29 thg 12, 2009

Công văn số 4662/BHXH-CSYT của BHXH VN V/v: Đăng ký KCB ban đầu

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/69/2008/04/sk.jpg

BẢO HIẺM XÃ HỘI VIỆT NAM
Số : 4662/BHXH-CSYT
V/v: Đăng ký KCB ban đầu và xác Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2009
định nguồn kinh phí KCB BHYT
năm 2010.

Kính gửi: - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Để chuẩn bị ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2010 với các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB), Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn việc chuyển đổi nơi đăng ký KCB ban đầu và cơ sở xác định nguồn kinh phí KCB tại các đơn vị này như sau:
1. Về việc chuyển đổi nơi đăng ký KCB ban đầu:
BHXH tỉnh thực hiện việc chuyển đổi nơi đăng ký KCB ban đầu từ các bệnh viện tỉnh và Trung ương về các cơ sở KCB ban đầu tuyến xã, tuyến huyện và tương đương theo đúng quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế.
Trường hợp chưa thực hiện được phải báo cáo cụ thể lý do và lộ trình chuyển đổi số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại ừng cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
2. Về việc xác định nguồn kinh phí KCB tại các cơ sở KCB BHYT nhận kinh phí KCB ban đầu:
2. 1 Tại các đơn vị thực hiện phương thức thanh toán theo định suất: nguồn kinh phí được sử dụng tại đơn vị là tổng các nguồn kinh phí xác định theo 6 nhóm đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT của Bộ Y tế - Bộ Tài chính.
Suất phí từng nhóm được tính dựa trên tổng chi phí KCB tại các cơ sở KCB trong và ngoài tỉnh (kể cả chi phí thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh và thanh toán trực tiếp) của đối tượng thuộc nhóm đó đã được cơ quan BHXH quyết toán quý IV năm 2008 và các quý I, II, III của năm 2009 sau khi đã trừ các khoản chi phí không tính trong quỹ định suất bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí chạy thận nhân tạo, ghép bộ phận cơ thể người, phẫu thuật tim, điều trị bệnh ung thư, bệnh hemophilia và phần chi phí cùng chi trả của người bệnh.
Đối với các tỉnh có đối tượng cận nghèo mới tham gia BHYT, suất phí tạm tính theo nhóm đối tượng người nghèo.
Đối với nhóm đối tượng mới tham gia BHYT khác như trẻ em dưới 6 tuổi, suất phí tạm tính theo suất phí chung của tất cả các đối tượng tham gia BHYT (tổng chi phí KCB BHYT của tất cả các đối tượng chia cho tổng số thẻ có giá trị sử dụng nhân với hệ số k = 1,1) .
Về nguyên tắc, tổng kinh phí định suất giao cho các cơ sở KCB BHYT thực hiện định suất trong tỉnh không vượt quá tổng kinh phí KCB của các cơ sở này.
Trường hợp tổng kinh phí định suất bị vượt tổng kinh phi KCB BHYT, BHXH tỉnh báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét, giải quyết.
2.2 Tại các đơn vị thực hiện phương thức thanh toán theo phí dịch vụ: nguồn kinh phí được sử dụng tại đơn vị là tổng các nguồn kinh phí xác định theo 6 nhóm đối tượng. Nguồn kinh phí của mỗi nhóm đối tượng được xác định dựa trên số thẻ đăng ký KCB ban đầu và mức phí bình quân chung của nhóm đó trên toàn tỉnh sau khi đã trừ đi phần kinh phí dành cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu của học sinh sinh viên thuộc nhóm đó.
3. Đối với cơ sở KCB từ tuyến tỉnh trở lên khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB khác:
- Tổng mức thanh toán cho cơ sở KCB đối với trường hợp chuyển tuyến điều trị không vượt quá chi phí bình quân thực tế cho một đợt điêu trị nội trú và một lượt khám, chữa bệnh ngoại trú theo từng chuyên khoa của các trường hợp được chuyển đến quý IV năm 2008 và 3 quý đầu năm 2009 nhân với số lượt khám, chữa bệnh trong thời gian đó và được điều chỉnh theo hệ số biến động chi phí khám, chữa bệnh là 1,1.
- Cơ quan BHXH phối hợp với cơ sở KCB BHYT tính toán và thống nhất mức chi phí bình quân cho một đợt điều trị nội trú và một lần KCB ngoại trú theo từng chuyên khoa (hoặc toàn bệnh viện) của các trường hợp này để làm cơ sở thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT hàng quý .
- Phần chi phí KCB BHYT thực tế thuộc trách nhiệm chi trả của quỹ BHYT tối đa không vượt quá tổng mức thanh toán nói trên trừ đi phần chi phí thuộc trách nhiệm cùng chi trả của người bệnh BHYT.
Nhận được công văn này, đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh khẩn trương thực hiện. Nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam để hướng dẫn giải quyết.

Nơi nhận: TL.TỔNG GIÁM ĐỐC
- Như trên; TRƯỞNG BAN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT
- Tổng GĐ; (Đã ký)
- Phó TGĐ Nguyễn Đình Khương
- Lưu VT, CSYT.
Nguyễn Minh Thảo
Share:

Công văn 4663/BHXH-CST của BHXH VN về mẫu thẻ BHYT

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/69/2008/04/sk.jpg


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 4663/BHXH-CST

V/v: thông báo mẫu thẻ BHYT mới Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2009

Và giải quyết một số vướng mắc

trong cấp sổ, thẻ.

Kính gửi: - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.

Để đảm bảo thống nhất việc lưu hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mới theo hộ gia đình và theo cá nhân ban hành kèm theo Quyết định số 652/QĐ-BHXH ngày 05/6/2009 và Quyết định số 653/QĐ-BHXH ngày 05/6/2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam kể từ ngày 01/01/2010 trên phạm vi toàn quốc; đồng thời xử lý một số vướng mắc trên quan đến công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo đề nghị của một số địa phương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau:

1. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) có trách nhiệm thông báo ngay tới các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) có ký hợp đồng KCB BHYT trên địa bàn tỉnh một số nội dung sau:

- Từ ngày 01/01/2010 trở đi, toàn bộ thẻ BHYT đã phát hành theo mẫu và mã thẻ (cũ) quy định tại Quyết định số 4459/QĐ-BHXH ngày 11/11/2005 và Quyết định số 2550/QĐ-BHXH ngày 12/6/2006 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dù còn thời hạn sử dụng nhưng không còn giá trị lưu hành, để chuyển sang sử dụng theo mẫu và mã thẻ BHYT mới.

- Giới thiệu mẫu thẻ BHYT mới cấp cho cá nhân và mẫu thẻ BHYT cấp cho hộ gia đình. Riêng mẫu thẻ BHYT cấp cho cá nhân in đầy đủ các thông tin của người tham gia BHYT, trong đó các ký tự trong mã thẻ được ký hiệu bằng chữ "X".

XX

X

XX

XX

XXX

XXXXX

- Giới thiệu ý nghĩa của các ô trên mã thẻ BHYT mới quy định tại Quyết định số 1071/QĐ-BHXH ngày 01/9/2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương việc thay đổi mẫu thẻ BHYT mới sử dụng từ ngày 01/01/2010; đề nghị người có thẻ BHYT liên hệ với các cơ quan, đơn vỉ quản lý để nhận thẻ BHYT mới thay cho thẻ BHYT cũ, sử dụng từ ngày 01/01/2010.

3. Về cấp thẻ BHYT:

3. 1 . Việc đổi thẻ BHYT theo mẫu mới đối với thân nhân quân nhân của 02 đơn vị làm điểm (Bộ Tổng Tham mưu và Quân chủng Phòng không - Không quân) theo hướng dẫn tại công văn số 59/BHXH-CST ngày 09/01/2009 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: do yêu cầu quản lý kinh phí KCB tại BHXH mỗi tỉnh, thực hiện các phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT, trong đó có phương thức khoán theo định suất và để giảm tải trong thanh toán chi phí KCB đa tuyến. Vì vậy, yêu cầu Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng chuyển giao dữ liệu in thẻ BHYT của thân nhân quân nhân thuộc 02 đơn vị nói trên cho BHXH tỉnh nơi thân nhân quân nhân đang cư trú, để BHXH tỉnh thực hiện việc in, đổi thẻ BHYT theo mẫu thẻ mới cho những thẻ còn thời hạn sử dụng sang năm 2010. Căn cứ địa chỉ cư trú của thân nhân quân nhân, BHXH tỉnh chuyển thẻ BHYT theo mẫu mới cho cơ quan quân sự địa phương, để chuyển thẻ đến thân nhân quân nhân.

3.2. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đắc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, được ngân sách Nhà nước đóng BHYT, thì cấp mã đối tượng có ký hiệu là “HN". Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT được quy định theo văn bản chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, song không nên quá 02 năm để còn triển khai việc in ảnh người có thẻ BHYT vào các năm sau.

Riêng người dân tộc thiếu sỗ sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, nếu đóng BHYT ở các nhóm đối tượng khác, thì tạm thời cấp mã quyền lợi theo nhóm đối tượng đóng BHYT. Việc xác định mức hưởng chế độ BHYT cao hơn cho nhóm đối tượng này, sẽ được điều chỉnh sau khi có hướng dẫn của liên Bộ Y tế- Tài chính.

4. Việc sử dụng thẻ BHYT trong thời điểm chuyển tiếp giữa mẫu thẻ cũ và mới:

Người có thẻ BHYT đi KCB từ ngày 01/01/2010 phải xuất trình thẻ BHYT theo mẫu mới.

- Người có thẻ BHYT đang điều trị tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT trước thời điểm 01/01/2010 theo mẫu thẻ cũ, nếu thẻ BHYT theo mẫu cũ còn thời hạn sử dụng sang năm 2010, thì vẫn được điều trị theo chế độ BHYT cho đến khi ra viện.

- Quyền lợi của tất cả những người có thẻ BHYT KCB kể từ ngày 01/01/2010 được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.

5. về điều chỉnh nhân thân trên sổ BHXH: khi tiếp nhận đơn đề nghị điều chỉnh nhân thân trên sổ BHXH (trong đó có ngày, tháng, năm sinh), người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn người lao động điều chỉnh thống nhất các nội dung thay đổi về nhân thân trong hồ sơ, lý lịch gốc làm căn cứ đăng ký tham gia đóng BHXH theo quy định của pháp luật; sau đó làm công văn, kèm theo toàn bộ hồ sơ đã điều chỉnh, cùng sổ BHXH, nộp cho cơ quan BHXH, để ghi điều chỉnh nhân thân trên sổ BHXH cho người lao động theo quy định tại tiết 2.4, điểm 2, mục VII, phần II Quyết định số 555/QĐ-BHXH ngày 13/5/2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6. Về xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên sổ BHXH để giải quyết các chế độ BHXH (hưu trí, tử tuất...) và BHTN: thực hiện theo nguyên tắc đơn vị đóng đến đâu, thì xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN đến đó. Trường hợp đơn vị chưa đóng BHXH, BHTN đến thời điểm giải quyết các chế độ BHXH, BHTN, được xử lý như sau:

- Xác nhận trong thời gian đơn vị chưa phải chuyển tiền theo quy định của Luật BHXH, thì người sử dụng lao động phải có văn bản cam kết đóng đủ số tiền BHXH, BHTN đến thời điểm xác nhận, gửi cơ quan BHXH, kèm theo danh sách lao động nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHTN, để làm thủ tục xác nhận trên sổ BHXH.

- Xác nhận khi đơn vị còn nợ BHXH, BHTN (quá thời hạn nộp tiền theo quy định): người sử dụng lao động phải có văn bản đề nghị đóng trước BHXH, BHTN cho những lao động đến thời điểm giải quyết các chế độ BHXH, BHTN và cam kết cụ thể về thời gian chuyển nết số tiền đơn vị còn nợ đến thời điểm xác nhận trên sổ BHXH, gửi cơ quan BHXH kèm theo danh sách lao động nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHTN. Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết, đồng thời chỉ dạo các đơn vị trực thuộc mở sổ theo dõi việc xác nhận trên sổ BHXH cho những đơn vị còn nợ BHXH, BHTN.

Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng căn cứ nội dung nêu trên để tổ chức, thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận: KT.TỔNG GIÁM ĐỐC

- Như trên; PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

- TGĐ; (Đã ký)

- Các ban: Thu, thực hiện CS BHYT;

- Lưu VT, CST (02b).

Nguyễn Đình Khương

Share:

Công văn số 4873/BHXH-BT cảu BHXH Việt nam hướng dẫn thời hạn sử dụng thẻ BHYT

http://congluan.vn/Uploaded/thuyvan/051009/BHYT.jpg

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Số : 4873/BHXH-BT
V/v: hướng dẫn thời hạn sử dụng thẻ BHYT Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2009




Kính gửi: - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
- Ban Cơ yếu Chính phủ



Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 của Quốc hội; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn về thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:
I Nguyên tắc chung:

Thẻ BHYT cấp cho người tham gia BHYT thuộc cùng loại đối tượng, do một đơn vị quản lý thì có cùng thời điểm hết thời hạn sử dụng (kể cả các trường hợp tặng mới) trừ trường hợp thẻ BHYT cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi, người tham gia BHYT do Quỹ BHXH đóng phí BHYT và đối tượng tự nguyện tham gia BHYT.
II Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế:

1. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi:
Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng 06 năm kể từ ngày sinh đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Riêng đối với trẻ em sinh trước ngày 01/10/2009:
Trường hợp trẻ em đã được cấp thẻ khám, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 29/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/11/2008 của Bộ Lao động-thương binh và Xã hội hướng dẫn về cấp, quản lý và sử dụng Thẻ khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập thì được cấp thẻ BHYT ghi giá trị sử dụng từ ngày 01/10/2009 đến ngày hết hạn sử dụng ghi trên thẻ khám, chữa bệnh cũ.
Trường hợp trẻ em chưa được cấp thẻ khám, chữa bệnh thì được cấp thẻ BHYT ghi giá trị sử dụng từ ngày 01/10/2009 đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
2. Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng tối đa 5 năm kể từ ngày đóng phí BHYT đến ngày 30/6 năm thứ 4 sau năm cấp thẻ cho đối tượng, gồm các đối tượng sau:
- Người hưởng lương hưu, trợ.cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng bao gồm các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên.
Ví dụ:
- ông A nghỉ hưởng lương hưu từ 01/3/2010 thì khi phát hành thẻ BHYT cho ông A, thẻ BHYT của ông A ghi giá trị sử dụng từ 01/3/2010 đến 3016/2014.
- Bà B nghỉ hưởng lương hưu từ 01/10/2010 thì khi phát hành thẻ cho bà B, thẻ BHYT của bà B ghi giá trị sử dụng từ 01/10/2010 đến 30/6/2014.
Ông C nghỉ hưởng lương hưu từ 01/02/2011 thì khi phát hành thẻ cho ông C, thẻ BHYT của ông C ghi giá trị sử dụng từ 01/02/2011 đến 30/6/2015.
Bà H nghỉ hưởng lương hưu từ 01/8/2012 thì khi phát hành thẻ cho bà H, thẻ BHYT của bà H ghi giá trị sử dụng từ 01/8/2012 đến 30/6/2016.
3. Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng tối đa 03 năm kể từ ngày đóng phí BHYT đến ngày 31/12 năm thứ 2 sau năm cấp thẻ cho đối tượng, gồm các đối tượng sau:
- Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước thẹo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành thột số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước là các đối tượng quy .định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật sỹ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và Cơ yếu:
+ Sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ;
+ Sỹ quan hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
- Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quý định cửa pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày đóng phí BHYT đến ngày 31/12 năm thứ nhất sau năm cấp thẻ cho đối tượng, gồm các đối tượng sau:
Người tham gia BHYT là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời bạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quỵ định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lường, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng là các đối tượng quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (trừ người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên).
- Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật BHYT bao gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; bố, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
5. Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng theo thời hạn đóng tiền (6 tháng hoặc 1 năm) của đối tượng, gồm các đối tượng:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ .
- Học sinh, sinh viên.
- Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
- Người tự nguyện tham gia BHYT theo quy định của Chính phủ.
6. Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng khác:
- Hạ sỹ quan, chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân và thân nhân của họ; thân nhân của hạ sỹ quan, binh sỹ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân: thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo thời hạn phục vụ kể từ ngày đăng ký cấp thẻ đến ngày hết thời hạn phục vụ của hạ sỹ quan, chiến sỹ.
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày hưởng trợ cấp đến ngày chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội.
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp: thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo nhiệm kỳ bầu cử kể từ ngày đăng ký cấp thẻ đến ngày kết thúc nhiệm kỳ.
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt' Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam: thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo thời hạn khóa học kể từ ngày đăng ký cấp thẻ BHYT đến ngày hết thời hạn khoá học.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Cơ quan bảo hiểm xã hội thỏa thuận với đơn vị tham gia BHYT về thời hạn sử dụng thẻ BHYT phù hợp điều kiện quản lý và cám kết đóng đủ tiền BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng thẻ BHYT của đơn vị, ký hợp đồng đóng BHYT với đơn vị quản lý người chỉ tham gia BHYT.
2. Đối với đối tượng do ngân sách nhà nước đóng BHYT, cơ quan bảo hiểm xã hội thoả thuận với đơn vị quản lý đối tượng và cơ quan tài chính để ký hợp đồng 3 bên giữa cơ quan bảo hiểm xã hội, đơn vị quản lý đối tượng và cơ quan tài chính về thời hạn sử dụng thẻ và thanh toán kinh phí. Đối với đối tượng đóng phí BHYT theo tỷ lệ trên lương tối thiểu chung, trong hợp đồng phải ghi rõ: khi nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung thì mức phí BHYT sẽ được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung mới.
Riêng đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thoả thuận với Sở Lao động-thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, thống nhất báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định về thời hạn sử dụng thẻ BHYT và trách nhiệm đóng BHYT theo quy định.
Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị báo cáo kịp thời về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết./.


Nơi nhận: KT.TỔNG GIÁM ĐỐC
Như trên; PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
- Các Bộ: LĐTB&XH, Tài chính, Nội vụ, Y tế; (Đã ký)
- HĐQL-BHXHVN;
- TGĐ, các Phó TGĐ;
- Lưu: VP, BT ( 07b). Nguyễn Đình Khương
Share:

Thông tư 39/2009/TT-BLĐTBXH về t/c mất việc làm

http://news.xunghe.vn/Images/tintuc/852942762_de803e73a26786fe4ed07e2a0e79ae03.jpg



BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 39/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 12 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 39/2003/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM

Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Căn cứ Nghị định 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm (sau đây được viết tắt là Nghị định số 39/2003/NĐ-CP) như sau:

Điều 1. Mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

1. Công thức tính trợ cấp mất việc làm:

Tiền trợ cấp mất việc làm

=

Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm

x

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm

x

01

Trong đó:

- Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi người lao động bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:

+ Dưới 01 (một) tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm;

+ Từ đủ 01 (một) tháng đến dưới 06 (sáu) tháng được làm tròn thành 06 (sáu) tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 (nửa) tháng lương;

+ Từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên được làm tròn thành 01 (một) năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 01 (một) tháng lương.

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề của người lao động trước khi bị mất việc làm, bao gồm: tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

- 01 (một) là một tháng lương cho mỗi năm làm việc.

- Mức trợ cấp việc làm thấp nhất bằng 02 (hai) tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động làm dưới 01 (một) tháng.

2. Trợ cấp mất việc làm khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp:

Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ không được tính hưởng trợ cấp mất việc làm. Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi mất việc làm, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Cách tính trợ cấp mất việc làm được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành).

3. Không áp dụng cách tính trợ cấp mất việc làm quy định tại Thông tư này để tính lại trợ cấp mất việc làm đối với những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ LĐTBXH;
- Lưu VP, Cục Việc làm.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa



Share:

Nói em đừng buồn, anh... đi nhậu đây!


http://www26.24h.com.vn/upload/news/2009-11-29/1259482514-chi-vi-say-4.jpg
Vì có thể khi say, anh sẽ không còn nhớ bên cạnh mình đang hiện hữu một con người khác. Có thể khi say, anh mới có thể ôm vào lòng một người "không phải là vợ mình trước đây".
Cũng cái mắt ấy, mũi ấy, miệng ấy từ lúc cha sinh mẹ đẻ mà sao tự dưng bây giờ em lại kêu nó xấu xí, đáng ghét? Em bảo cái mũi chị Thanh cùng phòng vừa sửa rất xinh; đôi mắt chị Hồng, phó giám đốc, vừa lấy bớt mỡ trông rất thanh thoát; cái cằm chị Thu, trưởng phòng tài vụ, vừa được “gọt” bớt nhìn duyên không chịu nổi... Anh nghe cái điệp khúc ấy nhiều đến nỗi phát bực.




Vậy là anh nói mát: “Em thích như các bà ấy thì cứ làm đi”. Anh chỉ nói đùa, không ngờ em lại gom hết tiền trong sổ tiết kiệm đến nộp cho bác sĩ ở thẩm mỹ viện. Nhìn em trở về với cái mặt sưng húp, thoạt đầu anh còn tưởng em bị té xe, đến chừng nhìn kỹ mới biết nó vừa được mổ xẻ...

Em à, xấu tốt gì thì cũng là của cha mẹ cho, đẹp hay không là do mắt người nhìn. Mười mấy năm qua, anh đã quen nhìn em như thế, đã nhớ nằm lòng từng ánh mắt, nụ cười của em. Anh đã yêu em như nguyên mẫu mẹ cha đã cho em như thế. Trong mắt anh, hoa khôi, hoa hậu cũng còn xếp sau em một bậc. Vậy mà giờ đây, những thứ đó bỗng dưng biến mất. Mặt em bây giờ như bức tượng sáp. Thú thật, anh còn không nghĩ mình có thể hôn lên đôi má ấy, đôi môi ấy...

Anh mang tâm sự này hỏi mấy anh chồng có cùng cảnh ngộ như mình thì đều nhận được những cái lắc đầu, chán nản. Thậm chí, có một anh là bác sĩ tâm lý nhưng không thể nào lý giải được diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp của những người phụ nữ khi đã có chút ít vai vế, địa vị trong xã hội.

Anh nói em đừng buồn, anh đi nhậu đây. Vì có thể khi say, anh sẽ không còn nhớ bên cạnh mình đang hiện hữu một con người khác. Vì có thể khi say, anh mới có thể ôm vào lòng một người “không phải là vợ mình trước đây”.



Theo Gia Phúc
Nguồn: Người lao động
Share:

14 thg 12, 2009

Thành phố Đà Nẵng 120 năm tuổi

http://www.tpic.danang.gov.vn/upload/Image/DaNang.jpg


1- Trước khi bị biến thành "nhượng địa" cho Pháp bởi đạo dụ ngày 27 tháng 8 năm Mậu Tý (1-10-1888) của vua Đồng Khánh và được viên Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn chính thức vào ngày 3-10-1888, Đà Nẵng vốn nằm trong tổng Bình Thái Hạ của huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Giới hạn ban đầu của “nhượng địa” này gồm 5 xã thôn thuộc tổng Bình Thái Hạ của huyện Hòa Vang: Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên với tổng diện tích 20.000 mẫu ta (10.000ha).

Đến năm 1901, do sức ép của thực dân Pháp, vua Thành Thái phải ra đạo dụ ngày 15-1-1901 cắt tiếp các xã thôn: Xuân Đán, Thạc Gián, Liên Trì, Bình Thuận, Xuân Hòa, Thanh Khê, Đông Hà Khê, An Khê thuộc huyện Hòa Vang và Mỹ Khê, An Hải, Tân Thái, Nại Hiên Đông, Mân Quang, Vĩnh Yên thuộc huyện Diên Phước nhập vào “nhượng địa Đà Nẵng”. Đến đây, “nhượng địa” đã mở rộng ra cả 3 phía: phía đông vượt qua hữu ngạn sông Hàn chiếm trọn bán đảo Sơn Trà; phía tây và tây bắc kéo dài đến đèo Hải Vân, tổng cộng gồm 19 xã, trong đó có 13 xã tả ngạn và 6 xã hữu ngạn, diện tích đã gấp 4 lần “nhượng địa” ban đầu.

Sau khi đã xác lập được quyền sở hữu, ngày 24-5-1889 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng theo biên chế thành phố cấp II. Như vậy, tính đến nay thành phố Đà Nẵng đã tròn 120 năm tuổi.

Chỉ trong một thời gian ngắn, sau khi thành lập thành phố, trong phạm vi nội thị, các công sở của chính quyền thực dân lần lượt mọc lên, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật hiện đại được xây dựng. Nhiều con đường được hình thành, chạy song song hoặc cắt vuông góc với nhau. Các hoạt động tài chính, công nghiệp, thương mại diễn ra nhộn nhịp. Dân cư đến sinh hoạt, buôn bán ngày một tăng. Đầu thế kỷ XX dân số của “nhượng địa” khoảng 10.000 người. Năm 1921 tăng lên 16.355, năm 1936: 25.000. Đến năm 1943 tăng tới 50.900 người.

Ngày 28-7-1940 quân đội Nhật chiếm đóng thành phố Đà Nẵng, biến nơi đây thành căn cứ quân sự và hậu cần ở miền Nam Trung Kỳ, mãi đến ngày 20-7-1945 mới trao trả cho chính phủ Trần Trọng Kim. Hơn 1 tháng sau, ngày 26-8-1945 nhân dân Đà Nẵng đứng lên giành lấy chính quyền về tay mình. Trong năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, thành phố mang một tên gọi mới: Thành Thái Phiên.

2- Từ năm 1947 đến năm 1954, quân Pháp tạm chiếm thành phố, áp dụng lại chế độ “nhượng địa”, phục hồi lại tên gọi cũ Tourane, xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự lớn và biến thành một cứ điểm chiến lược cho cả miền Trung Đông Dương. Trong giai đoạn này, dân số Đà Nẵng không tăng lên mà còn ít đi, do nhiều người sơ tán vào vùng tự do ở phía nam tỉnh Quảng Nam. Tại thời điểm năm 1952, dân số tính được là 45.834 người. Về phía cách mạng, ngày 6-9-1952 Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra Nghị định số 129/TTg sáp nhập thành phố Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam, thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Sau năm 1954, Đà Nẵng vẫn là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương của chính quyền Sài Gòn, có diện tích 79,1km2, dân số 391.963 người. Năm 1962, địa giới Đà Nẵng được mở rộng ra một vài vùng đất của huyện Hòa Vang, gồm: một phần của thôn Hòa Phú thuộc xã Hòa Minh; tất cả phần đất bao bọc thành phố về phía nam và phía tây được tách ra từ ngày 19-11-1951 để mở rộng sân bay, cả xã Hòa Thuận và một phần thôn Hòa An của xã Hòa Phát. Qua lần mở rộng này, diện tích Đà Nẵng tăng lên 83km2. Đà Nẵng bấy giờ được chia thành 3 quận: Quận Nhất, quận Nhì, quận Ba.

Về phía chính quyền cách mạng, cuối năm 1962 Khu ủy 5 quyết định chia tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai tỉnh: Quảng Nam từ huyện Quế Sơn trở vào Tam Kỳ, tỉnh Quảng Đà từ huyện Duy Xuyên trở ra đến Hòa Vang, bao gồm cả Đà Nẵng.

Năm 1965, quân Mỹ chọn Đà Nẵng làm địa điểm đầu tiên để đổ bộ vào tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đà Nẵng bị biến thành một căn cứ quân sự liên hợp và dịch vụ chiến tranh lớn thứ hai của Mỹ ở miền Nam (sau Sài Gòn). Ngành công nghiệp của thành phố nhỏ bé, què quặt, lệ thuộc vào nước ngoài; hạ tầng kỹ thuật chủ yếu phục vụ cho chiến tranh; ngành tiểu thủ công nghiệp không phát triển, các ngành nghề truyền thống bị mai một; ruộng đất ở vùng ven thành phố bị bỏ hoang.

Trong khi đó, số người từ các vùng quê tránh bom đạn chiến tranh đến sống ở Đà Nẵng ngày một nhiều, khiến cho dân số nơi đây tăng vọt. Năm 1966 có 146.000 người, tới đầu năm 1975 đã lên con số gần một triệu người. Mật độ dân số 13.000 người/km2. Ở thời điểm năm 1974, một người đương thời nhận xét: "Đà Nẵng không thể có hình dáng của một tỉnh hay một thành phố vươn lên phát triển mạnh mẽ công nghiệp địa phương ngay trong chiến tranh để đương đầu với chính chiến tranh như các nơi ở miền Bắc Việt Nam những năm 1965 - 1972".

3- Ngày 29-3-1975, lịch sử Đà Nẵng bước sang một trang mới: Xây dựng và phát triển trong hòa bình, độc lập. Tháng 2-1976, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Đà hợp nhất lại thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. 3 quận của Đà Nẵng là những đơn vị trực thuộc tỉnh. Đến ngày 30-8-1977 cả ba quận hợp nhất lại thành thành phố Đà Nẵng. Năm 1996, theo Nghị quyết ngày 6-11 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc tách Đà Nẵng ra khỏi tỉnh Quảng Nam, thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Ngày 1-1-1997, thành phố Đà Nẵng chính thức trở thành một đơn vị hành chính mới, có diện tích tự nhiên 1.248,4km2, trong đó diện tích nội thành 205,78km2, dân số 663.115 người.

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng được chia làm 5 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa), bao gồm 33 phường và 14 xã. Đến năm 2005, theo Nghị định số 102, ký ngày 5-8-2005 của Chính phủ, huyện Hòa Vang tách ra thành 2 đơn vị hành chính: huyện Hòa Vang gồm 11 xã và quận Cẩm Lệ gồm 6 phường. Tính đến thời điểm hiện nay, Đà Nẵng có tất cả 6 quận và 2 huyện, gồm 56 phường, xã, dân số trên 834.000 người.

Ngày 23-10-1997, Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, xác định nơi đây sẽ là một trong những trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước. Đến ngày 15-7-2003, Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 145 công nhận là đô thị loại 1. Ngày 16-10-2003, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cho Đà Nẵng những điều kiện và cơ hội mới trên bước đường phát triển.

Sau hơn 10 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc. Bộ mặt thành phố thay đổi hẳn với những công trình cao tầng, nhiều con đường lớn, các cây cầu bắc ngang sông Hàn, tăng trưởng GDP luôn duy trì ở mức cao. Thành phố đang từng bước hình thành nền sản xuất công nghiệp vững mạnh; thương mại - dịch vụ đã vươn tới tầm trung tâm của khu vực; văn hóa - xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là Chương trình thành phố “5 không” và “3 có” đi vào cuộc sống. Với những thay đổi đó, Đà Nẵng thực sự là một trong những đô thị lớn của cả nước.

(Theo TS. Ngô Văn Minh/ĐN)

Nguồn: tinkinhte.com

Share:

Phụ nữ thật sự muốn gì???

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/94/B3/Hot.jpg


Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một ngôi làng của bộ tộc Adam sống trong một thung lũng. Tất cả mọi người trong bộ tộc đều lấy tên của bộ tộc để đặt trước tên của mình như một sự tôn vinh, Adam1, Adam2, và cứ thế tăng dần lên...

Một ngày nọ, tù trưởng của làng, Adam1, bỗng nẩy ra ý định mình sẽ làm một chuyến phiêu lưu. Anh ta đem theo tất cả những thứ cần thiết, trao quyền tù trưởng cho người bạn thân nhất của mình là Adam2 rồi lên đường.

Chuyến phiêu lưu nào cũng đến lúc kết thúc, và Adam1 giờ đây đang trên con đường trở về ngôi làng yêu quí của mình. Gần về đến làng, Adam1 chỉ còn phải đi qua một con đường nhỏ xuyên qua núi.

Bỗng nhiên, một con quái vật khủng khiếp nhảy ra ngay trước mặt anh, nói với Adam1 rằng nó sẽ giết chết anh nếu không trả lời được câu đố của nó.

Nó nói rằng đây là một câu đố vô cùng khó, hàng trăm hàng ngàn năm nay, những bộ óc siêu việt nhất của loài người cũng không tài nào có câu trả lời đúng, vì thế nó sẽ cho Adam1 thời gian một năm để tìm ra câu trả lời. Quá thời hạn đó nó sẽ tìm đến để giết chết Adam1 (đương nhiên là nó sẽ làm được- quái vật mà) và tiện thể tiêu diệt luôn cả làng của anh ta.

Và câu hỏi đó là : "Phụ nữ thật sự muốn gì?"

Đây quả là một câu hỏi quá sức khó đối với Adam1, nhưng không còn cách nào khác, anh đành chấp thuận.

Trở về, Adam1 hỏi tất cả mọi người trong làng, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Adam1 cũng mời tất cả các nhà thông thái của bộ tộc Adam đến để hỏi, các nhà thông thái tranh cãi với nhau rất lâu, rất lâu mà vẫn không tìm ra được câu trả lời .

Cuối cùng họ khuyên Adam1 nên đến hỏi mụ phù thuỷ già sống gần đó, tuy nhiên cái giá phải trả cho mụ thường là rất đắt...

Những ngày cuối cùng của thời hạn một năm cũng đã tới gần. Adam1 không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Cô ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là cô ta muốn lấy Adam2, vị tù trưởng rất đẹp trai, phong độ và mạnh mẽ của bộ tộc Adam, bạn thân nhất của Adam1.

Adam1 thất kinh và nghĩ, nhìn mụ phù thuỷ mà xem, mụ vừa cực kì xấu xí lại vô cùng độc ác. Adam1 chưa từng bao giờ thấy một ai đáng sợ như mụ ta. Không, Adam1 sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi đến như vậy. Adam1 cố thuyết phục mụ ta nhưng không, mụ không chấp nhận ai khác ngoài Adam2.

Khi biết chuyện, Adam2 đã nói với Adam1 rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của Adam1 và sự tồn tại của ngôi làng yêu quý. Và Adam2 quyết định hy sinh.

Cuộc hôn nhân được chấp thuận và Adam1 cũng nhận được câu trả lời. Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: "Có thể tự quyết định lấy cuộc sống của mình".

Ngay lập tức tất cả mọi người đều nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Adam1 của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật con quái vật khủng khiếp nọ đã rất hài lòng với câu trả lời và giải thoát cho Adam1 khỏi cái án tử hình kia.

Sau đó tất nhiên là đám cưới của mụ phù thủy và Adam2. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Adam1 hối hận và đau khổ hơn nữa vì đã để cho bạn mình phải hy sinh như vậy. Tuy nhiên chàng tù trưởng Adam2 của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự.

Đêm tân hôn, Adam2 thu hết can đảm bước vào động phòng. Nhưng, gì thế này? Trong phòng không phải là mụ phù thủy già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.

Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng, mụ phù thuỷ từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ nên để thưởng cho chàng, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ mến đối với chàng trong một nửa thời gian của ngày. Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh của nàng vào ban ngày và ban đêm.

Chao ôi sao mà khó thế? Adam2 bắt đầu cân nhắc:

Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể vênh mặt, ưỡn ngực tự hào cùng nàng đi khắp nơi cùng anh em, nhưng ban đêm làm sao mà chịu cho nổi?

Hay là ngược lại nhỉ, học ở Bách Khoa bao năm rồi ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, còn khi màn đêm buông xuống ta sẽ tận hưởng thiên đường cùng nàng công chúa kiều diễm kia?

Adam2 đã nghĩ ra câu trả lời cho mình, trước khi nhìn xuống dưới, nếu bạn là 1 Adam, bạn cũng nên có câu trả lời, ai mà biết được liệu bạn có rơi vào tình huống này hay không .

o O o

Adam2 đã bảo mụ phù thuỷ hãy "tự quyết định lấy số phận của mình". Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô nàng xinh đẹp kia hài lòng và nàng ta nói rằng nàng ta sẽ hóa thân thành một cô nương xinh đẹp suốt đời. Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.
Vậy bài học rút ra từ câu chuyện này là gì???
Như Adam2 sau này vẫn nói đi nói lại với con cháu…
Vợ bạn đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, từ sâu bên trong cô ta vẫn là một mụ phù thuỷ.

Theo cuoi.hoibi.net
Share:

11 thg 12, 2009

Tôi là ông nội tôi !

http://www.suctrevietnam.com/Modules/CMS/Upload/56/73/2008_8_17/Smile_by_ponto_quente.jpg

Một bệnh nhân đi vào viện tâm thần với vẽ mặt hết sức căng thẳng Bác sĩ liền hỏi: Đây là bệnh viện tâm thần, anh làm sao mà xin vào đây???
Bệnh nhân : Tôi bị điên

Bác sĩ : Tại sao anh biết mình bị điên???

Bệnh nhân : Vợ tôi trước khi lấy tôi đã có một đứa con gái riêng, bây giờ đã là một thiếu nữ trưởng thành. Không ngờ Bố tôi lại cưới nó về làm vợ, vì vậy, vợ tôi nghiễm nhiên trở thành mẹ vợ của Bố chồng mình.

Bác sĩ : Đúng, không cùng dòng máu có quyền lấy nhau.

Bệnh nhân : Và tôi đang là đứa con lại trở thành Cha vợ của Bố tôi.

Bác sĩ : Đúng như vậy.

Bệnh nhân : Mới đây, con gái của vợ tôi, tức là mẹ kế của tôi, sinh được một đứa con trai. Tất nhiên thằng bé đó là em ruột cùng Cha khác mẹ với tôi.

Bác sĩ : Đúng vậy.

Bệnh nhân : Và đương nhiên vợ tôi và tôi đều là Ông Bà ngoại của nó.

Bác sĩ : Đúng vậy.

Bệnh nhân :Sau đó một thời gian, vợ tôi sinh được một đứa con trai. Vậy là con ghẻ của tôi tức là mẹ kế tôi đồng thời là chị ruột của đứa con tôi lại là Bà Nội nó. Nói cách khác : con tôi là em tôi và cũng là Cậu tôi vì là em của mẹ kế tôi.

Bác sĩ : Có lý !

Bệnh nhân : Như vậy có nghĩa là vợ tôi trở thành con dâu của mẹ kế tôi, tức là con gái của vợ tôi trở thành Bà Dì của mẹ nó. Đương nhiên, đứa con tôi là cháu tôi và tôi là Ông Nội tôi và là anh của vợ tôi . Bác sĩ coi, chỉ luẩn quẩn trong cách xưng hô ở gia đình mà tôi phát điên lên!

Bác sĩ : Nghe anh kể mà tôi cũng muốn phát điên lên đây!

(Sưu tầm)
Share: