27 thg 11, 2009

Những cách thắt khăn lụa độc đáo nhất

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Cache/Image/970/356970.jpg

Một chiếc khăn lụa đơn giản lại có thể trở thành phụ trang thật sành điệu cho phái đẹp. Bạn có tin được không?
Những cách sử dụng khăn lụa khi kết hợp trang phục thật thời trang và ấn tượng này sẽ giúp bạn tạo cho mình mỗi ngày một phong cách thật mới lạ. Chiếc khăn lụa không đơn thuẩn để giữ ấm cho chiếc cổ trong những ngày thời tiết lạnh nữa mà nó trở thành một phụ trang đầy cá tính làm nổi bật trang phục hàng ngày của bạn hay làm cho bạn trở nên thời trang hơn trong mắt mọi người.
Các cách quàng khăn lụa có kèm theo hướng dẫn này sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn khi sử dụng chiếc khăn lụa cho các trang phục của mình


















Bạn có thể tìm thấy những chiếc khăn lụa xinh xắn tại các shop bán đồ lụa trên đường Hàng Gai (Hà Nội) hoặc tại phố " khăn " Đinh Liệt (Hà Nội)
Q-Tracy
Tổng hợp
(Nguồn:afamily)
Share:

26 thg 11, 2009

Công văn số 4347/LĐTBXH-LĐTL triển khai NĐ số 98/2009/NĐ-CP

http://www.dangcongsan.vn/admin/Upload/News/2009/7/lao%20dong.jpg


Công văn số 4347/LĐTBXH ngày 13/11/2009 của BỘ Lao động -TB&XH

Kính gửi:

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để triển khai thực hiện Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 98/2009/NĐ-CP); Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện một số công việc sau:

1. Tổ chức phổ biến trực tiếp đến nhà đầu tư các quy định phải thực hiện tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP; phối hợp với Liên đoàn Lao động địa phương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở các doanh nghiệp trên địa bàn.

2. Tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện thông tin truyền thông (đài truyền hình, đài phát thanh, các báo) về nội dung của Nghị định số 98/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan quy định về quyền, lợi ích đối với người lao động mà người sử dụng lao động phải thực hiện.

3. Khi triển khai thực hiện cần nắm vững và giải thích thống nhất cho doanh nghiệp một số nội dung sau:

a) Người lao động hưởng mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP là người lao động làm công việc giản đơn nhất không phải qua học nghề trong điều kiện lao động bình thường.

b) Người lao động đã qua học nghề hưởng lương theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP bao gồm:

- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

- Những người đã qua học nghề và được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của nước ngoài;

- Những người làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề và được doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề hoặc tự học nghề được doanh nghiệp kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc.

c) Đối với các doanh nghiệp đang trả lương cho người lao động làm công việc giản đơn nhất không phải qua học nghề trong điều kiện lao động bình thường thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP thì phải điều chỉnh lại cho bằng mức lương tối thiểu vùng quy định.

d) Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn có sự dịch chuyển vùng quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP so với Nghị định số 111/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ thì phải thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng mới quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP.

đ) Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn đó.

e) Việc áp dụng mức lương đối với lao động đã qua đào tạo nghề cụ thể như sau:

- Đối với người lao động đã qua học nghề mà người sử dụng lao động đang trả lương theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 111/2008/NĐ-CP hoặc đang trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP hoặc người lao động sau khi thử việc đã được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở đi phải điều chỉnh theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP (trả cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP).

- Đối với người lao động đã qua học nghề được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở đi thì sau khi thử việc theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động phải trả cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP.

g) Khi áp dụng các quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP nêu trên thì người sử dụng lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ đã được pháp luật lao động quy định như: tiền lương trả khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại.

Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

h) Đối với các mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao động và Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì mức điều chỉnh cụ thể do người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động trong doanh nghiệp thỏa thuận căn cứ vào mặt bằng tiền công trên thị trường, giá cả sinh hoạt và phải bảo đảm quan hệ hợp lý giữa người mới được tuyển dụng và người có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

4. Để bảo đảm quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật lao động, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương phải giám sát, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; thực hiện ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, xây dựng định mức lao động, thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ nâng bậc lương, chế độ tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động.

5. Đầu quý II năm 2010, đề nghị tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện các công việc trên về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong quá trình thực hiện quy định tại các Nghị định nếu phát sinh vướng mắc mà Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không giải quyết được thì báo cáo ngay để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân

Share:

Xu hướng áo liền quần quay trở lại


(Xinh xinh) - Những năm 40-50 của thế kỉ 20, áo liền quần đã ra đời gắn liền với hình ảnh cô đào bốc lửa Brigitte Bardot và ngay lập tức trở thành cơn sốt toàn cầu. Và thời trang đã quay vòng khi năm nay, những chiếc áo liền quần lại trở lại thống trị sàn catwalk và nhanh chóng trở thành xu hướng hot nhất của năm.
Jumpuit hay còn gọi là áo liền quần cực kỳ dễ mặc và tôn dáng, nếu những chiếc jumsuit ngắn (áo liền quần những thân quần chỉ ngắn như quần short - người ta còn gọi bằng tên khác là rompers) với màu sắc rực rỡ được các bạn gái trẻ ưa thích vì khoe được làn da trắng và vóc dáng cao ráo thì jumsuit dài lại được ưa chuộng bởi style đầy cá tính.



Jumsuit được thiết kế để cho người mặc có cảm giác là cơ thể mình thanh mảnh đi. Và năm nay, jumpsuit cũng đang là một xu hướng thời trang rất hot tại các kinh đô thời trang và trong thế giới ngôi sao Hollywood.

Hãy cùng Xinh zoom vào cách kết hợp Jumsuit của các ngôi sao:


Beyonce Knowles với bộ Jumsuit khỏe khoắn, lửng đến ngang gối, cổ chữ V khoét sâu gợi cảm làm tôn lên dáng vẻ khỏe khoắn và bốc lửa của cô nàng.


Brenda Song - cô nàng đình đám của đại gia đình Disney lại sắm cho mình một bộ Jumsuit bằng lụa mềm mại, cô nàng còn khéo léo kết hợp với phụ kiện là dây chuyền Chanel để bộ trang phục càng hấp dẫn và long lanh hơn.


Dakota Fanning - bé ma cà rồng mới nhất của đại gia đình New Moon lại rất gợi cảm với chiếc Jumsuit xanh nhung độc đáo và khỏe khoắn.


"Bà nội trợ kiểu Mỹ" Eva Longoria cũng "mê mệt" những chiếc Jumsuit thoải mái, cô nàng thương diện chiếc Jumsuit banwngf lụa mềm mại của mình để đi mua sứm cùng với thắt lưng da và túi xách to bản.


Heidi Montag rực rỡ và sexy với bộ Jumsuit khoét rất sâu với những đường bo gấu nghịch ngợm.



Jessica Simpson với chiếc áo liền quần rất cá tính, tạo vẻ đẹp cực kỳ mạnh mẽ và nổi bật vẻ đẹp nữ quyền táo bạo.


Cô nàng sành điệu Rihanna chẳng bao giờ bỏ qua bất kỳ xu hướng thời trang nào. Bộ Jumsuit đen với khóa kéo đầy chất rock đã làm cả sân khấu như bốc lửa.

Sienna Miller đẹp và đơn giản với chiếc áo liền quần bằng chất liệu chiffon khỏe khoắn.



Katty Perry với chiếc áo liền quần bằng lụa với họa tiết hoa lớn mang hơi hướng trung hoa rất dễ thương.



Cô nàng Lindsay Lohan nhìn khỏe khoắn hơn và đầy đặn hơn rất nhiều với chiếc Jumsuit màu xám thanh lịch có thắt lưng bản nhỏ bằng các hạt đá lấp lánh quý phái.


Michelle Trachtenberg thật duyên dáng với chiếc áo liền quần sexy màu đen, làm chiếc ví hồng cá tính nổi bật và rực rỡ hơn rất nhiều.

Bạn hoàn toàn có thể mặc Jumsuit còn đẹp hơn cả các ngôi sao, chỉ cần lưu ý một số tips nhỏ sau:



- Jumpsuit với ống quần dài và rộng sẽ che được đôi chân cong của bạn. Nếu bạn có vòng 1 đầy đặn, hãy chọn một chiếc jumpsuit cổ chữ V sâu.

- Jumpsuit ngắn thích hợp với những bạn gái có hơi "nấm lùn", nó sẽ giúp bạn "ăn gian" được đáng kể chiều cao đấy.

- Jumpsuit cũng sẽ khiến lưng bạn có cảm giác bị dài ra (đặc biệt với những bộ jumsuit chỉ có một tông màu đơn giản). Vì thế, một sợi dây tết hoặc một chiếc thắt lưng ở eo sẽ khiến cho tỉ lệ cơ thể bạn trở nên cân đối hơn. Xinh Xinh khuyên bạn nên mặc Jumpsuit với giày cao gót mũi nhọn nhé!
Quỳnh Anh
(Nguồn: Xinhxinh)
Share:

24 thg 11, 2009

Thông tư 36/2009/TT-BLĐTBXH h/dẫn lương tối thiếu vùng đ/v DN

http://www.saga.vn/Saga_Gallery/ChauHa/BizKnowledge/humanCapital/incentives1.gif

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 36/2009/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2009

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, TRANG TRẠI, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC CỦA VIỆT NAM CÓ THUÊ MƯỚN LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Sau khi có ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện của người sử dụng lao động và Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân (không bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (không bao gồm cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam).
Các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 1 Thông tư này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
2. Người làm công tác quản lý hưởng lương trong doanh nghiệp.
Điều 3. Thực hiện mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo các vùng quy định tại Điều 2 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP như sau:
a) Mức 980.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, bao gồm:
- Các quận thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
b) Mức 880.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II, bao gồm:
- Các huyện Gia lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
c) Mức 810.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, bao gồm:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiêu Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Huyện Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
d) Mức 730.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, bao gồm các địa bàn còn lại.
2. Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
3. Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư này. Lao động đã qua học nghề bao gồm:
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
- Những người đã qua học nghề và được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của nước ngoài;
- Những người làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề và đã được doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề hoặc tự học nghề được doanh nghiệp kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc.
4. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Thông tư này để trả cho người lao động phù hợp với năng suất lao động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và mức tiền công trên thị trường.
5. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Thông tư này được dùng làm cơ sở tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động trong các doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 và Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với các doanh nghiệp là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước đang vận dụng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với công ty nhà nước tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thì áp dụng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Thông tư này để trả lương cho người lao động.
6. Khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, Doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương trả khi làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động.
7. Đối với các mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao động, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ thì mức điều chỉnh cụ thể do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận căn cứ vào mặt bằng tiền công trên thị trường, giá cả sinh hoạt và phải bảo đảm quan hệ hợp lý giữa người mới được tuyển dụng và người có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Bãi bỏ Thông tư số 24/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
2. Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Thông tư này được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời.


Nơi nhận
- Thủ tướng – các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể và các Hội;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế và tổng công ty hạng đặc biệt;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đăng Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu VP, Vụ LĐTL Bộ LĐTBXH. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân
Share:

Nữ tính vào đông


(Xinh Xinh) - Một chút ửng hồng nơi gò má, mái tóc mềm mại như mây tung bay cùng gió mùa lạnh buốt, em nhẹ nhàng bước vào đông với vẻ đẹp đầy nữ tính, khiến lòng ta bỗng ấm áp dù ngoài kia giá rét đang dần len qua từng khe cửa nhỏ.
Dù bạn có ưa thích phong cách cá tính, nổi loạn, tomboy thì cũng không thể phủ nhận rằng nữ tính và dịu dàng luôn luôn là đặc quyền làm nên nét đẹp của nữ giới. Chẳng thế mà các NTK thời trang luôn luôn đầy ắp những ý tưởng thiết kế đầy sáng tạo và vô cùng nữ tính, mềm mại dành cho các bạn gái. Áo khoác dáng dài cũng là một trong những sản phẩm như thế.



Áo khoác dáng dài phổ biến là bởi vẻ đẹp mềm mại và sang trọng, phù hợp với rất nhiều lứa tuổi và dễ phối với nhiều phong cách.



Từ áo khoác dài chấm đầu gối thay cho váy, mặc cùng legging và boot sang trọng....





Cho đến các loại áo khoác một màu nền nã bằng chất liệu dạ ấm áp có điểm nhấn sợi lông sang trọng, tất cả đều được đa phần các bạn gái yêu thích và sở hữu ít nhất 1 chiếc áo như vậy trong tủ đồ của mình mỗi khi đông về.





Màu sắc được dự đoán là hot nhất đông năm nay là các gam màu mạnh và nóng, sặc sỡ, bắt mắt như hồng, đỏ, xanh lá, vàng chói lọi để trẻ hóa kiểu dáng cho loại áo này. Chất liệu cơ bản vẫn là dạ, đôi khi ta bắt gặp chất liệu da, kaki sành điệu.









Caro cũng vẫn là fashion trend trong mùa đông 2009, các loại áo khoác này đặc biệt rất ưa thích váy, và phù hợp với đa số các loại giày, từ boots, cao gót đến búp bê đều khiến bạn thật duyên dáng và đáng yêu.












Quỳnh Anh
(Theo xinhxinh)
Share: