29 thg 10, 2009

Dạo phố thu tươi xinh


(Xinh xinh) - Cuối tuần, thời gian nghỉ ngơi thư giãn đã đến! Bạn không còn phải tất tả chạy đến công sở với một núi công việc đang chờ sẵn nữa, mà có thể lười biếng ngủ nướng một chút, hay cafe sáng với bạn bè, thảnh thơi dạo bước qua các con phố trong không khí mát lành.
BST đồ dạo phố mùa thu của Xinh Xinh hy vọng sẽ là một lời gợi ý hữu ích cho bạn nếu bạn đang băn khoăn không biết phối đồ như thế nào để xuống phố cuối tuần.



Áo thun dài tay cổ tròn nhẹ nhàng sẽ cá tính hơn với cardigan và quần lửng kaki.



Điệu một chút với áo điểm bèo và khoác len mỏng





Sành điệu và tự tin diện sơ mi rộng với pull.









Những ngày trời có gió may, bạn cũng có thể diện len pha mỏng với legging thun và boot cao cổ, phụ kiện mũ nồi mang lại vẻ sành điệu hoàn hảo cho toàn bộ phục trang.











Len không tay kiêu kỳ.







Cardigan vẫn là xu hướng hot của mùa thu năm nay.








Quỳnh Anh
Share:

28 thg 10, 2009

Có thần dược trị gan nhiễm mỡ?

http://daitiphu.com/imagez.axd?s=alb&file=24_07_2009_12_16_05_rauxanh1.jpg

Từ khi siêu âm chẩn đoán ra đời, người ta thấy ngày càng có nhiều người phát hiện bị gan nhiễm mỡ hơn. Do trước đó không có triệu chứng bất thường nào về đường gan mật nên không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng khi được thông báo gan bị nhiễm mỡ.
Mức độ hoang mang càng được đẩy lên cao khi không được bác sĩ tham vấn cặn kẽ, dẫn đến tuỳ tiện sử dụng một số thực phẩm chức năng, thuốc được quảng cáo trị dứt gan nhiễm mỡ nhanh chóng.

Không phải cứ có mỡ trong gan là bệnh

Gan nhiễm mỡ hay còn gọi gan thoái hoá mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số bệnh nhân đã ngộ nhận khi nghĩ cứ hễ phát hiện ra mỡ trong gan có nghĩa là gan đã nhiễm mỡ. Bình thường lượng mỡ tự có trong gan đã là khoảng 3 – 5% trọng lượng gan. Nếu bị nhiễm mỡ mức độ nhẹ, lượng mỡ sẽ chiếm từ 5 – 10%. Trường hợp bị từ 10 – 25% là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng.


Tăng cường rau xanh trong bữa ăn cũng là một cách phòng trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

Thủ phạm đâu riêng dầu, mỡ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu, nghiện rượu, viêm gan siêu vi, ảnh hưởng của một số thuốc (corticoid, tamoxiphen, amiodarone,…) chứ không phải chỉ do ăn nhiều dầu mỡ mà mắc bệnh. Việc thực hiện tốt chế độ ăn hợp lý mà chưa cần dùng đến thuốc để giảm mỡ máu cũng góp phần cải thiện đáng kể tình trạng gan nhiễm mỡ.

Béo phì: có đến 80 – 90% bệnh nhân béo phì bị gan nhiễm mỡ. Nếu bị béo phì nặng, mức độ nhiễm mỡ cũng nặng hơn và lâu ngày sẽ có khả năng đưa đến viêm gan thoái hoá mỡ và cuối cùng có thể tiến triển thành xơ gan. Vì vậy để điều trị gan nhiễm mỡ cho người béo phì, điều quan trọng là thực hiện giảm cân thích hợp. Không chỉ giảm ăn nhiều chất béo mà cần giảm ăn các loại thực phẩm có nhiều chất bột đường, nước ngọt vì chất bột đường khi dư thừa cũng sẽ chuyển hoá thành mỡ dự trữ ở bụng và trong nội tạng như gan, tim...

Tiểu đường: gan nhiễm mỡ ít phổ biến ở bệnh tiểu đường type 1 nhưng rất thường gặp ở bệnh tiểu đường type 2 do có sự rối loạn về chuyển hoá chất béo. Ước tính có khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường type 2 có gan nhiễm mỡ. Nếu tiểu đường mà còn béo phì thì mức độ gan nhiễm mỡ càng cao và dễ có nguy cơ dẫn đến xơ gan. Vì vậy điều trị tốt bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, thực hiện giảm cân hợp lý là điều quan trọng hàng đầu để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

Tăng mỡ máu: Tăng mỡ máu hay tăng lipid máu (bao gồm tăng triglyceride máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) cũng thường kèm theo gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tương đối cao. Điều trị tăng mỡ máu bằng chế độ ăn hạn chế chất béo, bớt ăn thịt, tăng cường ăn cá (hoặc uống thêm dầu cá omega3), ăn nhiều rau xanh, đậu hạt, trái cây, ăn ít ngọt, hạn chế rượu bia (không uống quá hai lon mỗi ngày đối với nam và một lon đối với nữ). Trong bia tuy không có chất béo nhưng chúng có nhiều năng lượng rỗng và phần năng lượng dư thừa này sẽ chuyển hoá thành mỡ đọng lại ở bụng, được gọi là “bụng bia”.

Bỏ rượu gan hết nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ cũng thường gặp ở người nghiện rượu. Việc tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan là kết quả của nghiện rượu mãn tính làm mỡ bị ứ lại trong gan. Gan nhiễm mỡ ở người nghiện rượu thường có thể phục hồi nhưng nếu tiếp tục uống rượu sẽ dẫn tới viêm gan do rượu và xơ gan. Bên cạnh đó việc thường xuyên dùng các loại thuốc như acemol, panadol,… để giảm nhức đầu sau khi uống rượu cũng làm gan tổn hại nhanh. Không có thần dược nào, kể cả một số thuốc, thực phẩm chức năng đang rao bán trên thị trường có tác dụng trị gan nhiễm mỡ hoặc phòng ngừa xơ gan do rượu tốt bằng con đường “cai nghiện” rượu.


(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Share:

27 thg 10, 2009

NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2009/NĐ-CP về cán bộ xã phường

http://tholaw.files.wordpress.com/2009/08/can-bo.jpg

NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2009/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG, MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã);

2. Công chức cấp xã;

3. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Chương 2.

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

MỤC 1. CHỨC VỤ, CHỨC DANH VÀ SỐ LƯỢNG

Điều 3. Chức vụ, chức danh

1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

c) Văn phòng – thống kê;

d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính – kế toán;

e) Tư pháp – hộ tịch;

g) Văn hóa – xã hội.

Điều 4. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã

1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể như sau:

a) Cấp xã loại 1: không quá 25 người;

b) Cấp xã loại 2: không quá 23 người;

b) Cấp xã loại 3: không quá 21 người;

Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

2. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

MỤC 2. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP

Điều 5. Xếp lương

1. Đối với cán bộ cấp xã:

a) Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây:

Presentation1

b) Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);

c) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

2. Đối với công chức cấp xã:

a) Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

b) Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu;

c) Thời gian tập sự của công chức cấp xã được quy định như sau: 12 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương; 06 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch cán sự và tương đương; 03 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch nhân viên và tương đương. Trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn được tuyển dụng. Trường hợp có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch chuyên viên và tương đương; công chức cấp xã ở vùng cao, biên giới, hải đảo thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo niên hạn.

3. Cán bộ, công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh các hạng mà không thuộc đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài chế độ thương binh, bệnh binh đang hưởng, được xếp lương theo quy định tại Nghị định này.

Điều 6. Nâng bậc lương

1. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này có thời gian hưởng lương bậc 1 là 05 năm (đủ 60 tháng), hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỷ luật thì được xếp lương lên bậc 2.

2. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này và công chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

3. Cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng; nếu bị cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Điều 7. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau:

a) Bí thư đảng ủy: 0,30;

b) Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25;

c) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20;

d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

Điều 8. Phụ cấp thâm niên vượt khung

Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này và công chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Điều 9. Phụ cấp theo loại xã

1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã tính theo % trên mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); cụ thể như sau:

a) Cán bộ cấp xã loại 1 hưởng mức phụ cấp 10%;

b) Cán bộ cấp xã loại 2 hưởng mức phụ cấp 5%;

2. Phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã nêu tại khoản 1 Điều này không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Điều 10. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh

1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.

2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

MỤC 3. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ KHÁC

Điều 11. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

1. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này; công chức cấp xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc đã hết tuổi lao động, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu hàng tháng.

Điều 12. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

1. Cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức.

2. Cán bộ, công chức cấp xã khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như sau:

a) Được cấp tài liệu học tập;

b) Được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;

c) Được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập.

Chương 3.

NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH

Điều 13. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

1. Cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người.

2. Cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người.

3. Cấp xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người.

Điều 14. Phụ cấp và khoán kinh phí đối với những người hoạt động không chuyên trách

1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.

2. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách; mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh; mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách theo loại đơn vị hành chính cấp xã, loại thôn, tổ dân phố phù hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; quy định mức khoán kinh phí hoạt động của các đoàn thể ở cấp xã theo số lượng những người hoạt động không chuyên trách quy định tại Điều 13 Nghị định này bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Điều 15. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách

1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

2. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Giải quyết tồn tại

1. Cán bộ xã già yếu, nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 30 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng khi nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; được chuyển trợ cấp đến nơi ở mới hợp pháp; khi từ trần thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng mức lương tối thiểu chung.

Trường hợp cán bộ xã già yếu, nghỉ việc bị tạm dừng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong thời gian chấp hành hình phạt tù, nay có đơn đề nghị kèm theo bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết để tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn có thời gian đảm nhiệm chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã đóng bảo hiểm xã hội theo chức danh này mà chưa được hưởng trợ cấp một lần thì được tính là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Đối với những trường hợp giữ chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội thì được truy nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

3. Cán bộ xã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ mà chưa hưởng trợ cấp một lần, thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được tính là thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội hoặc được cộng nối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp cán bộ xã, phường, thị trấn đã được giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc hưởng trợ cấp một lần trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không áp dụng quy định tại Nghị định này để giải quyết lại.

Điều 17. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách

Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; cụ thể như sau:

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cán bộ xã già yếu nghỉ việc theo quy định tại Nghị định này;

2. Quỹ Bảo hiểm xã hội bảo đảm kinh phí chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức cấp xã.

Điều 18. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Tài chính cân đối kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách tăng thêm theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn, kiểm tra địa phương thực hiện.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Nghị định này.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Điều 4 Nghị định này; hướng dẫn việc kiêm nhiệm một số chức danh để bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có cán bộ, công chức đảm nhiệm; riêng chức danh công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), được bố trí 02 người để bảo đảm có công chức chuyên trách theo dõi về Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; chức danh Văn hóa – xã hội được bố trí 02 người để bảo đảm có công chức chuyên trách theo dõi về Lao động – Thương binh và Xã hội; bố trí, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; những người hoạt động không chuyên trách theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định tại Nghị định này.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010;

2. Áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã); Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng).

3. Áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố (thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố). Mỗi thôn, tổ dân phố được bố trí không quá 03 người. Mức phụ cấp mỗi người không quá 1,0 hệ số mức lương tối thiểu chung.

4. Nghị định này thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

5. Bãi bỏ các quy định tại các Nghị định sau:

a) Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ;

b) Khoản 6 Điều 8 và bảng lương số 5 (Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

c) Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Share:

22 thg 10, 2009

Trẻ dưới 6 tuổi được BHYT thanh toán 100% chi phí mổ tim


Đà Nẵng: Mổ bắc cầu động mạch vành khi tim ngừng đập


(TNO) Chiều 22.10, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM đã có buổi làm việc với Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Chợ Rẫy để giải quyết những vướng mắc xung quanh việc thanh toán các loại thuốc, vật tư thay thế mới không nằm trong danh mục chi trả do Bộ Y tế quy định và thanh toán giá bộ tim phổi nhân tạo (vì có nhiều loại giá khác nhau) trong điều trị, mổ tim cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Trong thời gian qua, một số bệnh viện tại TP.HCM như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1 hạn chế mổ tim cho bệnh nhi dưới 6 tuổi do phân vân một số thuốc, vật tư, bộ tim phổi nhân tạo… không nằm trong danh mục chi trả do Bộ Y tế quy định.

Trước tình hình trên, bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng giám định Bảo hiểm Y tế, BHXH TP.HCM khẳng định, BHXH và các bệnh viện đã thống nhất, tiếp tục cho trẻ em dưới 6 tuổi hưởng quyền lợi được thanh toán 100% chi phí mổ tim theo giá quy định của nhà nước (kể cả chi phí trước, trong và điều trị sau phẫu thuật) không có mức trần cụ thể.

Cũng theo bác sĩ Huyền, bệnh viện có trách nhiệm lập danh sách bổ sung thêm các loại thuốc, vật tư y tế trong phẫu thuật tim chưa nằm trong danh mục chi trả của Bộ Y tế để BHXH TP.HCM kiến nghị lên Bộ Y tế, Bộ Tài Chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bổ sung chi trả nhằm mở rộng quyền lợi cho trẻ dưới 6 tuổi.

Đối với bộ tim phổi nhân tạo, BHXH yêu cầu bệnh viện đưa ra nhiều loại khác nhau để BHXH căn cứ vào đó chi trả cho từng trường hợp cụ thể. Bệnh viện không được thu thêm chi phí từ bệnh nhân. Nếu giá bệnh viện đưa ra chênh lệch so với giá quy định của nhà nước thì bệnh viện phải điều chỉnh cho phù hợp. Chi phí cho một ca phẫu thuật hở tim trung bình là vào khoảng 30 triệu đồng.

Nguyên Mi

(theo thanhnien.com.vn)

Share:

13 thg 10, 2009

Đàn ông giữa sự nghiệp và gia đình



Tại sao lại phải học nhau cách nói miệt thị những người đàn ông có trách nhiệm với gia đình và tôn vinh những ai biết "sống chết" vì sự nghiệp? Thất bại khi mất gia đình

Thường người đời vẫn cho rằng đàn ông thất bại nếu để mất sự nghiệp. Nhưng tôi nghĩ mất sự nghiệp chỉ là kém may mắn. Để mất gia đình mới là sự thất bại của đấng mày râu.

Với quan điểm kẻ để mất sự nghiệp là kẻ thất bại, giá trị của người đàn ông được đồng nhất với chức quyền, tiền bạc..., những thứ biểu hiện sự mạnh mẽ của giống đực. Nhưng tôi nghĩ, đàn ông hay con đực nếu có được nhiều sức mạnh thì chỉ là sự may mắn. May mắn theo ý nghĩa là có thì tốt, không có cũng chẳng sao.
Đối với đàn ông, có sự nghiệp hay có gia đình hạnh phúc mới là thành công?

Những người không tán đồng ý kiến này cho rằng, sự nghiệp thể hiện tài và trí của đàn ông. Chẳng sai. Nhưng không chỉ có sự nghiệp mới cần đến tài và trí. Việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển hạnh phúc gia đình mình cũng đòi hỏi tài trí nhiều không kém.

Tài và trí có hai mặt, cả xấu và tốt. Sự nghiệp có thể có được bằng tài-trí xấu hoặc tốt, còn hạnh phúc gia đình thì không thể có được bằng tài-trí xấu.

Cái cốt yếu để tôi cho người đàn ông thất bại khi để mất gia đình là ở chỗ, gia đình là phần quan trọng trong tâm hồn, là một món quà mang tính bản năng mà Thượng đế đã ban cho con người. Bạn sinh ra từ gia đình, lớn lên trong gia đình, đến tuổi lại có gia đình riêng, có con cái và chúng nó sẽ tiếp tục vòng quay đó. Chỉ có điều, gia đình của mỗi người hạnh phúc hay không tùy thuộc vào khả năng xây dựng, bảo vệ và phát triển nó của các thành viên.

Và đàn ông ơi, tại sao lại chối bỏ vai trò "ông chủ" gia đình của mình trong trường hợp này? Tại sao lại không nói về chuyện gia đình mình có hạnh phúc hay không mà lại nói quá nhiều về sự nghiệp? Tại sao lại phải học nhau cách nói miệt thị những người đàn ông có trách nhiệm với gia đình và tôn vinh những ai biết "sống chết" vì sự nghiệp?

Kẻ để mất gia đình tức là để mất viên ngọc minh châu quý báu của tâm hồn mình. Còn sự nghiệp lại là thứ bên ngoài tâm hồn. Bạn sinh ra không nhất thiết phải có sự nghiệp nào cả. Bạn vẫn đi làm và kiếm ăn bằng mọi cách. Bạn chẳng chết đói, gia đình bạn không thiếu thốn. Và thế là ổn.

Sự nghiệp không đồng nghĩa với có công việc để làm. Không ai nói về sự nghiệp của ông đóng than, ông xích lô, viên chức bình thường hoặc ai đó có chút chức vụ cỏn con. Mà những người này chiếm số đông trong xã hội, chỉ một số ít mới có sự nghiệp.

Nhiều người đàn ông đã bị "thổi" đến bờ cực đoan của cuộc sống là phải có sự nghiệp, phải là kẻ mạnh, là con đực đáng gờm nhất. Một con đực đáng gờm thì sẽ chiếm đoạt được nhiều tiền bạc, quyền lực, tài sản và thậm chí cả rất nhiều gái đẹp.

Hưởng thụ cũng là một kiểu thỏa mãn dẫn người ta đến cảm giác hạnh phúc. Mà cảm giác hạnh phúc có được từ hưởng thụ tài sản, tiền bạc, quyền lực và đàn bà đẹp lại dễ dẫn người ta đến sự sa đọa về tâm hồn hơn là giúp tâm hồn kẻ đó trưởng thành.

Tất nhiên có sự nghiệp thì không sai. Và cũng chẳng có gì sai nếu ai đó không có sự nghiệp.

Đàn ông cũng cần nước mắt

Thế thì, đàn ông biết làm việc gì nếu không vì sự nghiệp? Bạn đừng nhầm nhiều thế. Nếu bạn chuyển hướng sang gia đình của mình, bạn sẽ thấy cái "vía anh hùng" không dễ thành công đâu. Bạn đang dư sức lực, trí tuệ, thời gian? Hãy dồn cho gia đình. Bạn từ từ sẽ thấy, không dễ để có và giữ được một gia đình hạnh phúc, thế mà trước đây mình chẳng dành cho nó sự quan tâm cần thiết.

Đàn ông muốn có một gia đình hạnh phúc, bền vững thì cần có sự tâm huyết, ý chí, sức lực, trí tuệ, thời gian. Và còn cần gì nữa? Cần cả nước mắt, lòng bao dung của một tâm hồn lớn, tâm hồn của người đàn ông trưởng thành về nhân cách. Cái đó không nhất thiết phải có trong sự nghiệp, nhưng sự bền vững của gia đình lại đòi hỏi bạn phải có. Học ở trường lớp ra, cạnh tranh nhau, dẫm đạp nhau trong công việc để giành lợi thế về quyền chức, sự nghiệp cũng không đòi hỏi bạn nhiều tố chất cá nhân đến thế!

Nước mắt ư? Quá khó với những người đàn ông nông nổi hoặc bọn dũng tướng vô tâm. Và nếu gia đình bạn không dễ dàng có hạnh phúc, bạn sẽ khóc được bao nhiêu lần để giữ gìn nó, để nhẫn nại tìm giải pháp khác thay vì đơn giản và "yêng hùng" nổi giận và đạp tung nó? Với vợ con, bạn phải là người đàn ông vững vàng như bàn thạch để làm chỗ dựa.

Xưa nay người ta cứ phấn đấu vì sự nghiệp. Hóa ra, theo sự nghiệp còn dễ hơn, còn sớm có cái để khoe khoang, tự mãn. Thảo nào mà đa phần bọn đàn ông thích mỉa mai những người chuyên chăm lo, gìn giữ gia đình. Khó quá, làm không được thì tìm cách hạ thấp giá trị xuống đó thôi, để đỡ thấy mình hèn thật! Theo Đẹp
Share:

Thanh nhã cùng váy công sở

(Xinh Xinh) - Trang nhã, thanh lịch, dịu dàng là những gì bạn có thể cảm nhận qua những mẫu thiết kế mới nhất của thời trang công sở Envylook đến từ xứ sở Kim Chi.
Những mẫu thiết kế không quá cầu kỳ kiểu cách, sử dụng chủ yếu là các gam màu nhã như màu be sáng, nâu, đen, trắng khiến người mặc có cảm giác sang trọng nhưng không quá phô diễn.





Áo khoác thun dài với thiết kế vai lạ mắt làm chiếc váy thêm cá tính, phụ kiện khuyên dùng là một chiếc khăn sáng màu họa tiết bắt mắt.













Váy suôn chất liệu len dệt kim mỏng nữ tính, để tạo điểm nhấn, bạn hãy chọn 1 chiếc thắt lưng to bản.













Váy voan mềm mại vừa có thể đi chơi, vừa có thể diện đến sở làm











Quỳnh Anh
(Theo xinhxinh)
Share:

9 thg 10, 2009

Phát hiện mới về nguyên nhân bệnh cao huyết áp

http://www.saga.vn/Saga_Gallery/CuocSong/Heart1.gif

Ngày 30/9, các nhà khoa học thuộc bệnh viện trường Đại học tổng hợp và Viện Max-Planck nghiên cứu về phân tử sinh học và gien ở thành phố Dresden, Đức đã công bố một phát hiện mới về nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Báo cáo của các nhà khoa học cho thấy nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp là do thiếu hụt chất béo trong máu và có thể bổ sung cho sự thiếu hụt đó bằng các chất dinh dưỡng đặc biệt.

Với sự hỗ trợ của phép đo quang phổ lớp, các nhà khoa học đã phân tích chất béo trong máu đối với các bệnh nhân, những người bị quá cân, đường trong máu cao, rối loạn trao đổi chất hoặc cao huyết áp.

Phương pháp này giúp các nhà khoa học có thể nhận biết được cấu trúc cũng như sự kết hợp của các chất và đi tới kết luận rằng tất cả các bệnh nhân cao huyết áp thiếu một nhóm chất béo đặc biệt, được gọi là "Etherphospholipiden". Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp.

Tuy nhiên, bằng chế độ ăn uống một số loại thực phẩm như đậu nành, trứng gà và trứng cá,... sẽ có thể bổ sung sự thiếu hụt nhóm chất béo đặc biệt đó hoặc kích thích quá trình tổng hợp chúng trong cơ thể để chống trạng thái cao huyết áp. Song trứng chỉ có giá trị đối với các bệnh nhân mà tình trạng cao huyết áp của họ không có nguy cơ gây xơ cứng động mạch.

Theo giới y học, có khoảng 10% đến 50% dân số tại các nước công nghiệp mắc bệnh cao huyết áp động mạch, nghĩa là huyết áp thường trực ở mức 140/90 và đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác như rối loạn hoóc-môn, nhịp tim cũng như tổn hại thận...

Tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến bệnh tim, suy thận hoặc đột qụy.


Theo TTXVN/Vietnam+
Share:

2 thg 10, 2009

Thời trang: Mùa thu và teen



(Xinh xinh) - Sáng sớm những cơn gió đầu mùa thổi nhè nhẹ, cảm giác thật tuyệt. Teen háo hức xuống phố trong những trang phục thật xì tin và đáng yêu. Hãy xem nhé!



Chiếc áo dáng dài vẫn là mốt của mùa thu năm nay



Thêm áo khoác và khăn điệu cho một mùa thu ấm áp



Trông teen thật khỏe khoắn với jeans và áo vét






Áo mũ kết hợp với sơ mi mang đến cho teen nét trẻ trung và thanh lịch






Cá tính với quần váy và áo len điệu



Sang trọng với áo sơ mi dáng dài kết hợp khăn điệu






Váy ngắn cho những chuyến dã ngoại thật thoải mái















Kim Kim (Theo xinhxinh)




Share: