhà: Mậu Tý 1948-Nhâm thìn 1952-Mậu tuất 1958-Canh Tý 1960-Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982-Mậu Thìn 1988.

Chọn nữ xông nhà: Mậu Tý 1948-Nhâm thìn 1952-Mậu tuất 1958-Canh Tý 1960-Nhâm tý 1972-Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982-Mậu Thìn 1988.
Share:

XUẤT HÀNH, CHỌN TUỔI XÔNG NHÀ (XÔNG ĐẤT), KHAI TRƯƠNG… ĐẦU NĂM CANH DẦN (2010).

Theo phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán bắt đầu từ giao thừa. Nên ông bà thường khuyên con cháu kể từ giờ phút này nên vui vẻ với nhau, không nên cải cọ, không làm vở chén bát. Còn ông bà, cha mẹ lo lễ cúng giao thừa, là lễ cúng đưa tiễn các vị hành khiến năm cũ và đón rước các vị hành khiến năm mới ở ngoài sân, và trong nhà thì cúng ông bà tổ tiên…

chuc-mung-nam-moi-canh-dan-an-khang-thinh-vuong-van-su-nhu-y.jpg

Sau đó là cùng nhau ăn uống vui vẻ, chúc Tết lẫn nhau, kể cả lì xì đầu năm cho nhau để chúc may mắn cho từng thành viên trong gia đình.

Xuất hành, chọn tuổi xông nhà, xông đất, khai trương đầu nămXuất hành, chọn tuổi xông nhà, xông đất, khai trương đầu nămXuất hành, chọn tuổi xông nhà, xông đất, khai trương đầu nămXuất hành, chọn tuổi xông nhà, xông đất, khai trương đầu nămXuất hành, chọn tuổi xông nhà, xông đất, khai trương đầu nămXuất hành, chọn tuổi xông nhà, xông đất, khai trương đầu nămXuất hành, chọn tuổi xông nhà, xông đất, khai trương đầu năm

CHÚC CÁC BẠN MỘT NĂM MỚI : - AN KHANG THỊNH VƯỢNG

- VẠN SỰ NHƯ Ý !

(Nguồn:Blogphongthuy.com)

Share:

4 thg 2, 2010

Thông tư 04/2010 của Bộ Lao động-TBXH về điều chỉnh mức đóng BHXH



THÔNG TƯ SỐ 04/2010/TT-BLĐTBXH NGÀY 29 THÁNG 1 NĂM 2010 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUY ĐỊNH MỨC ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG VÀ THU NHẬP THÁNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2008/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2008/NĐ-CP),
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010.

2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 134/2008/NĐ-CP là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010.

Điều 2. Điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Presentation1

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.

Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Năm t

2008

2009

2010

Mức điều chỉnh

1,07

1,00

1,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
Share:

Ngũ quả và ngũ hành trong phong thuỷ nhà ở

Cây khế ngọt, cây phát tài là những loại cây được ưa chuộng chưng trong nhà dịp đầu năm vì những ý nghĩa qua tên gọi. Sự phối hợp màu sắc giữa âm và dương hài hòa đem lại sinh khí cho năm mới.
Mùa xuân cũng là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa của sắc hoa tươi thắm mọi nhà. Việc chọn cây trái để chưng dịp tết sao cho phù hợp với thẩm mỹ và phong thủy là điều không ít gia chủ quan tâm. Cũng như các thành phần khác trong không gian cư trú, cây cối chịu tác động của môi trường và thích ứng với môi trường thông qua biểu hiện hình thế như cao - thấp, to - nhỏ, cứng - mềm v.v. Nếu khéo chọn sao cho hài hòa âm dương, ngũ hành thì không những đem lại thẩm mỹ cao mà còn thúc đẩy sinh khí, hưng vượng cho nơi cư ngụ trong dịp xuân về.
Từ mâm ngũ quả
Xuất phát từ quan niệm về chuộng số lẻ của văn hóa phương Đông, về bộ ngũ hoàn hảo (ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc…), về sự đầy đủ (như bàn tay 5 ngón)… mà mâm trái cây dâng cúng tổ tiên và chưng ngày tết của người Việt được gọi là mâm ngũ quả, dù hiện nay không chỉ có 5 loại trái cây mà đến cả trên chục loại! Và tùy theo vùng miền mà số lượng và loại trái chưng cũng khác nhau. Ví dụ như theo âm tiết Nam bộ thì mâm ngũ quả nên có cầu - vừa- đủ - xài - sung (bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung hoặc chùm nho), nhưng lại không chưng nải chuối (sợ bị “chúi” cả năm) hay trái cam (sợ quýt làm cam chịu) như là ở miền Bắc vốn chưng khá nhiều loại quả, miễn sao tươi tắn đẹp mắt là được. Xét về mặt âm dương - ngũ hành thì một mâm ngũ quả hài hòa nên có các yếu tố bổ sung, tương hỗ cho nhau, như bản chất cuộc sống trong tự nhiên và xã hội đòi hòi như vậy. Cần cân đối giữa những trái cây có màu xanh hay màu nhạt, dịu mát tượng trưng cho âm với các trái màu nóng như đỏ cam, vàng rực… tượng trưng cho dương. Người Việt cũng thiên nhiều về hai hành thổ (sinh kim, tiền tài) và mộc (phát triển, nảy lộc, bám rễ lâu bền) nên mâm ngũ quả chủ yếu là các trái có vị ngọt (thuộc thổ) như lê, dưa hấu, đu đủ, xoài… và những trái có vị chua (thuộc mộc) như bưởi, cam. Đến ngũ hành sinh khắc của cây cối
Trong chọn cây chưng tết thì cách làm theo phong thủy là chọn cây theo hành làm chủ đạo (hành bản mệnh gia chủ), rồi bổ sung thêm hành sinh chủ và hành chủ sinh, điểm xuyết hành chủ khắc tại các vị trí xấu, còn lại để tự nhiên và bố trí theo công năng, thẩm mỹ. Ví dụ một ngôi nhà với gia chủ thuộc hành kim, nhà sơn màu trắng xám, thì nên chọn các cây xén tròn, đặt trong chậu vuông hoặc tròn (thổ sinh kim), đồng thời có thể thêm một số cây thủy sinh để kim sinh thủy. Cũng nên căn cứ vào đặc tính của nơi bố trí cây chứ không chỉ thuần yếu tố cá nhân, và có lúc khắc lại tốt hơn là sinh. Ví dụ nếu phòng khách có mảng sơn màu đỏ cam, thuộc hỏa, thì cây chưng đó nên có dạng thấp và nhấp nhô, tán tròn, lá xanh đậm có ánh trắng (thuộc kim và thủy, là hai hành xung khắc với hỏa) để giảm bớt tính hỏa. Gặp khoảng sân dạng vuông vức trong phố, diện tích hẹp, tường chung quanh kín (thuộc thổ) thì nên dùng cây thuộc hai hành mộc và thủy để khắc chế tương tác, giảm đi sự bằng phẳng vuông vức đơn điệu. Nếu trường hợp này mà dùng hành hỏa (cây có hoa lá màu đỏ hoặc cam, dáng cây nhọn) nhằm tương sinh thì lại càng làm cho không gian thêm ngột ngạt. 

 (Nguồn: Archi.vn)
Share:

Lò Nấu Vi Ba



Lò Vi Ba (Microwave oven) hiện nay đã ngự trị trong bếp của hầu hết mọi gia đình cũng như sở làm, trường học và ngay cả trên xe cắm trại. Dân giầu có thì sắm một lò gắn vào tường với đủ nút bấm hiện đại. Nhà nghèo cũng cố mua bằng được một hộp nấu vi ba, nhỏ bé, giản dị.

Nấu thực phẩm bằng lò này đã trở thành một nhu cầu hàng ngày của các ông bà nội trợ vì tiện lợi, mau chóng lại tốn ít nhiên liệu. Nhưng cũng như mọi sáng chế của khoa học, lò cũng có những rủi ro, bất lợi.

Xin cùng tìm hiểu thêm về bếp nấu tân thời này.

Lịch sử lò vi ba

Nhiều phát minh khoa học là kết quả của nhận xét tình cờ. Kháng sinh Penicillin được tìm ra khi nhà vi trùng học người Anh Alexander Fleming thấy một loại mốc meo ăn mất mấy con vi khuẩn của mình nuôi trong ống nghiệm. Thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa được bào chế nhờ quan sát của bác sĩ Edward Jenner với phụ nữ vắt sữa ở bò mắc bệnh này. Lò vi ba thì được phát hiện khi một nghiên cứu gia đói bụng, bực mình vì thỏi súc cù là trong túi bị mềm chẩy, trong khi ông ta đang làm việc với một dụng cụ điện tử.

Đó là viên kỹ sư tự học Percy Spender của công ty Raytheron Corporation.

Vào một ngày lao động như thường lệ của năm 1946, ông Spencer được hãng giao cho việc nghiên về phóng xạ của ống từ trường Magnetron. Ống này được Anh Quốc sáng chế và sử dụng năm 1940 ở Âu Châu, trong Đệ Nhị Thế Chiến, để phát hiện quân đội Quốc Xã Đức.

Đang làm việc, ông Spencer thấy đói bụng. Thò tay vào túi để lấy thỏi súc cù là mà bà vợ đưa cho hồi sáng, thì cục kẹo đã mềm nhũn, không ăn được. Ông ta bực mình. Nhưng một câu hỏi lóe ra trong óc: tại sao nó lại mềm chẩy? Sáng vợ đưa cho còn cứng nhắc mà. Ông ta rủa thầm, chắc là cái ống Magnetron này nó hại mình đây. Và để thách thức, ông ta mang ít hạt bắp để cạnh ống coi xem tác dụng của ống ra sao. Bắp nổ bung, chín và ăn được. Ông ta bèn thử với quả trứng gà sống. Đồng bạn tò mò xúm nhau vào coi. Trứng rung động rồi chín nổ tung tóe bắn vào mặt mọi người.

Ngồi suy nghĩ, Percy kết luận là những luồng từ điện cực ngắn phát ra từ ống Magnetron tác dụng lên cục súc cù là, quả trứng, hạt ngô làm chín các thứ này. Như vậy thì sóng này cũng có thể làm chín các thực phẩm khác. Thế là ông ta bắt tay vào việc sáng chế ra một lò nấu bằng sóng cực ngắn.

Lò nấu vi ba đầu tiên do Percy làm ra năm 1947, cân nặng 750 cân Anh, cao gần 6 feet, giá 5000 đô la Mỹ. Tiếp tục cải tiến, nhà sản xuất làm ra các lò nhỏ hơn, rẻ hơn để phục vụ công chúng. Năm 1952, công ty Tappan đưa ra một lò nhỏ đầu tiên cho gia đình với giá dưới 500 Mỹ kim. Ngày nay thì lò vi ba hiện đại hơn nhiều và giá thành cũng hạ.

Nguyên tắc

Lò vi ba sử dùng những sóng điện từ cực ngắn để làm chín thực phẩm. Đó là sóng vi ba phát ra từ một bộ phận gọi là magnetron đặt trong một cái lò kín.

Magnetron là một cái ống kiểm soát điện từ. Ống biến điện năng ra các sóng phóng xạ nhỏ. Sóng kích động các phân tử của nước trong món ăn. Phân tử nước là lưỡng cực với dương và âm cực ở mỗi đầu. Dưới ảnh hưởng của sóng điện từ, nước trong thực phẩm chuyển động tới lui nhanh mạnh, sinh ra nhiệt và làm chín thức ăn. Sự kích động nước này diễn ra sâu nông tùy khả năng xâm nhập của sóng.

Lò nấu bình thường thì nhiệt ảnh hưởng vào thực phẩm dần dần từ ngoài vào trong, nên mặt ngoài sém vàng. Ngược lại, lò vi ba thì sóng chui sâu khoảng 2.5 phân, làm chín món ăn từ trong ra, nên thời gian nấu mau hơn lò thường tới bốn lần và dùng ít năng lượng hơn.

Sóng từ ống magnetron phát ra được những cánh quạt nhỏ phân tán đều trong lò và xâm nhập món ăn. Vách lò bằng kim loại và cửa lò với hai khóa an toàn khép kín ngăn sóng thoát ra ngoài. Cửa chỉ hé một chút là lò không chạy.

Lợi, hại của lò vi ba

Lợi điểm:

Lò vi ba có những điểm ích lợi như sau:

* Tiết kiệm năng lượng

* Giảm thời gian nấu

* Thực phẩm giữ được nhiều chất dinh dưỡng và hương vị nguyên thủy

* Không cần pha thêm dầu, mỡ

* Dễ lau chùi lò

* Không tạo ra hơi nóng trong bếp

* Không dùng nhiều nước trong món ăn nên mất rất ít chất dinh dưỡng

* Có thể nấu và ăn thực phẩm trong cùng đồ chứa

Bất lợi:

Nhưng lò cũng có vài bất tiện:

* Phóng xạ có thể thoát ra ngoài

* Không phải là thực phẩm nào cũng nấu được bằng lò vi ba và mau hơn

* Mỗi lò có sức mạnh khác nhau nhưng thường thường là từ 500 tới 700 watts. Trong lò, sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều (chung quanh lò) chỗ ít nóng (giữa lò). Vì thế giữa lò, thực phẩm chậm chín hơn ở chung quanh lò. Khi nấu, xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dầy quay ra ngoài.

Đồ đựng để nấu

Trước khi sử dụng, nên coi kỹ và tuân theo các hường dẫn của mỗi lò nấu.

Chỉ dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi ba. Muốn trắc nghiệm an toàn, đặt đồ đựng trong lò với một ly nước lạnh. Vặn lò với nhiệt độ cao trong một phút. Nếu đồ đựng không nóng là an toàn; mà đồ đựng nóng hổi thì không nên dùng vì nó giữ nhiệt, thực phẩm sẽ lâu chín.

Trên thị trường, có bán đồ đựng (container) đặc biệt cho lò vi ba, nhưng cũng chả cần sắm toàn bộ. Trong nhà có nhiều thứ có thể dùng được. Dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, một vài loại plastic, giấy cứng đều dùng được. Vì chúng chống nhiệt, sóng chạy qua đồ nấu dễ làm nóng món ăn. Đồ nấu nóng là do nhiệt từ món ăn nấu chín lan qua chứ không do vi ba. Đĩa giấy, khăn giấy rất tốt trong việc nấu bằng lò vi ba.

Không nên dùng đồ sứ có viền kim loại sợ gây ra tia điện (Arcing). Đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín và cũng gây ra tia điện.

Hình dạng đồ nấu cũng quan hệ: với dụng cụ hình tròn, món ăn chín đều, còn hình vuông thì ở góc chín nhiều hơn. Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.

Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn. Không dùng đồ đựng bằng gỗ vì khi nóng sẽ nứt. Không dùng đồ đựng bằng nylon hoặc polyester vì có thể chẩy mềm. Đừng đậy món ăn quá kín vì áp lực bên trong lên cao sẽ nổ tung. Phủ đồ nấu với miếng khăn giấy sáp hoặc miếng plastic mỏng để giữ hơi ẩm cho món ăn.

Không nên dùng lá nhôm (aluminum foil) ngoại trừ khi sách chỉ dẫn ghi dùng được.

Công dụng

Lò vi ba rất thuận tiện để:

- Hâm món ăn dư vì không cần cho thêm nước mà cũng không sợ món ăn khô cháy hoặc dính với nhau mà hương vị vẫn còn nguyên.

- Rã đá mau hơn là để ra ngoài không khí và để ở nhiệt độ thấp.

- Nấu chín thực phẩm.

- Rau đông lạnh nấu lò vi ba rất thuận lợi vì nấu mau, không cần thêm nước nên sinh tố và hương vị món ăn không mất.

- Thịt miếng lớn nấu rất tốt vì tiết kiệm thời gian.

Thời gian nấu

Thời gian để nấu tùy thuộc vào:

- kích thước: mỏng nhỏ mau hơn dầy to; dài nhỏ mau hơn vuông bự;

- món ăn mềm, xốp khô mau hơn cứng, đặc, ẩm ướt;

- món ăn nhiều đường mỡ mau nóng;

- đồ nấu bằng chất dẻo plastic mau nóng hơn đồ thủy tinh, đồ gốm.

Đậy đồ đựng thực phẩm bằng giấy sáp, plastic để thức ăn không bị khô và chín đều.

Sau khi tắt lò, món ăn vẫn tiếp tục được nấu chín cho tới khi nguội. Món ăn càng lớn thì thời gian này càng lâu.

Trong khi nấu, đôi khi phải khuấy thực phẩm hoặc dở chiều để phân tán nhiệt và làm thực phẩm chín đều.

Để nấu ăn an toàn

- Không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh.

- Không hâm nóng các đồ nấu bịt kín vì áp suất lên cao bình sẽ nổ.

- Không chạy lò khi không có thực phẩm trong lò.

- Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để tránh cho ống magnetron khỏi bị hư hao.

- Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Nhiều người còn cẩn thận giữ ly nước trong lò dù không dùng, phòng hờ có người bất cẩn cho lò chạy khi không định nấu nướng. Nước có mục đích hút năng lượng điện từ trường, tránh cho ống magnetron bị cháy.

- Không chiên ngập mỡ (deep fries) trong lò vì chất béo quá nóng gây cháy phỏng.

- Tránh mọi hư hao cho cửa lò như đè lên cửa hoặc nhấc lò lên bằng cánh cửa lò.

- Vài năm kiểm tra lò một lần coi có bị thất thoát sóng ra ngoài.

- Lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát vi ba ra ngoài.

- Không hâm nóng hộp thực phẩm đậy kín vì áp suất cao làm nổ.

Lò vi ba cũng thường được dùng để hâm sữa cho trẻ thơ. Vài điều cần để ý là:

- Sự phân phối sức nóng trong lò vi ba không đồng đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá. Trước khi cho bú, đậy nắp, dốc ngược bình sữa vài lần cho nóng đều.

- Tháo núm bình sữa trước khi hâm, tránh phỏng miệng con vì núm cao su quá nóng.

- Hâm sữa bằng bình plastic an toàn, trong suốt, không mầu. Tránh bình bằng thủy tinh vì có thể nứt.

- Thử vài giọt sữa trên mu bàn tay coi có nóng quá không.

Một điểm cần lưu ý là lò vi ba hiện nay rất an toàn cho người mang máy điều hòa nhịp tim (pacemaker) vì các y cụ này đều được che chở chống phóng xạ hoặc vi ba.

BS. Nguyễn Ý-ĐỨC

TX, 5/03
(theo:nguyenyduc.com)
Share:

3 thg 2, 2010

Phụ cấp khu vực với người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng t/c TNLĐ-BNN



CÔNG VĂN SỐ 307/LĐTBXH-BHXH NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2010 CỦA BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP KHU VỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI HƯỞNG TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP HÀNG THÁNG VỪA HƯỞNG LƯƠNG HƯU

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trả lời Công văn số 4599/BHXH-CSXH ngày 08/12/2009 của quý cơ quan đề nghị cho ý kiến về việc thực hiện chế độ phụ cấp khu vực đối với trường hợp vừa hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng vừa hưởng lương hưu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng thì người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 01/01/2007 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội. Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/01/2007, cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.

Như vậy, đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/01/2007, từ ngày 01/01/2007 tiếp tục được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng thì không thuộc đối tượng được giải quyết trợ cấp một lần theo quy định tại Nghị định số 122/2008/NĐ-CP và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH nêu trên.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để quý cơ quan biết và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân

Share: