21 thg 9, 2009

Phòng cúm A/H1N1 khi trẻ vào năm học mới

http://phimanh.vnexpress.net/News/Tin-tuc/2007/05/3B9AE5A8/13.jpg

Dịch cúm A/H1N1 đang lan rộng ra cộng đồng nhất là trong các trường học. Vậy làm thế nào để bảo vệ con bạn khỏi lây nhiễm cúm A/H1N1 và yên tâm đến trường khi bước vào năm học mới, đây cũng là nỗi lo chung của các gia đình có con em đang đi học. Để phòng cúm A/H1N1 cho trẻ hiệu quả và dễ thực hiện, phụ huynh cần lưu ý một số việc như sau:

Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người

Cha mẹ là người thường xuyên tiếp xúc với con cái nên sau khi đi làm về phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cơ thể nhất là tay, mũi, họng. Nếu như vừa đi tiếp xúc chỗ đông người nên tránh vồ vập, ôm hôn con ngay khi mới về nhà.

Virus cúm A/H1N1 thường lây từ người mắc bệnh trong vòng 7 ngày, nhưng với trẻ em, thời gian nhiễm bệnh có thể dài hơn, tới 10 ngày. Do đó, nếu tiếp xúc với người bị cúm A/H1N1, dù đã hết triệu chứng, cha mẹ cũng cần chú ý tránh tiếp xúc nếu như chưa qua 10 ngày nhiễm bệnh. Môi trường kín có điều hòa không khí, là nơi tạo cơ hội cho virus cúm A/H1N1 lưu trú lâu hơn. Nơi đông người được xem là nơi tăng nguy cơ lây bệnh cao nên hạn chế cho trẻ tới những chỗ đông người như siêu thị, công viên, bệnh viện…

Cần hướng dẫn trẻ biết tự làm vệ sinh thân thể

Cần hướng dẫn trẻ biết tự làm một số biện pháp vệ sinh thân thể và duy trì thói quen này hằng ngày. Trẻ cần được thường xuyên tắm sạch sẽ và giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm vào mùa lạnh, không để bị nhiễm nước, nhiễm lạnh vào mùa nóng. Tập cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng, dung dịch phù hợp để vệ sinh cổ họng hằng ngày vào sáng và tối. Cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, tránh để trẻ sinh tật lười vận động.

Một số chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế những đồ chơi mềm như thú nhồi bông, gối, chăn… trong thời điểm này vì chúng có bề mặt thuận lợi cho virus lưu trú với mật độ dày. Nến cho trẻ chơi các đồ chơi cứng, bề mặt nhẵn như băng nhựa, gỗ… và thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ.

Không nên để trẻ dùng chung đồ chơi, nhất là những thứ hay đưa vào miệng như bút, sáp, thú nhồi bông… Nếu trẻ đi học, nên để ý xem giáo viên, nhà trường có thường xuyên lau chùi, vệ sinh sàn nhà, bàn ghế, khu vực lớp học, các vật dụng khác. Nhắc trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Không nên dùng tỏi để phòng cúm, nếu trẻ có dấu hiệu cúm cần đưa đi khám tại cơ sở y tế. Và khi trẻ bị cúm thì cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, ngược lại trẻ chỉ bị cúm thông thường, cha mẹ nên lưu ý, hiện tại chưa có loại thuốc nào chữa được bệnh cúm, mà chỉ chữa các triệu chứng của nó mà thôi. Vì vậy không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Nên cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây, súp, cháo loãng và nghỉ ngơi, ăn uống điều hòa để cơ thể chống lại bệnh. Nên cho trẻ nghỉ học ngay để tránh lây cho các trẻ khác.

Một số lưu ý các bậc phụ huynh cần biết

Hiện nay những nơi có chức năng làm xét nghiệm kiểm tra cúm A/H1N1, tại TP HCM có 4 cơ sở là Bệnh viện Nhiệt đới, Viện Pasteur, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm cúm A/H1H1.

Những người sống trong vùng có bệnh nhân cúm, tất cả những trường hợp nghi mắc bệnh phải được thông báo cho cơ quan y tế dự phòng, người bệnh và có tiếp xúc người bệnh, có triệu chứng sốt được uống Tamiflu dự phòng càng sớm càng tốt. Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi, liều Tamiflu là 75mg x2 lần/ ngày trong vòng năm ngày. Trẻ em tùy trọng lượng cơ thể, với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi, liều đề nghị là 12mg x 2 lần/ngày trong năm ngày.

LQ (tổng hợp)

Đeo khẩu trang y tế đúng cách


Theo các chuyên gia y tế, đeo khẩu trang y tế được xem là cách tốt nhất để phòng cúm A/H1N1.

Để đeo khẩu trang y tế đúng cách, bạn cần chú ý tới độ kín của khẩu trang. Lưu ý đặt mép có thanh chì lên phía trên sống mũi. Dùng tay bóp thanh chì sao cho ôm khít vào sống mũi. Sau đó, bạn cần rà soát lại tất tần tật 4 mép của khẩu trang xem đã kín cả miệng và cằm chưa.

Do khẩu trang y tế có 2 mặt gần giống nhau nên khi đeo bạn rất dễ bị nhầm lẫn, vì thế nên kiểm tra xem có bị đeo mặt trái quay ra ngoài không. Nếu dùng loại khẩu trang có dây cột, bạn cần siết chặt vừa đủ để tạo độ khít. Tránh thắt dây mang máng hoặc lỏng lẻo nhé, vì như thế chẳng khác gì bạn đeo mà như không đeo khẩu trang cả.

Với những khẩu trang y tế loại chuyên dụng, bạn vẫn phải thi thoảng thay thường xuyên, nếu không vi khuẩn sẽ bám đầy khẩu trang gây bệnh cho bạn đấy. Với loại khẩu trang y tế thông thường (màu xanh nhạt), chỉ nên dùng một lần hoặc tối đa một ngày. Khi thanh lý những chiếc khẩu trang y tế, bạn không được vứt bừa bãi mà phải cho vào thùng rác để tránh vi khuẩn có cơ hội phát tán.

C.A


(Nguồn: caosuvietnam)

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên. Nếu có ý kiến hay góp ý gì, mong bạn vui lòng để lại vài dòng vào ô nhận xét bên dưới. Chúc bạn một ngày vui vẻ!