25 thg 9, 2009

Cách tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01 tháng 01 năm 2009

http://news.xunghe.vn/Images/tintuc/859796199_PV12309.jpg

Người lao động nghỉ thôi việc từ ngày 01/01/2009 sẽ được tính hưởng theo quy định mới tại Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/05/2009 như sau:


Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc:

a) Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

Tiền trợ cấp thôi việc

=

Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc

x

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

x 1/2

Trong đó:

- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:

Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm.

Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).


b) Một số trường hợp cụ thể:

- Người lao động thực hiện nhiều hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa thanh toán trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp cộng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trường hợp, có hợp đồng lao động do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động đó không được tính trợ cấp thôi việc.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A làm việc liên tục theo ba hợp đồng lao động tại Công ty X: hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005; hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2008; hợp đồng lao động thứ ba không xác định thời hạn, được thực hiện từ ngày 01/01/2009 cho đến ngày 31/12/2010 thì ông A chấm dứt, tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba là 2.500.000 đồng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2010, ông A liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định (2 năm). Công ty X chưa thanh toán trợ cấp thôi việc khi chấm dứt từng hợp đồng lao động, theo đó tổng thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của ông A là 4 năm (6 năm làm việc trừ đi 2 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp). Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là 2.500.000 đồng. Tiền trợ cấp thôi việc của ông A là 5.000.000 đồng (4 năm x 2.500.000 x 1/2).

- Người lao động làm việc cho công ty nhà nước nhưng có thời gian làm việc theo chế độ biên chế và có cả thời gian làm việc theo hợp đồng lao động thì cộng cả hai loại thời gian này để tính trợ cấp thôi việc.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Ví dụ 2: Bà Trần Thị B, làm việc tại Công ty Y từ ngày 01/4/1991 đến ngày 31/01/1994 theo biên chế và từ ngày 01/02/1994 chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Đến ngày 31/10/2009 bà B chấm dứt hợp đồng lao động. Tổng thời gian làm việc của bà B ở Công ty Y là 223 tháng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/10/2009, bà B liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 2.800.000 đồng. Như vậy, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của bà B là 213 tháng, làm tròn thành 18 năm (223 tháng trừ đi 10 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và mức trợ cấp thôi việc là 25.200.000 đồng (18 năm x 2.800.000 đồng x 1/2).

- Người lao động làm việc ở nhiều công ty nhà nước do chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, thì trợ cấp thôi việc được tính theo thời gian làm việc ở từng công ty nhà nước. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động ở từng doanh nghiệp là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty nhà nước cuối cùng. Công ty nhà nước cuối cùng có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả phần trợ cấp thôi việc thuộc trách nhiệm chi trả của công ty nhà nước mà người lao động đã làm việc trước khi chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau đó gửi thông báo theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này để yêu cầu hoàn trả số tiền đã được chi trả hộ. Trường hợp công ty nhà nước được chi trả hộ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước hoàn trả số tiền trợ cấp thôi việc đã được chi trả hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ví dụ 3: Ông Lê Viết C, làm việc theo chế độ biên chế tại Công ty P từ ngày 01/9/1990 đến ngày 31/8/1992 (2 năm), từ ngày 01/9/1992 đến ngày 31/8/1994 chuyển công tác sang làm việc theo chế độ biên chế tại Công ty Q (2 năm), từ ngày 01/9/1994 chuyển sang làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty S cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 31/8/2009 (15 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở Công ty S là 2.500.000 đồng. Ông C có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/8/2009 (8 tháng). Tiền trợ cấp thôi việc của ông C tính ở từng công ty như sau:

Tại Công ty P là 2.500.000 đồng (2 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).

Tại Công ty Q là 2.500.000 đồng (2 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).

Tại Công ty S là 18.125.000 đồng (14,5 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).

Công ty S có trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản trợ cấp thôi việc là 23.125.000 đồng cho ông C, sau đó thông báo để Công ty P và Công ty Q hoàn trả số tiền đã chi hộ.

- Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian người lao động làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Đối với công ty nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hóa, giao, bán) thì áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp này.

Ví dụ 4: Bà Vũ Vân D làm việc cho Công ty nhà nước N theo hợp đồng lao động từ ngày 01/6/1994 đến ngày 01/6/2005 thì Công ty Nhà nước N cổ phần hóa trở thành Công ty cổ phần N’ (thời gian làm việc tại Công ty nhà nước N là 11 năm) và bà D tiếp tục chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần N’ cho đến 01/6/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động (thời gian làm việc tại Công ty cổ phần N’ là 4 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần N’ là 2.400.000 đồng. Bà D có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009 (5 tháng). Như vậy, tiền trợ cấp thôi việc Công ty cổ phần N’ phải trả là 18.000.000 đồng (15 năm x 2.400.000 đồng x 1/2), trong đó bao gồm cả phần trả cho thời gian người lao động làm việc trong Công ty nhà nước N (11 năm) và phần trả cho thời gian làm việc trong Công ty cổ phần N’ (là 3 năm 7 tháng làm tròn thành 4 năm).



Share:

Đánh giá website hoặc blog với BizInformation


Bạn muốn biết website hoặc blog của mình đáng giá bao nhiêu, xếp hạng ra sao trên toàn thế giới hoặc tại Việt Nam? Rất đơn giản bạn hãy truy cập vào địa chỉ sau BizInformation.org hoặc Bizinformation.org/vn (nếu muốn sử dụng tiếng Việt).

Sau đó, bạn chỉ cần gõ tên địa chỉ trang web hoặc blog muốn kiểm tra vào ô dưới mục How much is your website worth? rồi nhấp vào nút Value (hoặc Giá trị), sau một lát trang web sẽ đưa ra các thông tin để bạn tham khảo.

Hãy thử bạn nhé./.


Share:

24 thg 9, 2009

Một số thí nghiệm bí mật và rùng rợn trên con người

http://image.tin247.com/vietnamnet/090202195153-29-58.jpg

Những chương trình nghiên cứu khoa học của quân đội Mỹ luôn được coi là những bí mật trong hàng thập kỉ qua. Để đạt được những thành tựu từ những nghiên cứu ấy, các nhà khoa học đã tiến hành không ít những thí nghiệm mạo hiểm và không kèm phần "rùng rợn". Từ những thí nghiệm tạo ra thế hệ người đột biến gen... cho tới những vũ khí hóa học... tất cả sau khi được tiết lộ đều đã khiến không ít người phải rùng mình.

Quan sát tia hồng ngoại:

Hải quân Mỹ muốn mở rộng tầm nhìn trong bóng tối cho lực lượng hải quân của mình nhằm giúp cho những người lính có khả năng phát hiện được ánh sáng tia hồng ngoại trong thời kì diễn ra Chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên, bước sóng của tia hồng ngoại thông thường nằm ngoài khả năng nhận biết của mắt thường. Các nhà khoa học biết rằng vitamin A có thể tác động đến một phần những phân tử nhạy cảm với ánh sáng trong mắt, và vì vậy, họ muốn kiểm nghiệm xem sự thay đổi hàm lượng của vitamin A sẽ khiến chức năng thị lực được cải tiến đến mức nào. Họ cho những người tình nguyện tham gia thí nghiệm này uống các thành phần được chiết suất từ gan một loại cá mác và kết quả sau một vài tháng thị lực của những người này được mở rộng tới mức tối đa, có thể quan sát được cả trong vùng tia hồng ngoại. Thí nghiệm này đã chấm dứt sau khi các nhà khoa học khác phát minh ra loại kính điện tử cho phép quan sát được tia hồng ngoại.

Tiêm chất phóng xạ vào người:

Khi Mỹ tiến hành tạo ra những quả bom nguyên tử đầu tiên vào cuối Chiến tranh thế giới thứ II, các nhà khoa học muốn kiểm tra sức tàn phá và mức độ nguy hiểm của plutonium đối với cơ thể con người có thể đạt đến mức nào. Và sự kiện xảy ra ngày 10/4/1945 khi plutonium được tiêm thử nghiệm vào một nạn nhân trong vụ tai nạn xe hơi ở Oak Ridge - bang Tennessy - Mỹ đã cho thấy cơ thể con người bị nhiễm phóng xạ nhanh hơn so với dự đoán của các nhà khoa học. Đã có khoảng trên 400 thí nghiệm về tác động của phóng xạ trên con người, chủ yếu là các thí nghiệm kiểm tra tác động sinh học của hàm lượng phóng xạ đối với cơ thể con người và một số thí nghiệm về điều trị ung thư.

Người lái tên lửa:

Trước khi con người có thể lên tới quĩ đạo trái đất và mặt trăng, người ta đã từng tiến hành một thí nghiệm người lái tên lửa trên mặt đất. Các nhà khoa học của NASA đã phát triển một loại xe trượt có thể trượt với tốc độ lên tới hơn hơn 644 km/giờ với người lái ngồi trên để kiểm tra các lực tác động lên người lái. Thí nghiệm được tiến hành từ năm 1954 với người tình nguyện đầu tiên là một đại tá thuộc lực lượng không quân Mỹ có tên là John Stapp. Kết quả là người ngồi trên xe trượt chạy với tốc độ tối đa lên tới 1017 km/giờ đã chịu một áp lực cực lớn (gấp 35 lần trọng lượng của cơ thể) khiến toàn bộ cơ thể bị chấn thương nặng, với các xương sườn bị gãy, xương cổ tay vỡ làm đôi, toàn bộ răng bị gãy và các mạch máu bên trong mắt đều bị nổ tung.

Chiến dịch áo trắng:

Hơn 2.300 người đã tham gia cuộc thử nghiệm mạo hiểm của quân đội Mỹ (cuộc thử nghiệm nhằm tìm ra loại vaccin chống lại vũ khí sinh học). Tại căn cứ ở Fort Detrick - bang Maryland, cuộc thử nghiệm mang tên "operation whitecoat" (chiến dịch áo trắng) với vi rút gây bệnh sốt Q đã được tiến hành. Những người tình nguyện tham gia cuộc thử nghiệm này bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt, và những cơn đau nhức khủng khiếp. Cuộc thử nghiệm được xem là đáng sợ trong lịch sử.

Rơi với tốc độ cận tốc độ âm thanh:

Là thí nghiệm do lực lượng không quân Mỹ tiến hành nhằm kiểm tra cơ hội sống sót của phi công sau khi rơi từ máy bay xuống với tốc độ lớn. Phi công Joseph Kittinger là người đã thực hiện thí nghiệm mang tên gọi "project excelsior" (kế hoạch tiến lên) vào năm 1950. Từ trên máy bay, Kittinger đã thực hiện cú nhảy của mình từ độ cao gần 32 km so với mực nước biển. Anh đã rơi tự do với tốc độ 988 km /giờ (so với tốc độ của âm thanh là 1224 km/ giờ).

Cuộc chiến ảo:

Các loại thuốc tác động đến thần kinh như ma tuý, LSD và PCP mặc dù được xem như có khả năng tạo ra ảo giác, song thực sự chúng chưa gây được những tác động mà các nhà khoa học đạt mục tiêu hướng tới. Chính vì vậy, quân đội Mỹ đã tiến hành nghiên cứu một loại thuốc được xem là vũ khí hóa học. Một số lính tình nguyện đã tham gia thí nghiệm này từ năm 1955 đến năm 1972. Kết quả là Mỹ đã phát triển thành công loại hóa chất dạng bột có khả năng phát tán có tên gọi quinuclidinyl benzilate. Hóa chất này có thể khiến cho đối phương tiếp cận chúng rơi vào trạng thái ngủ mê mệt trong nhiều ngày.

Kế hoạch 112:

Những mối đe dọa về hóa chất và chiến tranh sinh học đã khiến cho bộ quốc phòng Mỹ tiến hành một kế hoạch nghiên cứu qui mô từ năm 1963 đến năm 1970. Cuộc nghiên cứu có tên gọi "project 112" (kế hoạch 112). Hàng trăm thuỷ thủ đoàn trong lực lượng hải quân Mỹ đã tham gia thí nghiệm nhằm nghiên cứu về ảnh hưởng của hơi gas ức chế thần kinh (nerve gas spray) đối với sức khỏe. Đây là một trong những thí nghiệm mạo hiểm về loại vũ khí hoá chất mới của Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II.

Tác động tâm lý:

Lầu Năm góc cũng đã từng chi tới 20 triệu đô la cho một thử nghiệm liên quan đến lĩnh vực tâm lý được tiến hành từ năm 1972 đến năm 1996. Trong thí nghiệm này, các chuyên gia đã điều khiển (dạng như thôi miên) để người tham gia thí nghiệm rơi vào trạng thái ảo. Khi rơi vào trạng thái này, họ sẽ thấy mình được đưa đến một nơi mà họ chưa từng đặt chân chẳng hạn như nơi tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân, những vùng đất lạ... thử nghiệm có thể dùng để kiểm tra các nhân viên tình báo. Tuy nhiên, nó đã gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt trong cơ quan này và đã buộc bị ngừng lại sau đó. Năm 2002, CIA đã cho công khai hồ sơ mật về cuộc thí nghiệm nêu trên.

Những chiến binh 24/7:

Trong các cuộc chiến, việc canh gác đòi hỏi người lính cần luôn tỉnh táo. Để ngăn chặn những cơn buồn ngủ theo đồng hồ sinh học của con người, trong nhiều năm, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu một loại thuốc chống buồn ngủ và tiến hành các cuộc thí nghiệm về tác dụng của loại thuốc này trên người. Loại thuốc có tên gọi modafinil hay provigil đã được thử nghiệm trên nhiều binh lính tình nguyện khiến cho họ có thể thức trong hàng chục tiếng đồng hồ liên tục mà không có cảm giác buồn ngủ.

Tạo ra những siêu nhân:

Công trình này do trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc quốc phòng Mỹ - DARPA tiến hành với tên gọi "inner armor" (người bọc thép). Mục đích của các nhà khoa học là nhằm tạo ra những siêu nhân, những thế hệ người đột biến với môt số khả năng như ở loài vật, chẳng hạn như khả năng hạ cánh từ độ cao 10,3km xuống đất như loài ngỗng, khả năng tự hạn chế ôxy để có thể lặn sâu dưới đáy biển như loài sư tử biển...

Diệu Hoa (Theo Science)
Nguồn:suckhoedoisong.

Share:

Kiều nữ công sở


(Xinh Xinh) - Giờ đây, những người phụ nữ hiện đại quan niệm 8 tiếng dài ở sở làm không chỉ có công việc, đó còn là nơi để họ thể hiện cái Tôi và cá tính của mình.
Hãy cùng Xinh Xinh thưởng thức những mẫu thời trang công sở mới nhất đến từ Hàn Quốc được thiết kế với kiểu dáng đầy cá tính nhưng cũng rất lịch thiệp nhé!



Vest điệu màu nâu gỗ rất hài hòa khi kết hợp cùng chân váy màu be và giày cao gót cùng màu



Chiếc vest đen lửng này sẽ không hề làm bạn già đi do kiểu dáng trẻ, kết hợp cùng túi xách và giày trẻ trung





































Quỳnh Anh (Theo xinhxinh)


Share:

QĐ 1071/QĐ-BHXH Về ban hành mã số ghi trên thẻ BHYT

http://www.mobilenet.vn/Library/Images/23/2007/thang10/1200/alo/alo/01.jpg



BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
__________

Số: 1071/QĐ-BHXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế

______________

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm y tế;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Cấp sổ, thẻ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành bộ mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), sau đây gọi tắt là mã thẻ BHYT. Mã thẻ BHYT nhằm mục đích phân loại, thống kê đối tượng tham gia BHYT; là căn cứ xác định quyền lợi của người tham gia BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh BHYT phù hợp với phương thức quản lý hiện nay và dần ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý.

Điều 2. Mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 06 ô:

XX

X

XX

XX

XXX

XXXXX

1. Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latin), là mã đối tượng tham gia BHYT, cụ thể:

1.1. Nhóm 1:

- DN: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

- HX: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

- CH: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác.

- NN: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác.

- TK: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- HC: Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

- XK: Người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức; cán bộ dân số gia đình và trẻ em ở xã, phường và thị trấn theo Quyết định số 240/2006/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2. Nhóm 2:

- CA: Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân.

1.3. Nhóm 3:

- HT: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

1.4. Nhóm 4:

- TB: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

1.5. Nhóm 5:

- MS: Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước; công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).

1.6. Nhóm 6:

- XB: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

1.7. Nhóm 7:

- XN: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ Ngân sách Nhà nước hàng tháng bao gồm các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).

1.8. Nhóm 8:

- TN: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

1.9. Nhóm 9:

- CC: Người có công với cách mạng quy định tại khoản 9, Điều 12 Luật BHYT, bao gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên.

- CK: Người có công với cách mạng quy định tại khoản 9, Điều 12 Luật BHYT còn lại, ngoài các đối tượng được cấp mã CC.

1.10. Nhóm 10:

- CB: Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 6, điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

1.11. Nhóm 11:

- KC: Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước bao gồm các đối tượng quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

1.12. Nhóm 12:

- HD: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

1.13. Nhóm 13:

- BT: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ.

1.14. Nhóm 14:

- HN: Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

1.15. Nhóm 15:

- TC: Thân nhân của người có công với cách mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

1.16. Nhóm 16:

- TQ: Thân nhân sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sỹ quan binh sỹ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân.

- TA: Thân nhân sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.

- TY: Thân nhân sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc, quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.

1.17. Nhóm 17:

- TE: Trẻ em dưới 6 tuổi.

1.18. Nhóm 18:

- HG: Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

1.19. Nhóm 19:

- LS: Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

1.20. Nhóm 20:

- CN: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

1.21. Nhóm 21:

- HS: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

1.22. Nhóm 22:

- GD: Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.

1.23. Nhóm 23:

- TL: Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1, Điều 12 Luật BHYT bao gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; bố, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.

1.24. Nhóm 24:

- XV: Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

1.25. Nhóm 25:

- NO: Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Một ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 9), quy định mức hưởng BHYT, cụ thể.

- Ký hiệu bằng số 1: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, kể cả khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Được hưởng chi phí vận chuyển trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển lên tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn, bao gồm các đối tượng có ký hiệu là CC, TE.

- Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; 100% chi phí khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ. Được hưởng chi phí vận chuyển trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển lên tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn, đối tượng hưởng có ký hiệu là CK.

- Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; 100% chi phí khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ, đối tượng hưởng có ký hiệu là CA.

- Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã và chi phí khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; 95% chi phí khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ. Được hưởng chi phí vận chuyển trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển lên tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn, bao gồm các đối tượng có ký hiệu là BT, HN.

- Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã và chi phí khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; 95% chi phí khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ, đối tượng hưởng có ký hiệu là HT.

- Ký hiệu bằng số 6: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã và chi phí khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; 80% chi phí khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ. Được hưởng chi phí vận chuyển trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển lên tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn, đối tượng hưởng có ký hiệu là CN.

- Ký hiệu bằng số 7: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã và chi phí khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; 80% chi phí khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ, bao gồm các đối tượng có ký hiệu còn lại.

Trường hợp tham gia ở một nhóm đối tượng, nhưng được hưởng quyền lợi ở một nhóm đối tượng khác cao hơn, thì mã đối tượng ghi theo đối tượng đóng BHYT, mã quyền lợi ghi theo mức hưởng cao hơn.

3. Hai ký tự tiếp theo (ô thứ 3): được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT (theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 628/TCTK-PPCĐ ngày 06/8/2009 của Tổng cục Thống kê).

4. Hai ký tự tiếp theo (ô thứ 4): được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nơi quản lý đầu mối của người tham gia BHYT (theo thứ tự huyện quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg và công văn số 628/TCTK-PPCĐ). Riêng đối tượng do tỉnh trực tiếp thu có ký hiệu 00.

5. Ba ký tự tiếp theo (ô thứ 5): được ký hiệu bằng số (từ 001 đến 999) là mã đơn vị quản lý, theo địa giới hành chính và theo loại đối tượng. Trong đó, đối tượng do xã quản lý (bao gồm cả người lao động làm việc trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể), lấy ký tự đầu ký hiệu bằng số 9 (901, 999).

6. Năm ký tự cuối (ô thứ 6): được ký hiệu bằng số (theo số tự nhiên từ 00001 đến 99999), là số thứ tự của người tham gia BHYT trong 01 đơn vị.

Điều 3. Mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do người tham gia BHYT đăng ký: gồm 05 ký tự bằng số, được in sau tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu:

1. Hai ký tự đầu: được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đóng trụ sở (lấy theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg và công văn số 628/TCTK-PPCĐ).

2. Ba ký tự cuối: được ký hiệu bằng số (từ 001 đến 999), là số thứ tự cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 4459/QĐ-BHXH ngày 11 tháng 11 năm 2005 và Quyết định số 2550/QĐ-BHXH ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.

Điều 5. Trung tâm Thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ mã thẻ quy định tại Quyết định này để xây dựng hoặc đề xuất việc xây dựng phần mềm quản lý đối tượng và in thẻ BHYT; Trưởng Ban Cấp sổ, thẻ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Các Bộ: Y tế, LĐTBXH, Tài chính, Nội vụ;

- HĐQL – BHXH Việt Nam;

- TGĐ, các Phó TGĐ;

- Lưu: VT, CST (08b).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Lê Bạch Hồng




Share: