29 thg 7, 2008

Danh ngôn song ngữ Anh-Việt


Remember, no one can make you feel interior with out your consent.
(Hãy nhớ rằng, không được bạn đồng ý thì không ai có thể khiến bạn tự ti)

Hating people is like burrning down your own house to get rid of a rat.
(Căm ghét người khác thì cũng giống như đuổi một con chuột đi mà lại đốt cháy nhà mình)

The key to everything is patience. You get the chicken by hatching the egg...not by smashing it.
(Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con)



Faith is darring the soul to go beyond what the eyes can see.
(Lòng tin là mạnh dạn cho trái tim vượt qua giới hạn mà đôi mắt có thể nhìn thấy)

Failure doesn't mean you are failure...It just means you haven't succeeded yet.
(Thất bại không phải biểu thị bạn là người thất bại...Nó chỉ biểu thị bạn hãy còn chưa thành công mà thôi)

People who fight fire with fire usually end up with ashes.
(Kẻ lấy lửa để công kích lửa, thông thường chỉ còn lại tro tàn)

Our dignity is not in what we do but in who we are.
(Phẩm giá của chúng ta không ở chỗ chúng ta làm gì mà ở cách cư xử của chúng ta)

When one door of happiness closed, another opens, but often we look so long at the closed door that we do not see the one that has been opened for us.
(Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác mở ra, nhưng chúng ta thường nhìn quá lâu vào cánh cửa đã đóng mà không thấy được cánh cửa khác đã mở ra cho ta)

Some people are always grumbling because roses have thorns; I am thankful that thorns have roses.
(Có người luôn oán thán vì hoa hồng có gai; Tôi lại mừng rỡ vì trong bụi gai có hoa hồng)

Today well lived makes every yesterday a dream of happiness, and every tomorrow a vision of hope.
(Hôm nay hãy sống cho tốt để mõi ngày qua đều là hồi ức vui vẻ, và mỗi ngày tới là tràn trề ước mơ hy vọng)

You can never plan the future by past.
(Bạn tuyệt đối không thể dùng quá khứ để hoặch định tương lai)

You may give out, but never give up.
(Dù bạn đã cố gắng hết sức, nhưng mãi mãi không được buông xuôi)

We have to learn to be our own best friends because we fall to easily into the trap of being our own worst enemies.
(Chúng ta cần phải học để trở thành người bạn tốt nhất của chính mình bởi vì chúng ta rất dễ lâm vào cái lưới khiến mình trở thành kẻ thù lớn nhất của mình)

We tend to forget that happiness doesn't come as a result of getting something we don't have, but rather of recognizing and appreciating what we do have.
(Chúng ta đều dễ quên rằng hạnh phúc không phải là do có được thứ chúng ta chưa có, mà vẫn do sự nhận thức và thưởng thức thứ chúng ta đã có)

Men for the sake of getting a living forget to live.
(Con người vì mưu sinh mà quên mất đời sống)

None is so deaf as he that will no hear.
(Không có người nào điếc hơn người không chịu lắng nghe)

Nothing is impossible, because impossible itself is "I M Possible".
(Không có gì là không thể, bởi vì không thể chính nó lại là "Tôi có thể")

Hold a true friend by hands.
(Giữ bạn thân bằng cả hai tay)

Robbing life of friendship is like robbing the world of the sun.
(Cuộc sống thiếu đi tình bạn như thế giới mất đi mặt trời)

Silence is one great art of conversation.
(Im lặng là một nghệ thuật tuyệt diệu của chuyện trò).

A little explained, a little endured, a little forgiven, a quarrel is cured.
(Giải thích một chút, chịu đựng một chút, tha thứ một chút, thế là không phải cãi nhau)

Love is not getting, but giving.
Tình yêu không phải là điều ta nhận đuợc mà là những gì ta cho đi.

Love is to endure for others.
Tình yêu là vì người khác mà hy sinh, chịu đựng

Love consists in desiring to give what is our own to another and feeling his delight as our own.
Tình yêu là niềm khát khao đuợc dâng hiến bản thân và cảm nhận niềm vui của người khác như của chính mình

Love in your hear wasn't put there to stay. Love isn't love till you give it away.
Tình yêu đích thực là tình yêu đuợc dâng hiến .

Oh. Tell me the truth about love.
Ôi. Hãy nói cho tôi sự thật về tình yêu

Love is the joy of the good, the wonder of the wise, the amazement of the Gods.
Tình yêu là niềm vui của lòng tốt, là điều kỳ diệu của trí tuệ, là nỗi kinh ngạc của các Thánh thần .

Bried is life but love is long.
Cuộc đời ngắn nhưng tình yêu thì trường cửu .

Love makes the world go around.
Tình yêu làm thế giới rộng mở .

One can not love and be wise.
Người ta không thể sáng suốt khi đang yêu.

In this life we can no do great things. We can only do small things with great love.
Trong cuộc đời này nếu không thể thực hiện những điều lớn lao thì chúng ta vẫn có thể làm những việc nhỏ với một tình yêu lớn .

My religion is loving -- Kindness.
Tôn giáo của tôi là lòng nhân ái .

Deep as first love, and wild with all regret.
Thẳm sâu như mối tình đầu, và điên cuông! với bao nhiêu nuối tiếc .

Love gegets love.
Tình yêu sản sinh ra tình yêu.

The solf autumn wind bring echoes of a Koto played in the distance
Why must that whispered refrain
Remind me I love in vain.
Những cơn gió mùa thu nhè nhẹ từ xa xăm vang vọng tiếng đàn Koto
Phải chăng điệp khúc thì thầm ấy gợi lại trong tôi tình yêu vô vong?

Love and a cough can not be hid.
Tình yêu cũng như cơn ho không thể dấu kín đuợc

Love will find a way.
Tình yêu sẽ mở lối .

Love is an act of endless forgiveness a tender look which becomes a habit.
Tình yêu là một hành động vị tha vô bờ bến và là nét dịu dàng đã trở nên thân thuôc.

Happiness comes from spiritual wealth, not material wealth...
Happiness come from giving, not getting. If we try hard to bring happiness to others,we cannot stop it from comming to us also.To get joy,we must give it, and to keep joy, we must scatter it.
- John Templeton -

Hạnh phúc xuất phát từ sự giàu có của tâm hồn, chứ không phải giàu có về vật chất.... Hạnh phúc có được là vì cho đi , không phải nhận lại. Nếu chúng ta cố gắng hết sức để mang hạnh phúc đến cho người khác, chúng ta không thể cản trở nó đến với chúng ta. Để có được niềm vui, chúng ta phải cho nó đi, và để giữ niềm vui ấy, chúng ta phải phân phát nó.
__________________________

Happiness is spiritual, born of Truth and Love. It is unselfish; therefore, it cannot exist alone, but requires all mankind to share it.
- Marry Baker Eddy -

Hạnh phúc thuộc về tâm hồn, được sinh ra từ chân lý và tình yêu. Hạnh phúc không ích kỷ; do đó nó không tồn tại đơn lẻ, nhưng nó đòi hỏi mọi người phải chia sẻ nó.
__________________________

Happiness resides not in possessions and not in gold, the feeling of happiness dwells in the soul.
- Demo critus -

Hạnh phúc không nằm trong của cải vật chất và vàng bạc, cảm giác hạnh phúc nằm trong tâm hồn.
__________________________

Take care of yourself. Good health is everyone's major source of wealth. Without it, Happiness is almost impossible.
- Unknown -

Hãy chăm sóc bản thân mình. Sức khoẻ tốt là của cải lớn nhất của mọi người. Không có sức khoẻ, không thể có hạnh phúc.
__________________________

Happiness is not having what you want, but wanting what you have.
- Anon -

Hạnh phúc không phải là có những gì bạn muốn, mà là muốn những gì bạn có.
___________________________

Happiness is not a matter of events; It depends upon the tides of the mind.
- Alice Meynell -

Hạnh phúc không phải là vấn đề của sự kiện; nó phụ thuộc vào cách suy nghĩ của tâm trí.
♥♥♥
Everything exists in limited quantily - espciallly happiness.
- picasso -

Mọi thứ đều tồn tại trong một lượng rất giới hạn nhất là hạnh phúc.
_______________________-

Happiness is a choice that requires effort at times.
- Anon -

Hạnh phúc là sự chọn lựa đôi khi phải nổ lực.
_______________________-

Happiness is not a station you arrive at, but a manner of traveling.
- Margaret Lee Runbeck -

Hạnh phúc không phải là ga mà bạn đến, mà là cách thức đi đến đó.
_______________________-

The Grand essentials of happiness are : something to do, someone to love, and something to hope for.
- Allan K.Chalmers -

Những yếu tố chính làm nên hạnh phúc là : Có cái gí đó để làm, có ai đó để yêu, và có gì đó để hy vọng.
_______________________

Happiness is enhanced by others but does not depend upon others.
- Anon -

Hạnh phúc được nhân rộng bởi người khác chứ không phụ thuộc vào người khác.
_______________________

They seemed to come suddently upon happiness as if they had surprised a butterfly in the winter woods.
- Edith Wharton -

Người ta bất chợt nhận ra hạnh phúc như họ bất chợt thấy một chú bướm trong rừng vào mùa đông.
________________________

Action may not always bring happiness;but there is no happiness without action.
- Benjamin Disraeli -

Hành động không phải lúc nào cũng mang lại hạnh phúc; nhưng không có hạnh phúc nào mà không có hành động.
________________________

We all live with the objective of being happy; our lives are all different and yet the same.
- Anne Frank -

Tất cả chúng ta lấy hạnh phúc làm mục đích sống; chúng ta có cuộc sống khác biệt nhưng mục đích sống đều giống nhau.
________________________

A great obstacle to happiness is to anticipate too great a happiness.
- Fontenelle -

Chướng ngại to lớn để có được hạnh phúc là mơ ước một hạnh phúc quá lớn.
________________________

The Constitution only gives people the right to pursue happiness. You have to catch it yourself.
- Ben Franklin -

Hiến pháp chỉ cho con người có quyền theo đuổi hạnh phúc. Nhưng tự bạn phải đi tìm hạnh phúc
cont
......Happiness is that state of consciousness which proceeds from the achievement of one's values.

Hạnh phúc là trạng thái của ý thức bắt nguồn từ sự thực hiện được các giá trị của chính mình.

Ayn Rand (1905 - 1982)



Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.

Hạnh phúc là khi những gì ta nghĩ, những gì ta nói, và những gì ta làm đều hòa hợp với nhau.

Mahatma Gandhi (1869 - 1948)



If there were in the world today any large number of people who desired their own happiness more than they desired the unhappiness of others, we could have paradise in a few years.

Nếu trên thế giới hiện nay, số người muốn chính mình có hạnh phúc nhiều hơn số người muốn người khác không có hạnh phúc, thì có lẽ trong vài năm nữa trái đất sẽ là thiên đàng.

De toutes les formes de prudence, la prudence en amour est peut-être celle qui est la plus fatale au vrai bonheur

Trong mọi hình thức của sự thận trọng, sự thận trọng trong tình yêu có thể giết hạnh phúc thật sư

Bertrand Russell (1872 - 1970)



If we cannot live so as to be happy, let us least live so as to deserve it.

Nếu chúng ta chưa thể sống để có hạnh phúc, cũng nên ráng sống để xứng đáng được hạnh phúc.

Immanuel Hermann Fichte



Sometimes it's hard to avoid the happiness of others.

Ðôi khi cũng khó mà tránh được hạnh phúc của những người khác.

David Assael, 1992



One of the keys to happiness is a bad memory.

Một trong những chìa khóa để có hạnh phúc là một trí nhớ kém.

Rita Mae Brown



Happiness is an imaginary condition, formerly attributed by the living to the dead, now usually attributed by adults to children, and by children to adults.

Hạnh phúc là một tình trạng tưởng tượng, trước đây do người sống gán cho người chết, giờ thì do người lớn gán cho trẻ con, và trẻ con gán cho người lớn.

Thomas Szasz, 1973 "Emotions"



Very little is needed to make a happy life.

Chỉ cần rất ít để tạo một đời sống hạnh phúc.

Marcus Aurelius Antoninus (121 AD - 180 AD), Meditations



Le bonheur, c'est un choix

Hạnh phúc là sự lựa chọn
David Sandes



Le bonheur n'est pas le droit de chacun, c'est un combat de tous les jours

Tình yêu không phải là quyền lợi của mỗi người, mà là sự đấu tranh hàng ngày
Orson Welles



Désormais, je sais faire durer une seconde de bonheur. Il faut la vivre comme si c'était la dernière : le bonheur n'attend pas

Từ rày về sau tôi biết kéo dài một giây hạnh phúc. Phải sống như thể đó là giây cuối cùng: hạnh phúc không chờ
Nicolas Hulot



Le bonheur est un ange au visage grave

Hạnh phúc là thiên thần có gương mặt nghiêm trọng
Amedeo Modigliani



Pour connaître la joie, il faut partager. Le bonheur est né jumeau
Để biết niềm vui, phải biết chia sẻ. Hạnh phúc sinh ra từ hai thứ đó

Lord Byron



Seul le bonheur est sans mystère, car il se justifie par lui-même
Chỉ có hạnh phúc là không bí ẩn, bởi vì chính nó tự chứng thực

Jorge Luis Borges



On ne possède pas le bonheur comme une acquisition définitive. Il s'agit à chaque instant de faire jaillir une étincelle de joie. Ne l'oublions pas : "Souris au monde et le monde te sourira."
Người ta không nắm giữ hạnh phúc như một sở hữu cuối cùng. Vấn đề là làm lóe ra tia sung sướng ở mọi lúc. Ta đừng quên: "Hãy mỉm cười với cuộc đời, cuộc đời sẽ mỉm cười lại"

Soeur Emmanuelle

Le bonheur est une sorte d'archipel composé d'instants heureux. Entre ces îlots il y a de l'errance et de la solitude
Hạnh phúc là một loại quần đảo gồm những khoảnh khắc hạnh phúc. Giữa những đảo nhỏ đó, có sự lang thang và đơn độc

Patrice Lepage



Le bonheur, c'est pour vivre, le malheur, pour tenter de faire oeuvre d'art
Hạnh phúc để sống, bất hạnh để thử làm tác phẩm nghệ thuật

Nadine Trintignant



Bonheur : sensation de bien-être qui peut conduire à l'imprudence. Si vous nagez dans le bonheur, soyez prudent, restez là où vous avez pied

Hạnh phúc: cảm giác thoải mái có thể dẫn bạn đề sự bất cẩn. Nếu bạn bơi trong hạnh phúc, hãy thận trọng, hãy ở chỗ mà bạn có thể để chân được.

Marc Escayro



Le bonheur, c'est jamais complet, c'est une éponge douce avec toujours un côté qui gratte
Hạnh phúc, không bao giờ hoàn toàn, là một miếng bọt biển êm luôn luôn có một mặt nhám

Michèle Bernier



Le bonheur est euphorisant pour qui ne le fréquente pas
Hạnh phúc gây khoan khoái cho những ai không lui tới với no

Alain Monnier



La route du bonheur est peut-être la route de l'oubli
Con đường hạnh phúc có thể là con đường quên lãng

Yasmina Reza



Peut-être la paix est-elle plus que le bonheur
Có thể hoà bình tốt hơn hạnh phúc

Henri Bosco



Le bonheur, c'est d'être auprès de quelqu'un à qui l'on tient, dans un endroit où l'on est bien, dont on n'a pas envie de partir
Hạnh phúc là được ở bên người mình quý mến, ở nơi mà mình thích mà không muốn ra đi

Jean-Paul Dubois

(Đặng Hồng Quang - Sưu tầm và tổng hợp từ internet)
Share:

Trường hợp nào được hưởng nguyên lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi?

Tôi sinh tháng 2-1957, đi làm từ tháng 6-1978 đến nay vừa tròn 30 năm công tác. Từ tháng 6-1978 đến tháng 3-1994, tôi làm việc tại phân xưởng mạ thuộc Nhà máy cơ khí Hòn Gai. Từ tháng 4-1994 đến nay tôi làm việc tại tổ vệ sinh thuộc Ban quản lý chợ Hạ Long 2.

Tại hai nơi làm việc nói trên, hằng tháng tôi vẫn được hưởng phụ cấp độc hại nhưng trong sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) của tôi không thể hiện điều đó. Nay do sức khỏe suy giảm nên tôi muốn xin về hưu trước tuổi, vậy tôi có được hưởng nguyên lương hưu của mình không hay bị trừ phần trăm do chưa đủ tuổi?

Ðào Hồng Thái (Quảng Ninh)


- Tư vấn của Việc làm Online:

Theo qui định tại khoản 1 điều 50 Luật BHXH, người lao động qui định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 điều 2 của luật này (người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ công chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc) có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời hưởng lương hưu một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ qui định.

Theo qui định tại điều 51 Luật BHXH, người lao động qui định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 điều 2 của Luật BHXH (người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ công chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc) đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với lương hưu qui định tại điều 50 luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên; có đủ 15 trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế ban hành.

Theo qui định tại điều 52 Luật BHXH, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện tại điều 50 của luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Theo qui định tại điều 55 và 56 Luật BHXH, người lao động suy giảm khả năng lao động theo qui định tại điều 51 luật này được hưởng trả BHXH một lần; mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

Trường hợp của bạn sinh vào tháng 2-1957, tính đến tháng 6-2008 là hơn 51 tuổi, nếu bạn là lao động nữ, đã đóng BHXH được 30 năm tương ứng với 30 năm làm nghề độc hại thì bạn đã đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng BHXH, do đó bạn được hưởng lương hưu hằng tháng; nếu bạn là lao động nam thì tuy bạn đủ thời gian đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Vì vậy để được nghỉ hưu trước tuổi, bạn phải đi giám định mức suy giảm khả năng lao động. Nếu mức suy giảm từ 61% trở lên thì bạn được nghỉ hưu sớm và được trả BHXH một lần như đã nêu trên.

LS VÕ HOÀNG TUYÊN
(theo www3.tuoitre.com.vn)
Share:

Có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con ở nước ngoài?

Tôi mang thai tháng thứ 9 và đang ở nước ngoài chờ sinh. Phòng nhân sự công ty tôi (ở Việt Nam) thông báo tôi chỉ được nghỉ thai sản 4 tháng mà không được hưởng bất cứ khoản tiền nào của chế độ thai sản như các nhân viên nữ khác, với lý do tôi sinh con ở nước ngoài nên không có giấy chứng sinh của bệnh viện.

Tôi có trả lời rằng chắc chắn tôi sẽ lấy được giấy chứng sinh, nhưng công ty vẫn nói tôi sẽ không được nhận khoản tiền thai sản. Mong quý báo giải thích giúp về trường hợp của tôi. Nếu luật lao động Việt Nam cho phép tôi được hưởng trợ cấp thai sản, tôi phải tiến hành các thủ tục pháp lý nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

(Võ Ngọc Phượng)

- Tư vấn của Việc Làm Online:

Theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH, nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con,̀ bạn sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ về thai sản theo quy định của pháp luật lao động và Luật BHXH mà không phụ thuộc vào việc bạn sinh con ở Việt Nam hay ở nước ngoài.

Để được hưởng chế độ thai sản, theo quy định của Luật BHXH, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 113 Luật BHXH, bao gồm: Sổ BHXH; Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con (trường hợp bạn đi khám thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền).

Khoản 4 Điều 113 Luật BHXH quy định danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập. Vì vậy nếu công ty bạn không chịu lập danh sách để bạn được chế độ thai sản từ BHXH, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu buộc công ty phải lập danh sách để bạn được hưởng chế độ thai sản từ BHXH.

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
(Theo www3.tuoitre.com.vn)
Share:

Tìm hiểu về Bảo hiểm xã hội


Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm công ăn lương trong xã hội. Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng nhất.


Lịch sử

Các chế độ của bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật ngữ an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismarck (1850) và sau đó được hoàn thiện (1883-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm tuổi già, tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động; người sử dụng lao động và Nhà nước. Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức, sau đó, được lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là các nước châu Âu (Anh: 1991, Ý: 1919, Pháp: từ 1918 ...), tiếp đến là các nước châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là các nước châu Phi, châu Á (giành độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2).


Các chế độ đảm bảo

Theo tổng kết của ILO (công ước 102 năm 1952), bảo hiểm xã hội bao gồm chín chế độ chủ yếu sau: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất. Công ước cũng nói rõ là những nước phê chuẩn công ước này có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử tuất. Việc áp dụng bảo hiểm xã hội trên của quốc gia khác nhau thường cũng rất khác nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lí có thể đáp ứng. Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã hội, bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ.

Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống an sinh xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng, trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Đặng Hồng Quang
(Theo:Wikipedia)
Share:

28 thg 7, 2008

BHYT - Khái niệm và bản chất



Khái niệm về BHYT được trình bày trong cuốn "Từ điển Bách khoa Việt Nam I xuất bản năm 1995" - Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - trang 151 như sau:
"BHYT: loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân".
Mặt khác, BHYT là một trong 9 nội dung của BHXH được quy định tại Công ước 102 ngày 28.6.1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH.

Từ những khái quát trên, cùng với những thực tế đã diễn ra trong lịch sử phát triển BHXH, BHYT trên thế giới hơn 100 năm và trong nước hơn 10 năm nay, chúng ta có thể phân tích đầy đủ hơn về bản chất của BHYT.
BHYT trước hết là một nội dung của BHXH - một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống bảo đảm xã hội hay còn gọi là hệ thống an sinh xã hội. Cùng với các hệ thống cung cấp (hay còn gọi là chế độ ưu đãi xã hội, chế độ bao cấp) và hệ thống cứu trợ xã hội, hoạt động của BHYT nói riêng và hoạt động của BHXH nói chung, đã thực sự trở thành nền móng vững chắc cho sự bình ổn xã hội. Chính vì vai trò cực kỳ quan trọng của BHXH như vậy, cho nên ở mọi quốc gia trên thế giới, hoạt động của BHXH luôn do Nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện theo hệ thống pháp luật về BHXH. Đó cũng là một cơ sở quan trọng để phân biệt giữa BHXH về y tế và bảo hiểm tư nhân về y tế. Trong các nước công nghiệp phát triển thì loại hình BHYT tư nhân cũng được phát triển và cùng tồn tại song song với BHXH về y tế. Vì vậy, nói đến BHYT ở đây là chúng ta hiểu là đang đề cập đến BHXH về y tế hay nói cách khác là BHYT theo luật pháp.Thực ra BHXH ở nước ta hiện có các chế độ: Chế độ trợ cấp ốm đau, Chế độ trợ cấp thai sản, Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Chế độ hưu trí, Chế độ tử tuất thì cũng có thể hiểu BHYT là Chế độ khám chữa bệnh.
Khi lâm bệnh, người bệnh buộc phải đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh (KCB). Cũng từ bệnh tật, nhất là những bệnh tật kinh niên, bệnh mãn tính hoặc bệnh hiểm nghèo đã dẫn đến các khoản chi phí KCB cực kỳ lớn. Có những người bệnh phải được sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh, phải sử dụng các loại thuốc đắt tiền và phải lưu trú dài ngày tại bệnh viện. Những khoản chi phí này không phải ai cũng có thể tự lo liệu được. Bệnh tật đã dồn con người vào những thảm cảnh đáng lo ngại. Đối với những người bệnh do hoàn cảnh nghèo túng thì phải vay mượn để chữa trị bệnh tật và sau đó trả nợ và có nhiều người cũng không thể vay mượn để tiếp tục được chữa trị. Những người có điều kiện kinh tế khá giả hơn hoặc cận nghèo thì sau những đợt bệnh tật cũng có thể bị đẩy vào tình cảnh nghèo khó. Đồng thời, với bệnh tật cũng kéo theo sự mất mát về thu nhập do người bệnh không có sức khoẻ để làm việc. Từ đó đã đe doạ đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại trước hết của bản thân những người lao động, sau đó đến các thành viên, những người ăn theo trong gia đình người bệnh và sau đó ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội. Do vậy, người ta phải cần đến BHYT. BHYT sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần (tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng nước) những chi phí KCB "khổng lồ" nói trên, giúp cho người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống gia đình.
BHYT sẽ bảo đảm cho những người tham gia BHYT và các thành viên gia đình của họ những khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật; phát hiện sớm bệnh tật; chữa trị và khôi phục lại sức khoẻ sau bệnh tật. Do các chế độ BHXH về khám chữa bệnh, chế độ thai sản và chế độ ốm đau (chi trả tiền thay thế tiền lương trong những ngày ốm đau không làm việc được) đều có cùng phương thức hoạt động và các nguyên tắc cơ bản chung, cho nên tùy theo đặc điểm lịch sử, tập quán của từng nước mà BHYT có thể bao gồm cả chế độ khám chữa bệnh, chế độ thai sản và chế độ ốm đau hoặc được tách ra theo từng chế độ riêng biệt. Điều đó liên quan đến phạm vi đối tượng tham gia BHXH, đến mức đóng góp và các chế độ được hưởng.
ở các nước công nghiệp phát triển người ta định nghĩa BHYT trước hết là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ gìn giữ sức khỏe, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của người tham gia BHYT. Như vậy, trong hoạt động BHYT thì tính cộng đồng đoàn kết cùng chia xẻ rủi ro rất cao; nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khoẻ mạnh với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già cả và giữa người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở của sự đoàn kết không điều kiện, của sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau. Theo định nghĩa BHYT nêu trên, thì sự đoàn kết tương trợ vừa mang một ý nghĩa tự giác, vừa mang ý nghĩa cùng chịu trách nhiệm và vừa có sự thống nhất về quan điểm chung. Người ta còn cho rằng: Đoàn kết tương trợ là nền tảng xã hội cho sự phát triển của mỗi chế độ xã hội loài người và nó mang lại một gương mặt nhân đạo mới cho chế độ xã hội đó. Tính nhân đạo của hoạt động đoàn kết tương trợ sẽ đánh dấu bước tiến bộ của thể chế xã hội. Đây cũng chính là bản chất nhân văn của hoạt động BHYT mà chúng ta thường đề cập đến. Tuy nhiên đoàn kết tương trợ không chỉ là quyền được nhận mà còn phải là nghĩa vụ đóng góp. Sự công bằng và bình đẳng của một chế độ xã hội được gắn bó với sự đoàn kết được thể hiện ở chỗ: ai muốn đạt được sự bền chặt về đoàn kết thì cần thực hiện nhiều hơn sự công bằng. Điều đó chỉ có thể được tạo ra thông qua sự điều chỉnh trong thực tế, vì "sự công bằng" là yếu tố động, nó chỉ đạt được tại một thời điểm, còn lại đều là sự không công bằng. Đây là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển xã hội. Do vậy, cần phải có sự tích cực điều chỉnh thực tế một cách thường xuyên nhằm đảm bảo mối quan hệ tương thích giữa nghĩa vụ và quyền lợi trong hoạt động của BHYT.
Nếu nhìn trên tổng thể nền kinh tế quốc dân và xét về phương diện điều tiết kinh tế vĩ mô thì công cụ BHXH - trước hết phải kể đến BHYT là công cụ thứ hai trong quá trình phân phối lại (công cụ thứ nhất là thuế) góp phần bảo đảm sự bình đẳng và công bằng xã hội.
Luật BHYT bao giờ cũng phải đề cập đến phạm vi đối tượng tham gia và nghĩa vụ đóng góp. Theo thông lệ chung, người lao động căn cứ vào khả năng thu nhập từ hoạt động lao động của bản thân mình mà có nghĩa vụ đóng góp hàng tháng theo tỷ lệ quy định vào quỹ BHYT. Tỷ lệ đóng góp sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh hàng năm căn cứ vào diễn biến về chi phí KCB chung của cả cộng đồng những người tham gia BHYT vào những năm trước và dự báo tình hình của năm tới.
Trong quá trình phát triển lịch sử của BHXH thì BHYT là lĩnh vực được phát triển đầu tiên. Mặc dù hoạt động mang tính BHXH đã có từ xa xưa nhưng phải đến thời kỳ cách mạng công nghiệp (nhất là ở các nước công nghiệp phát triển), hoạt động BHXH mới mang đầy đủ ý nghĩa. BHXH ở Đức do Thủ tướng Otto Von Bismarck khai sinh từ năm 1881 và được coi là sớm nhất trên thế giới. Đạo luật BHXH đầu tiên được ban hành là Đạo luật về bảo hiểm ốm đau ngày 15/6/1883. Sau đó mới đến Đạo luật về bảo hiểm tai nạn được ban hành ngày 6/7/1884, Đạo luật về bảo hiểm hưu trí ban hành ngày 22/6/1889, Đạo luật về bảo hiểm thất nghiệp ban hành ngày 16/7/1927 và Đạo luật về bảo hiểm chăm sóc người già ban hành ngày 26/5/1994. Lịch sử phát triển của BHXH đã thể hiện rõ tính kế thừa, phát triển và không ngừng hoàn thiện từ các bước đơn giản, sơ khai cho đến trình độ hiện đại ngày nay. Đó cũng là quá trình phát triển đồng bộ thể hiện ở chỗ: cùng với việc mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH cũng là quá trình không ngừng mở rộng các chế độ BHXH và nâng cao chất lượng phúc lợi cho người thụ hưởng.
Hệ thống BHXH về y tế ngay từ khi hình thành đã không định hướng theo mức độ rủi ro mà định hướng theo nguyên tắc đáp ứng đặc biệt và không phải chi trả trực tiếp. Điều đó được thể hiện rất rõ là: khi bị ốm đau thì người bệnh sẽ được chữa trị cho đến khi khoẻ mạnh trở lại bằng mọi phương pháp, kỹ thuật y tế hiện thời mà không căn cứ vào trước đó họ đã đóng góp BHXH được bao nhiêu. Nếu định hướng theo mức độ rủi ro thì khi ốm đau họ sẽ được đền bù với mức là bao nhiêu căn cứ vào trước đó họ đã đóng góp theo mức nào như trong BHYT tư nhân hay còn gọi là bảo hiểm thương mại. Chính định hướng này đã làm nền tảng cho các nguyên tắc cơ bản về BHYT, nó được tồn tại và phát triển đến ngày nay. Đến nay, đặc trưng của hoạt động BHXH trong lĩnh vực y tế vẫn là sự định hướng theo nhu cầu sức khoẻ cần bảo vệ, đối tượng tham gia vẫn là đông đảo những người có quan hệ lao động, đối tượng này chiếm phần lớn trong BHYT. Trong quá trình phát triển, BHYT luôn mở rộng phạm vi đối tượng tham gia theo nghĩa vụ (mang tính chất bắt buộc) và ban đầu là BHYT cho người lao động làm thuê (người có quan hệ lao động), rồi đến BHYT cho người lao động tự do, cho người lao động trong nông nghiệp ... cho đến khi BHYT toàn dân.
Quá trình phát triển của lịch sử BHXH trên thế giới đã chứng minh sự cần thiết của BHYT là một hoạt động bảo hiểm trước hết của cộng đồng xã hội chống lại rủi ro về bệnh tật gây nên. Đồng thời, loại rủi ro bệnh tật này luôn có khả năng tác động đến mọi thành viên trong xã hội, ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người già cả, ở mọi môi trường và mọi điều kiện sống khác nhau... Vì vậy, BHYT luôn là mạng lưới bảo hiểm bao trùm rộng khắp nhất.
Trong hệ thống BHYT, rủi ro cần được bảo hiểm cũng như những dịch vụ y tế cần thiết cho từng trường hợp cụ thể, mỗi người bệnh có thể nhận được đầy đủ các dịch vụ y tế và thuốc men cần thiết mà không theo phương thức bảo hiểm thuần tuý (tức là căn cứ vào mức đóng thì nhận được một mức hưởng tương ứng) và hoàn toàn không có ý nghĩa khi xem xét đến mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm.
Nếu nhìn nhận dưới giác độ kinh tế thì BHYT trước hết được hiểu là sự hợp nhất kinh tế của số lượng lớn những người trước cùng một loại hiểm nguy do bệnh tật gây nên mà trong từng trường hợp cá biệt không thể tính toán trước và lo liệu được. Nhưng cái chung đó cần phải đáp ứng được bằng nguồn tài chính dự tính một cách thoả đáng thông qua hệ thống cân bằng rủi ro tương ứng do Nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện.
Cụ thể như sau:
Tổng chi phí cho khám chữa bệnh = Tổng số tiền đóng góp của những người tham gia BHYT.
Như vậy, cân đối về chi phí KCB được thực hiện cân bằng giữa một bên là tổng số chi phí KCB cho những người có nhu cầu và cần phải KCB và bên kia là tổng số đóng góp của tất cả những người tham gia BHYT bất kể họ có hoặc không có nhu cầu KCB (tức là cả những người đang khoẻ mạnh). Thời gian cân đối về thu - chi của BHYT thông thường là một năm. Có những nước người ta tính toán cân đối để dự trù kinh phí chi trả cho thời gian thêm là 1 tháng. Việc cân đối thu chi còn có thể được bổ sung thêm tuỳ tình hình cụ thể của từng nước và từng năm cụ thể. Trong tổng số chi còn phải tính thêm khoản chi phí cho bộ máy quản lý làm công tác BHYT. Trong khoản thu có thể bao gồm cả các khoản thu từ đóng góp của ngân sách địa phương, của Trung ương và các khoản thu khác.
Nguyên tắc cộng đồng chia xẻ rủi ro với ý tưởng nhân văn cao cả của nó đã loại trừ mục tiêu lợi nhuận thương mại của cộng đồng những người tham gia BHYT. Do vậy, hoạt động BHXH về y tế không có khoản thu lợi nhuận và đương nhiên cũng không vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, tỷ lệ đóng góp chỉ được nâng lên theo đòi hỏi quyền lợi chung của quá trình thực hiện BHYT. Tức là tỷ lệ đóng góp BHYT chỉ được nâng lên theo nhu cầu chữa trị bệnh tật, nhu cầu nâng cao chất lượng KCB và ứng dụng những thành tựu khoa học tiến tiến vào công tác KCB của cả cộng đồng.
Phương thức đoàn kết, tương trợ, chia xẻ rủi ro phải được thực hiện bằng sự điều tiết nhằm cân bằng mang tính xã hội. Việc lập ra quỹ BHYT và từng bước mở rộng phạm vi đối tượng tham gia mà từng bước mở rộng phạm vi cân bằng, chia xẻ rủi ro trong cộng đồng những người tham gia BHYT. Về mặt kỹ thuật bảo hiểm thì nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia xẻ rủi ro chính là quá trình phân phối lại giữa những người khoẻ mạnh với người ốm đau, người trẻ với người già... Vì vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm phải không ngừng được mở rộng trong suốt quá trình phát triển và được định hướng cho nhiều nhóm đối tượng lao động khác nhau (ví dụ không phân biệt giữa người lao động có thu nhập cao với người có thu nhập thấp, giữa người đi làm việc với người thất nghiệp hoặc người đã nghỉ hưu, giữa gia đình có thu nhập cao, không con cái với gia đình đông con) mới có ý nghĩa trong việc điều tiết trong cộng đồng xã hội.
Nguyên tắc đoàn kết tương trợ cùng chia xẻ rủi ro chỉ được thực hiện một cách đầy đủ và hợp lý thông qua những giới hạn nhất định. BHYT chỉ bao gồm những đối tượng là những người về nguyên tắc luôn có nhu cầu được bảo vệ về sức khoẻ. Những đối tượng cụ thể sẽ được quy định trong pháp luật.
BHXH về y tế được thực hiện trước hết đối với những người lao động phụ thuộc, tức là người lao động không có tư liệu sản xuất và phải đi làm thuê hay những người có quan hệ lao động. Đây là loại hình BHXH nghĩa vụ, nó mang tính chất bắt buộc đối với mọi người lao động phụ thuộc và chủ sử dụng lao động. Sau đó với bản chất ưu việt của BHXH về y tế nên nó được mở rộng ra các đối tượng lao động khác như người hành nghề tự do, lao động nông, lâm ngư nghiệp... và BHYT theo đơn vị gia đình.
Vấn đề KCB không đơn thuần chỉ liên quan đến vấn đề kỹ thuật y tế mà còn liên quan một cách rất chặt chẽ đến các yếu tố kinh tế như: các khoản chi trả cho các nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật (khám bệnh, phẫu thuật, thủ thuật...) của các bác sĩ, chi phí cho bệnh viện với các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ cho KCB và thuốc men - nếu nhìn dưới giác độ kinh tế - đó là "Cung" của ngành y tế. Còn phía "Cầu" là bệnh tật, những bệnh tật này cần đến các dịch vụ KCB và những hàng hóa cần thiết cho sức khoẻ. Vì vậy khi thực hiện BHYT, ở các nước công nghiệp phát triển bên cạnh việc sử dụng vai trò điều tiết của Nhà nước, người ta còn chú trọng sử dụng quan hệ cung - cầu điều tiết trên thị trường sức khoẻ hay còn gọi là thị trường y tế nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đóng góp của người tham gia BHYT và nâng cao chất lượng KCB.
Trong các nước công nghiệp phát triển ở châu Âu, số người tham gia BHYT theo luật pháp chiếm tới 90% dân số, chỉ 10% dân số còn lại không tham gia BHXH. Nhóm người này không thuộc diện đối tượng điều chỉnh của luật BHYT và phần lớn trong số họ là những người giàu có, họ có đủ khả năng tự lo liệu khi ốm đau hoặc tham gia BHYT tư nhân để hưởng những quyền lợi cao hơn khi ốm đau.
ở nước ta BHYT xã hội được tiến hành từ năm 1992 và cho đến nay vẫn thực hiện BHYT bắt buộc đối với người lao động có quan hệ việc làm giữa người sử dụng lao động với người lao động. Những đối tượng xã hội như: người có công với cách mạng, thân nhân sĩ quan quân đội, người nghèo cũng được Nhà nước cấp kinh phí để tham gia BHYT xã hội. Các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí bằng nguồn ngân sách của Nhà nước và địa phương và đang được xem xét để tham gia BHYT. Hình thức BHYT tự nguyện đang được vận động thực hiện đối với học sinh, sinh viên và nhóm cộng đồng theo địa bàn dân cư hoặc theo tổ chức xã hội...
Trong khi đó lĩnh vực bảo hiểm tư nhân (hay có thể hiểu là bảo hiểm cá thể) nói chung ở Việt Nam cũng đang được phát triển. Biểu hiện mà bảo hiểm tư nhân hiện đang hoạt động là bảo hiểm con người và bảo hiểm tài sản như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ôtô, xe máy... do các doanh nghiệp Nhà nước như: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Công ty Bảo hiểm PJICO... và các doanh nghiệp nước ngoài như: Prudential, Manulife, AIA... đang cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bảo hiểm.Thị trường bảo hiểm ở nước ta cũng được chú trọng phát triển và Nhà nước đã ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm. BHYT tư nhân cũng mới được phát triển, điển hình có thể thấy được về BHYT tư nhân là các sản phẩm, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm phẫu thuật và nằm viện... do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam tổ chức.

TS. Phạm Đình Thành (Theo tapchibaohiemxahoi.org)
Share:

BHXH - Khái niệm và bản chất


Sự cần thiết khách quan

Để hiểu rõ khái niệm về bản chất của BHXH có nhiều cách tiếp cận khác nhau và một trong cách tiếp cận là từ xã hội và lịch sử.

Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở... Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, có nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của con người. Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác... Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu của con người không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động phải được sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau.

Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già..., đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn...); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, BHXH đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp vì mục đích chung.

Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu á, châu Phi và vùng Caribê. BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội và được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người.

Có thể nói, qua nhiều thời kỳ, cùng với sự tranh chấp giữa nhiều vấn đề của giới chủ và giới thợ, cùng với sự đổi mới quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng với trình độ chuyên môn và nhận thức về BHXH của người lao động ngày càng được nâng cao, cách thức chủ động khắc phục khi có những sự kiện hoặc không may gặp những rủi ro xảy ra ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp cũng như những khó khăn mới được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển: sự chia sẻ. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nêu.

Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội

Như đã nêu, BHXH có lịch sử khá lâu và đã có nhiều thay đổi về chất với nhiều mô hình phong phú, được thực hiện ở hàng trăm nước trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, định nghĩa thế nào là BHXH vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận vì được tiếp cận từ nhiều giác độ khác nhau với những quan điểm khác nhau. Điều này cho thấy tính đa dạng và phong phú của BHXH. Chính vì vậy, để có thể nêu được khái niệm này, có thể xuất phát từ việc trả lời những câu hỏi sau:

- Thứ nhất, tại sao lại phải BHXH?

- Thứ hai, mục đích của BHXH là gì?

- Thứ ba, BHXH được thực hiện ra làm sao?...

Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, cần xuất phát từ cơ sở hình thành BHXH. Như đã nêu ở đầu bài viết, BHXH hình thành và phát triển do nhu cầu của đời sống xã hội, nhất là khi hình thành nền sản xuất hàng hoá. Trong lao động sản xuất, song song với những thuận lợi, con người thường gặp phải những sự kiện không thuận lợi, những “rủi ro xã hội” làm giảm hoặc mất thu nhập của họ. Có thể chia những sự kiện, những “rủi ro xã hội” thành hai loại:

- Những sự kiện, những “rủi ro xã hội” liên quan đến thu nhập bao gồm: mất hoặc giảm thu nhập do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng, ví dụ như tai nạn lao động, ốm đau, thất nghiệp…

- Những sự kiện, những “rủi ro xã hội” liên quan đến sử dụng thu nhập: đó là các sự kiện giảm thu nhập do phải chi tiêu bất thường như chi phí để mua sắm thuốc men, tiền nuôi dưỡng sản phụ…

Những sự kiện, những “rủi ro xã hội” nêu trên, từ khía cạnh này hay khía cạnh khác đều dẫn đến đe doạ “an toàn kinh tế” cho người lao động và gia đình họ (bị giảm hoặc mất thu nhập). Vì vậy, phải có những biện pháp và hình thức để chống lại sự đe dọa này mà một trong những biện pháp đó là BHXH. Nói cách khác, BHXH được hình thành là để góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ trước những sự kiện không thuận lợi, những “rủi ro xã hội”.

Câu hỏi thứ hai được trả lời từ hệ quả của câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Có thể nêu rõ hơn, mục đích của BHXH là thông qua hệ thống các trợ cấp BHXH, bù đắp hoặc thay thế thu nhập cho người lao động và gia đình họ trước những sự kiện, những “rủi ro xã hội” làm cho người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp, do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. ở đây cần làm rõ khái niệm bù đắp và thay thế thu nhập. Khi người lao động bị giảm thu nhập thì BHXH thực hiện bù đắp cho khoản thu nhập bị thiếu hụt này. Tất nhiên, sự bù đắp này chỉ có tính tương đối và tuỳ điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước và khả năng của quỹ BHXH trong mỗi giai đoạn phát triển. Khi người lao động bị mất thu nhập do không thể lao động được hoặc sức lao động không được sử dụng (trường hợp thất nghiệp), BHXH thực hiện trả trợ cấp BHXH thay cho phần thu nhập bị mất này. Khoản thu nhập thay thế này cũng tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng của quỹ BHXH mà có thể thay thế toàn bộ hoặc một phần.

Vậy để để đạt được mục đích trên, BHXH được tổ chức thực hiện như thế nào? Đó là câu hỏi thứ ba cần được trả lời. Lịch sử phát triển BHXH đã chỉ ra rằng, có một số cách thức tổ chức thực hiện để bù đắp hoặc thay thể thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp, như: người lao động cùng giúp nhau; Nhà nước thực hiện thông qua ngân sách và hình thành một quỹ tài chính độc lập thông qua sự đóng góp của các bên tham gia BHXH (bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước)... Trong BHXH hiện đại, hình thức thực hiện chủ yếu là hình thành quỹ BHXH do các bên đóng góp. Có thể mô hình hoá cách tiếp cận về BHXH nêu trên như sau: (Bảng biểu trang 50)

Từ cách tiếp cận này, có thể nêu khái niệm về BHXH như sau:

“BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.

Từ các giác độ khác, cũng có thể có những khái niệm khác nhau về BHXH. Ví dụ:

- Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, người lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết.

- Từ giác độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

- Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội….

Một số khái niệm có liên quan trong BHXH

Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH. Khác với bảo hiểm thương mại, trong BHXH, mối quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.

- Bên tham gia BHXH là bên có trách nhiệm đóng góp BHXH theo quy định của pháp luật BHXH.

Bên tham gia BHXH gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước (trong một số trường hợp).

Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn. Khi tham gia BHXH, người sử dụng lao động còn vì lợi ích của chính họ. Ở đây người sử dụng lao động cũng thực hiện san sẻ rủi ro với tập đoàn người sử dụng lao động, để bảo đảm cho quá trình sản xuất của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHXH.

Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động của quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn, và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động BHXH.

- Bên BHXH, đó là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên BHXH thường là một số tổ chức (cơ quan, công ty...) do Nhà nước lập ra (ở một số nước có thể do tư nhân, tổ chức kinh tế - xã hội lập ra) và được Nhà nước bảo trợ, nhận sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, lập nên quỹ BHXH. Bên BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh và làm cho quỹ BHXH phát triển.

- Bên được BHXH là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro được bảo hiểm gây ra. Trong BHXH, bên được BHXH là người lao động tham gia BHXH và nhân thân của họ theo quy định của pháp luật, khi họ có phát sinh nhu cầu được BHXH do pháp luật quy định. Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH (lao động chẳng hạn). Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người tham gia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí được BHXH để bảo hiểm cho chính họ.

Bản chất của BHXH

BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện ra đời phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh được. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú.

Thực chất BHXH là sự tổ chức “đền bù” hậu quả của những “rủi ro xã hội” hoặc các sự kiện bảo hiểm. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH. Như vậy, BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP, được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH như ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết... Xét trong nội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được thực hiện cả theo chiều dọc và chiều ngang. Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối của chính bản thân người lao động theo thời gian (nghĩa là sự phân phối lại thu nhập của quá trình làm việc và quá trình không làm việc). Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những người khỏe mạnh cho người ốm đau, bệnh tật; giữa những người trẻ cho người già; giữa những người không sinh đẻ (nam giới) và người sinh đẻ (nữ giới); giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp... Để dễ hình dung có thể dùng “lát cắt ngang” vào một tập hợp những người đang và đã tham gia BHXH vào bất kỳ thời điểm nào vào bất kỳ “đoạn” nào của tập hợp ta đều có thể thấy được mối quan hệ của sự phân phối này. ở lát cắt này có cả người mới tham gia BHXH, người đang hưởng BHXH; người khỏe mạnh, người ốm đau; người già, người trẻ; người có thu nhập cao, người có thu nhập thấp... Nói cách khác, đây là sự phân phối lại thu nhập theo không gian.

Qua đây có thể thấy, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ. BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thoả mãn nhu cầu an toàn kinh tế của người lao động và an toàn xã hội. BHXH mang cả bản chất kinh tế và cả bản chất xã hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự “san sẻ rủi ro” của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra. ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít”.

Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rời mà đan xen lẫn nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là đã nói đến tính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH.

Dưới góc độ kinh tế, BHXH là sự bảo đảm thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động. Có nghĩa là tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm vi BHXH.

Dưới góc độ chính trị, BHXH góp phần liên kết giữa những người lao động xuất phát từ lợi ích chung của họ.

Dưới góc độ xã hội, BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm hay mất. Thông qua đó bảo vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động ổn định trật tự xã hội.

TS. Mạc Tiến Anh (Theo tapchibaohiemxahoi.org)
Share:

An sinh xã hội là gì?


Khái niệm

Để hiểu rõ khái niệm an sinh xã hội (ASXH), cần nhìn lại lịch sử phát triển của nhân loại.

Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở... Để thoả mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của con người. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời, không phải khi nào con người cũng có thể lao động tạo ra được thu nhập. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác, chẳng hạn, bị bất ngờ ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong... Hơn nữa, cuộc sống của con người trên trái đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống. Những điều kiện thiên nhiên và xã hội không thuận lợi đã làm cho một bộ phận dân cư cần phải có sự giúp đỡ nhất định để bảo đảm cuộc sống bình thường. Do đó, để tồn tại và phát triển, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục khó khăn.

Từ xa xưa, trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người đã tự khắc phục, như câu phương ngôn “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”; đồng thời, còn được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống ASXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già..., đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn...); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ.

Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều Bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, ASXH (lúc này là BHXH) đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp.

Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ASXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu á, châu Phi và vùng Caribê. Ngoài BHXH, các hình thức truyền thống về tương tế, cứu trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người goá bụa và những người không may gặp rủi ro vì thiên tai, hoả hoạn... Các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòng tai nạn, dự phòng y tế tái thích ứng; dịch vụ đặc biệt cho người tàn tật, người già, bảo vệ trẻ em... được từng bước mở rộng ở các nước theo những điều kiện tổ chức, chính trị, kinh tế - xã hội, tài chính và quản lý khác nhau. Hệ thống ASXH được hình thành và phát triển rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau ở từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử, trong đó BHXH là trụ cột chính. Đạo luật đầu tiên về ASXH (Social Security) trên thế giới là Đạo luật năm 1935 ở Mỹ.

Đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Thuật ngữ ASXH được chính thức sử dụng. Đến năm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chính thức dùng thuật ngữ này trong các công ước quốc tế. ASXH đã được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người. Nội dung của ASXH đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyên ngôn có viết: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người...". Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã thông qua Công ước số 102, được gọi là Công ước về ASXH (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở tập hợp các chế độ về ASXH đã có trên toàn thế giới thành 9 bộ phận.

Tuy nhiên, cho đến nay, do tính chất phức tạp và đa dạng của ASXH nên vẫn còn nhiều nhận thức khác nhau về vấn đề này. Khái niệm về ASXH cũng còn khá khác biệt giữa các quốc gia.

Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security và khi dịch ra tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa không hoàn toàn tương đồng nhau. Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…Theo nghĩa này thì tầm “ bao” của Social Security rất lớn và vì vậy khi dịch sang tiếng Việt có nhiều nghĩa như trên cũng là điều dễ hiểu. Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai, dịch hoạ…Theo chúng tôi, ASXH mà chúng ta đang nói tới, nên được hiểu theo nghĩa hẹp của khái niệm Social Security này. Bên cạnh khái niệm này, từ những cách tiếp cận khác nhau, một số nhà khoa học đưa ra những khái niệm rộng- hẹp khác nhau về ASXH, chẳng hạn:

- Theo H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (1879-1963), ASXH là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa.

- Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn, đó là sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ.

Để dễ thống nhất, theo chúng tôi nên dùng khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.

Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.

Các bộ phận của ASXH

Về mặt cấu trúc, trên giác độ khái quát nhất, ASXH gồm những bộ phận cơ bản là:

- Bảo hiểm xã hội.

- Trợ giúp xã hội.

- Trợ cấp gia đình.

- Các quỹ tiết kiệm xã hội.

- Các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng…

Nội dung chi tiết của những bộ phận này của ASXH sẽ được chúng tôi giới thiệu trong các kỳ tới, trong bài này chỉ nêu rất khái quát.

Bảo hiểm xã hội

Đây là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể nói, không có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ở châu Âu. BHXH nhằm bảo đảm cuộc sống cho những người công nhân công nghiệp và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm..., làm giảm hoặc mất thu nhập. Tuy nhiên, cũng do tính lịch sử và phức tạp của vấn đề, khái niệm BHXH đến nay cũng chưa được hiểu hoàn toàn thống nhất và gần đây có xu hướng hòa nhập giữa BHXH với ASXH. Khi đề cập đến vấn đề chung nhất, người ta dùng khái niệm SOCIAL SECURITY và vẫn dịch là BHXH, nhưng khi đi vào cụ thể từng chế độ thì BHXH được hiểu theo nghĩa của từ SOCIAL INSURANCE. Tuy nhiên, sự hòa nhập này không có nghĩa là hai thuật ngữ này là một. Theo nghĩa hẹp, cụ thể, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử dụng của Quỹ được đầu tư tăng trưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chế độ BHXH; các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, không liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH…

Trợ giúp xã hội

Đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.

Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng và xã hội bằng tiền hoặc bằng các điều kiện và phương tiện thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng.

Trợ giúp xã hội có đặc điểm:

- Thuế được dùng để tài trợ cho các chương trình xã hội đa dạng để chi trả trợ cấp.

- Trợ cấp được chi trả khi các điều kiện theo quy định được đáp ứng.

- Thẩm tra tài sản (thu nhập, tài sản và vốn) thường dùng được xác định mức hưởng trợ cấp.

Trợ cấp gia đình

-Trong hệ thống ASXH của nhiều nước quy định chế độ BHXH dựa trên những nhu cầu đặc biệt và có những chi phí bổ sung gắn với gia đình.

- Những phương pháp áp dụng bao gồm việc sử dụng cơ cấu thuế để gắn với trách nhiệm gia đình. Người không có con phải nộp thuế cao hơn những người có con; người ít con phải nộp thuế nhiều hơn người đông con…

Các quỹ tiết kiệm xã hội

Ngoài BHXH, trong hệ thống ASXH của nhiều nước có tổ chức các quỹ tiết kiệm dựa trên đóng góp cá nhân.

- Những đóng góp được tích tụ dùng để chi trả cho các thành viên khi sự cố xảy ra. Đóng góp và khoản sinh lời được chi trả một lần theo những quy định.

- Từng cá nhân nhận khoản đóng góp của mình và khoản sinh lời, không chia sẻ rủi ro cho người khác…

Các dịch vụ xã hội được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng

Ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước phát triển, trong hệ thống ASXH có nhiều dạng dịch vụ xã hội, được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng (ngân sách Nhà nước), bao gồm:

- Trợ cấp cơ bản cho mọi cư dân, hoặc tất cả những người đã từng làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.

- Trợ cấp này không liên quan đến tài sản trước đó của người thụ hưởng; các chế độ được chi trả từ ngân sách Nhà nước.

Trách nhiệm từ chủ sử dụng lao động

- Thường chỉ là hệ thống tai nạn nghề nghiệp hoặc hệ thống đền bù cho người lao động.

- Chủ yếu liên quan đến tai nạn tại nơi làm việc và bệnh nghề nghiệp.

- Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với chăm sóc y tế và bồi thường tuỳ theo mức độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp.

- Có thể bao gồm một phần để chi trả chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc (nằm trong chế độ BHXH).

Dịch vụ xã hội khác

- Quy định thêm về ASXH dưới các hình thức khác.

- Khi không có hệ thống ASXH.

- Có thể được thực hiện bởi các tổ chức tự nguyện hoặc phi Chính phủ.

- Bao gồm các dịch vụ đối với người già, người tàn tật, trẻ em, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn và tàn tật, các hoạt động phòng chống trong y tế (ví dụ tiêm phòng), kế hoạch hóa gia đình.

TS. Mạc Tiến Anh (Theo tapchibaohiemxahoi.org)
Share:

Nước lọc: Không nên để quá 3 ngày

Nhiều gia đình có thói quen đun nước sôi để nguội đổ vào bình lọc và để lưu trữ từ ngày này qua ngày khác mà không biết rằng sau 2 giờ nước đun sôi đã có vi khuẩn.

Sau 2 giờ, nước đun sôi đã có vi khuẩn

Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều. Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn này bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ C trong 10 phút hoặc 100 độ C trong 5 phút.

Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội. Do vậy, người dân không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc dụng cụ vì chúng không có tác dụng diệt khuẩn.

Trong cuốn sách 350 điều không nên trong cuộc sống, cũng có một điều khuyên không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó ôxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.
Không nên trữ nước sôi để nguội lâu ngày

Ngoài ra, cuốn sách này còn cung cấp thêm thông tin nếu uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khoẻ, vì chất muối axít nitrat (chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội.

Cụ thể sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004 mg muối axít nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73 mg. Nước đun sôi để nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.

Uống nhiều nước sau khi lao động nặng có hại cho tim

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì việc uống nhiều nước sau khi lao động mệt nhọc rất có hại cho tim mạch. Vì sau khi lao động mệt, cơ thể thường cảm thấy rất khát nước do trước đó cơ thể đã bài tiết ra một lượng nước lớn qua tuyến mồ hôi.

Sau khi lao động mệt nhọc, những mao mạch máu trong đường ruột dạ dày ở trạng thái co lại, cơ bắp tập trung trong khi lao động cũng rất căng thẳng. Nếu ngay lúc đó mà đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.

Hơn nữa buồng tim đã rất vất vả trong khi ta lao động, nếu tăng đột ngột một lượng nước lớn trong cơ thể sẽ khiến tim phải tiếp tục làm việc nhiều hơn để điều hoà lượng nước này. TS Lâm khuyên chỉ nên uống từ từ từng lượng nước nhỏ sau khi lao động nặng nhọc.

Tương tự, cũng không nên để quá khát rồi mới uống nước ừng ực. Vì lúc đầu lượng nước bị thiếu chưa nhiều, các tế bào của cơ thể sẽ tự điều chỉnh được bằng số nước dự trữ trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu nước thì niêm mạc miệng bị se lại tạo cảm giác khát.

Khi đó, nếu chỉ cần bổ sung một lượng nước nhỏ có thể giải toả được cơn khát. Nhưng nếu cứ tiếp tục nhịn uống, nhất là những lúc cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nước trong cơ thể sẽ cạn khiến các tế bào lâm vào tình trạng thiếu nước.

Trong tình huống này, dù uống bao nhiêu nước cũng vẫn thấy khát vì nước chưa kịp tới các tế bào. Và theo thói quen chưa thấy “đã” khát, lại càng uống nhiều nước. Trường hợp này cũng có hại cho sức khoẻ tương tự như uống nhiều nước sau khi lao động nặng nhọc.
Theo Long Hải
Gia đình và xã hội
Share:

Xalo.vn, Trang web tìm kiếm tiếng Việt nhanh và mạnh

Nếu bạn là người quan tâm, cần tìm kiếm các thông tin trên internet, đặc biệt là thông tin bằng ngôn ngữ tiếng Việt, thì trang Web Xalo.vn là thích hợp nhất. Chắc chắn một điều nếu cần tìm các trang tiếng Việt thì có thể nói Xalo.vn "hiểu rõ" hơn so với Google. "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"-Bạn hãy thử truy cập theo địa chỉ: http://www.xalo.vn/

Xa lộ - Trang Web tìm kiếm thông tin tiếng Việt trực tuyến phiên bản thử nghiệm cung cấp 4 chức năng tìm kiếm chính:

-Web
-Tin tức
-Blog
-Diễn đàn

Với Xa lộ đưa đến người dùng thông tin nhanh và chính xác nhất.
Share:

25 thg 7, 2008

Những điều "không nên" với rau xanh

Rau là loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Nhưng nếu ăn không đúng cách, không những không hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn có hại cho sức khỏe.

Ăn cà chua trước khi ăn cơm

Sẽ làm tăng thêm chất chua trong dạ dày, khiến chúng ta cảm thấy nóng ruột, đau bụng. Nếu ăn cà chua sau khi ăn cơm, do chất chua trong dạ dày đã lẫn trong thức ăn và giảm đi nên có thể tránh được những triệu chứng trên.

Nước cà rốt và uống rượu

Chuyên gia thực phẩm của Mỹ phát hiện, nếu như vừa uống nước cà rốt có hàm lượng carôtin rồi lại uống rượu, trong gan sẽ sản sinh chất độc gây bệnh. Vì vậy, không nên uống rượu sau khi uống nước cà rốt hoặc là vừa uống rượu xong lại uống nước cà rốt.

Nấm hương ngâm quá lâu

Nấm hương có nhiều chất tạo thành vitamin D, nếu ngâm quá lâu hoặc rửa quá kỹ sẽ làm mất chất này.

Xào giá đỗ không chín

Có nhiều người thích ăn giá đỗ xào tái, vì nó giòn và ngọt hơn. Tuy nhiên, giá đỗ xào không chín sẽ khiến những chất độc hại trong giá đỗ gây nên những phản ứng như: buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt...

Xào mướp đắng không chần qua nước sôi

Trong mướp đắng có chất axít ôsalic ảnh hưởng đến việc hấp thu chất can xi trong thức ăn. Vì vậy, trước khi xào mướp đắng nên chần qua nước sôi cho hết chất axít ôsalic rồi mới xào.

Rau xanh để quá lâu

Những loại rau lá xanh để quá lâu cho dù nhìn bề ngoài không bị úa, ngửi không có mùi vị gì, nhưng nếu ăn vào có thể bị ngộ độc nhẹ hay dị ứng, đặc biệt là những người có sức khoẻ không tốt.

Bởi lẽ, rau xanh để lâu sẽ sản sinh chất axít sunfurơ có hại cho sức khoẻ. Vì vậy, những loại rau lá xanh không nên xào nấu quá lâu và không nên ăn những loại rau nấu chín nhưng để quá lâu.

Theo TN CRI/Giadinh.net
Share:

''Hãy ngồi ăn với nhau một bữa!''

Đó là lời khuyến cáo của các nhà khoa học cho các gia đình quá bận rộn. Những kết quả vừa được công bố của một cuộc nghiên cứu kéo dài trong vòng 50 năm cho thấy: các tập quán của gia đình và các lễ nghi rắc rối lại có thể làm tăng mối quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình và thật lạ lùng, nó cũng đồng thời làm tăng cường sức khoẻ của họ.



Công trình 50 năm này là một phần của những nghiên cứu về các tập quán gia đình của tạp chí tâm lý gia đình, thuộc Hiệp hội tâm lý Mỹ. Kết luận của những nghiên cứu này vô cùng thú vị: các tập quán gia đình (tuỳ thuộc vào từng địa phương và dòng họ khác nhau) tuy rằng không được giới trẻ tiếp thu nồng nhiệt cho lắm, nhưng quả thực chính nó mang lại sự hoà thuận vợ chồng, sự nhất trí cao của các thành viên, sức khoẻ cho trẻ em và một tình yêu thương gia đình thắm thiết. Các nhà khoa học cho thấy, các quy định của từng gia đình riêng biệt và các tập quán của các gia đình đó lại có một sức mạnh kỳ lạ để có thể làm gia đình ổn định trong những gia đoạn đầy khó khăn của stress và công việc.

Ban đầu, Tiến sĩ tâm lý học Barbara H. Fiese và các đồng nghiệp thuộc trường ĐH Syracuse chỉ định tiến hành những nghiên cứu của mình nhằm tìm ra những khác biệt nào đó giữa tập quán gia đình và những lễ nghi phức tạp của dòng họ đó. Nhưng kết quả thì lại khá khác biệt.

Bà Fiese nói: ''32 bản báo cáo trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tập quán trong gia đình được tạo thành chủ yếu là cách tổ chức các bữa ăn, cách tổ chức các sinh hoạt trong... phòng ngủ rồi cuối cùng các việc vặt trong nhà, như là: cách nói chuyện điện thoại hoặc những cuộc thăm hỏi hàng xóm xung quanh. Còn hầu hết các lễ nghi của gia đình hay dòng họ thì được thực hiện chủ yếu dựa vào các dịp, ngày lễ, Tết trong năm, như là: dịp Giáng sinh, ngày lễ Tạ ơn, các đám ma, đám cưới...''.

Nghiên cứu này cho thấy, trong suốt thời kỳ thơ ấu và giai đoạn đến trường, con trẻ sẽ có được một sức khoẻ tốt và tâm lý của chúng cũng phát triển rất ổn định và hướng thiện nếu như chúng được tiếp thu những tập quán lâu đời trong gia đình chúng. Trẻ em trong những gia đình đó sẽ được ăn tối đúng giờ, đi ngủ đúng giờ và không có những mộng mị khác thường ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng như những gia đình có tập quán không ổn định khác. Những tập quán của từng gia đình này là một môi trường tốt để giúp trẻ hình thành sợi dây liên hệ tình cảm của mình với các thành viên còn lại trong gia đình, hơn thế nữa, nó còn nâng cao được sức khoẻ cho đứa trẻ.

Một số những nghiên cứu khác trong 32 bản báo cáo đó cũng tiến hành tìm hiểu về ảnh hưởng của tập quán gia đình lên những gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Bà Fiese cho biết: ''Sự hiện diện của những tập quán gia đình trong những gia cảnh khác nhau cũng rất tích cực. Cho dù đó là gia đình độc thân, đã ly dị, hay là đã tái hôn, những tập quán đó vẫn giúp bảo vệ các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em khỏi những tác động không hay của xã hội hiện đại''.


Quy mô của một gia đình cũng có ảnh hưởng đến một vài những tập quán hay lễ nghi trong gia đình đó, đặc biệt là trong những bữa ăn. Trong một gia đình lớn, đại gia đình, thì vai trò của cha mẹ là rất đáng kể, nó lớn hơn so với các gia đình nhỏ khác. Còn trong những gia đình có hoàn cảnh khác biệt, như là: những gia đình chỉ có mẹ hoặc chỉ có cha, thì các lễ nghi của gia đình thường giản tiện hơn và trẻ em thường có vai trò lớn hơn khi đàm thoại với người lớn. Điều này có tác động không nhỏ tới tâm lý trẻ, tâm lý phụ huynh và tạo nên phong cách sống của trẻ.

Mặc dù trong xã hội hiện nay, bữa ăn trong gia đình đã được cải tiến rất nhiều để cho phù hợp hơn với quỹ thời gian ngắn ngủi, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng những tác động tự nhiên lên các thành viên trong gia đình của một bữa ăn chung là không thể thay thế. Mọi người sẽ biết được rõ về nhau hơn, biết được rõ những gì đã thay đổi trong con người của các thành viên trong gia đình, các con mình đã lớn thế nào?

Bà Fiese thêm vào: ''Chúng tôi nhận thức rõ rằng ngày nay mọi gia đình đều vô cùng bận rộn, nhưng chỉ 20 phút cho một bữa ăn cùng nhau trong ngày, chỉ một ngày sắp xếp để được gặp nhau đoàn tụ trong bữa ăn. Điều này chẳng tốn thời gian hơn là những giờ shopping trên phố hay dán mắt vào các chương trình truyền hình''.

Những ảnh hưởng trực tiếp của các tập quán và lễ nghi trong gia đình có thể làm chúng ta và con trẻ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai?

Một nhà khoa học khác trong nhóm cho biết: ''Điều này giống như là chúng ta có được một ông bố lớn để dựa dẫm, một ông bố đủ khả năng ra những quyết định hệ trọng trong gia đình, có ảnh hưởng để giữ những tập quán thường xuyên của gia đình và phát triển nó theo hướng tích cực. Những tập quán này là rất cần thiết để gia đình có thể đối mặt với hàng loạt những vấn đề, hay tạo dựng được cho con trẻ một vỏ bọc truyền thống tốt để lớn lên''

[Ẩm thực. NauNgon.com]
Share:

Cà Tím Nướng sốt Tôm


Nguyên liệu:
- Cà tím
- Tôm
- 1 cũ hành nhỏ, tỏi
- Muối, đường, Dầu hào, tỏi, hành lá, dầu ăn
- Nước mắm pha sẳn

Cách Làm:
- Cà tím bỏ vào trong lò nướng chừng 10 phút cho mỗi bên , vừa chín là được , miễn sao lột vỏ được dễ dàng là được.
- Cà tím lột vỏ xong bỏ vào chảo xào sơ với củ hành, tỏi để muối , đường cho vừa ăn.


( Cách làm 2) Cà tìm có thể để luôn cả vỏ, xắt từng con cờ to miếng, xào sơ với củ hành, như cách làm trên.
- Tôm bóc vỏ , thái nhỏ , ướp dầu hào , đường ( chút xíu muối thôi hoặc là không cho muối vì dầu hào đã mặn rồi ) .
Tỏi băm nhuyễn phi dầu lên cho thơm ( đừng để vàng ) trút tôm lên xào vừa chín tới.
Sắp cà tím lên đĩa sâu rồi cho sốt tôm lên , nếu thích có thể phi hành lá xanh xanh bỏ lên trên cùng cho đẹp .
Rưới nước mắm pha mặn mặn ngọt ngọt vào đĩa cà , đừng ăn liền cà chưa thấm nước mắm , để chừng 10 phút sau ăn ngon hơn.
Dùng với cơm trắng nóng thì tuyệt.

(Theo naungon.com)
Share:

Giảm đau đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều. Nếu bạn chưa cảm thấy đau nhức vùng cổ thì hãy cố gắng phòng tránh nó nhé.

Các dấu hiệu điển hình

Các triệu chứng và mức độ nặng nhẹ ở mỗi người là khác nhau, nhưng thường thì có các dấu hiệu chung sau đây:


- Bạn cảm thấy cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau.

- Đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai

- Đau đầu không rõ nguyên nhân

- Trong một số trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt

Một số lí do gây ra đau cổ như:

- Chấn thương nghề nghiệp nhiều lần

- Tai nạn hoặc bị thương ở khu vực xung quanh cổ

- Hút thuốc có thể khiến bệnh nặng thêm

Để giảm đau và thư giãn vùng đốt sống cổ có thể kết hợp với các cách điều trị sau:

1. Tập thể dục cho cổ thường xuyên để giúp các cơ ở cổ thêm chắc khoẻ và thư giãn các đốt sống cổ. Điều quan trọng là tập đúng theo lời khuyên của bác sĩ và nên tập vào buổi sáng một cách đều đặn, có quy tắc.

2. Mát sa nhẹ nhàng vùng cổ là liệu pháp tốt để cải thiện căn bệnh này. Phương pháp mát xa này đã được Ấn Độ áp dụng từ thời xa xưa và có hiệu quả trong thời gian dài.

3. Chườm túi nước nóng ở vùng cổ, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

4. Nên sử dụng các cổ áo và gối nằm mềm để nâng đỡ cổ.

5. Sử dụng thuốc chống viêm như aspirin v.v… theo khuyến cáo của bác sĩ để cắt cơn đau nhất thời.

6. Thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục, tránh hút thuốc và liệu pháp yoga có thể giúp cải thiện vấn đề này.

Nhất là đối với những người làm việc trong văn phòng, lối sống ngồi một chỗ, ít vận động, làm việc hàng giờ trên máy tính càng cần phải thay đổi lối sống kết hợp với tập thể dục, ngồi làm việc đúng tư thế, thời gian giải lao đều đặn (làm việc máy tính sau 30 phút nên giải lao một lần, có thể là vươn vai, đi lại) và ăn những thực phẩm bổ dưỡng.

Để việc điều trị có kết quả, khi bệnh còn nhẹ bạn cũng cần đến bác sĩ để có được phương pháp và hướng dẫn đúng đắn trong việc phòng và điều trị bệnh đau đốt sống cổ.


Minh Anh Theo JH (dantri.com)
Share:

Cứu giúp cháu bé bị viêm não

Cháu Nguyễn Thùy Trang, con gái đầu lòng của anh Nguyễn Xuân Hiển (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) không may mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Người chăm sóc cháu là chị Nguyễn Thị Liên, đang mắc bệnh tâm thần nhẹ.

Cháu Trang bị mắc bệnh viêm não, phải tốn nhiều tiền chữa trị, trong khi mẹ cháu lại mắc bệnh tâm thần nhẹ, vừa phải uống thuốc điều trị, vừa vào viện chăm sóc con. Trước đây, cũng vì căn bệnh này mà chị không thể đi làm, chỉ ở nhà chăm sóc 3 đứa con.

Bố cháu ngày ngày đi làm phụ hồ, kiếm được vài chục ngàn cũng chỉ đủ tiền lo bữa ăn cho gia đình. Hiện nay gia đình cháu Trang đang vô cùng khó khăn, lại thuộc diện gia đình nghèo khó cần bảo trợ xã hội. Từ ngày cháu Trang bị bệnh đến nay, tình cảnh kinh tế gia đình càng thêm khốn đốn.

Bác sĩ Lê Thanh Xuân, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, cho biết: Thấy hoàn cảnh của cháu đáng thương, mẹ bị bệnh nhiều khi chăm sóc con còn không nên, vì thế các y tá phải thay nhau phụ giúp. Ngày cháu mới vào viện, người lịm đi không tự thở được, phải cho thở bằng máy mất hơn 2 tháng, mỗi ngày thở máy tốn 220.000 đồng.

Thương hoàn cảnh của cháu Trang, các bác sĩ tại đây đã chủ động xin các nhà hảo tâm để cháu có thêm tiền bồi dưỡng, giúp cháu chóng phục hồi sức khỏe.



Ngày ngày, chị Liên vì không có tiền nên phải đi xin cháo tình thương cho cháu ăn. Chồng chị hôm nào tới thăm con cũng trong tình trạng nhịn đói.

Hiện nay gia đình cháu Trang đang rất thiếu thốn, kiệt quệ. Rất mong bạn đọc gần xa, cộng đồng xã hội tạo điều kiện giúp đỡ cháu Trang có tiền tiếp tục chữa trị, sớm lành bệnh để được cắp sách đến trường.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về anh Nguyễn Xuân Hiển, tổ 10, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Hoài Lương (Dantri.com)
Share:

Để mỗi ngày luôn là niềm vui


Trong cuộc sống, không phải lúc nào công việc cũng dễ dàng với bạn. Gia đình, sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội luôn làm cho bạn bận rộn và lo lắng hay phiền muộn.

Sau đây là một số lời khuyên giúp cuộc sống của bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc.

Tự tin ở bản thân

Tự tin là yếu tố rất quan trọng nó giúp bạn đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn của cuộc sống. Tự tin mang lại cho bạn nhiều cơ hội để trưởng thành. Hãy tin vào chính bản thân mình. Học hỏi người khác nhưng bạn đừng so sánh mình với họ. Đôi khi bạn cũng nên tự khen thưởng mình.


Chấp nhận hình dáng cơ thể

Nhiều người luôn nhìn vào các cô người mẫu có một số đo chuẩn để so sánh mình, điều đó luôn làm bạn lo lắng và mặc cảm chính bản thân. Tại sao khuôn mặt của mình lại tròn quá, hay đôi chân mình ngắn hơn họ… Những suy nghĩ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Hãy yêu cơ thể của bạn, đừng quá lo lắng về chuẩn mực nào đó. Yêu cơ thể hình dáng mình, sẽ giúp bạn tự tin và luôn thoải mái.

Dứt khoát trong quan hệ tình cảm

Trong cuộc sống có những mối quan hệ tình yêu, tình bạn hay công việc… Nhiều lúc chúng ta nên có quyết định dứt khoát trong tình cảm. Yêu nhau nhưng chỉ dẫn đến kết quả không tốt cho cả hai. Bạn nên phải đối diện và cần giải quyết việc đó hay chia tay. Điều đó không có nghĩa là bạn vô cảm.

Hãy nói không

Gia đình, bạn bè và công việc… rất nhiều mối quan hệ làm bạn luôn bận rộn. Trong vòng một ngày bạn nhận được lời mời đi ăn với đối tác, trưởng phòng muốn bạn làm thêm giờ, bạn thân đang buồn muốn tâm sự với bạn. Có rất nhiều lựa chọn khiến bạn không biết thế nào? Bạn cảm thấy khó nói. Nhận lời trong lúc bạn không muốn sẽ làm cho bạn khó chịu và căng thẳng, bực bội. Bạn nên nói không nếu bạn không thể làm được điều đó.

Tận hưởng những giây phút riêng tư

Cuộc sống luôn khiến bạn bận rộn và suy nghĩ. Công việc, gia đình rồi xã hội… cái nào cũng quan trọng với bạn. Nhưng bạn nên có vài phút cho riêng mình mỗi ngày để thư giãn. Ngâm mình trong bồn nước, ngồi ngắm những bông hoa, hay đọc sách… Bạn sẽ cảm thấy tươi tỉnh hơn, bớt căng thẳng, năng động và tự tin hơn.

Tình dục lành mạnh

Một lối sống tình dục lành mạnh khiến bạn cảm thấy thoải mái yêu đời hơn. Khi thỏa mãn tình dục cơ thể tiết ra kích thích tố khiến bạn phấn chấn cả vật chất lẫn tinh thần. Bạn nên nhớ chuyện này chỉ xảy ra khi bạn và người đó đã là "của nhau" nhé. Nếu người ấy không thỏa mãn nhu cầu của bạn, bạn nên tìm cách cải thiện.

Yêu công việc của mình

Dù yêu thích hay ghét công việc của mình, bạn nên đánh giá lại công việc đối với mình thế nào? Không nên đứng núi nọ trông núi kia, công việc nào cũng có ích. Hãy yêu chính công việc của bạn, điều này giúp bạn thoải mái và làm việc hiệu quả. Nhưng cũng không nên đặt công việc lên hàng đầu. Cân bằng giữa công việc và thời gian cho gia đình, bạn bè hay khoảng thời gian cho chính bạn là điều rất quan trọng.

Hãy hoà mình vào nhịp điệu của cuộc sống và hãy tận hưởng hương vị của cuộc sống. Chúc bạn luôn có những giây phút yêu đời và cuộc sống của bạn tràn ngập niềm vui.
Theo DK
Dân trí/Seventeen
Share:

Vợ chồng trẻ thời bão giá


Mấy tháng đầu cưới nhau thật hạnh phúc, thấy thỏa tâm nguyện được ở bên người mình yêu. Cuộc sống tươi đẹp như chẳng còn gì để mơ ước. Vợ và chồng cùng lôm côm nhìn nhau nháy nhủ: “Giá cứ mãi như thế này thì thích nhỉ!”.

Mùa xuân hoa lá cỏ cây đâm chồi nảy lộc, có hai kẻ cô đơn tự nguyện gắn kết cuộc đời lại với nhau. Sau khi đăng ký kết hôn được khoảng hai tuần, trong thời điểm nhạy cảm này, không thấy chồng “kháng án” gì, thế là vợ yên tâm cưới, hai đứa về cùng một nhà.


Đôi khi vợ cũng hay lo, chồng vốn là chàng công tử, từ bé chỉ biết học và học, không rõ có đủ sức, chung vai gánh vác gia đình cùng cô vợ bé nhỏ không. Mấy tháng đầu cưới nhau thật hạnh phúc, thấy thỏa tâm nguyện được ở bên người mình yêu. Cuộc sống tươi đẹp như chẳng còn gì để mơ ước. Vợ và chồng cùng lôm côm nhìn nhau nháy nhủ: “Giá cứ mãi như thế này thì thích nhỉ!”.

Chủ nhật nọ, hai vợ chồng khấp khởi, tấp tểnh dắt díu nhau đi chợ, vợ vào cửa hàng tạp hoá mua nhu yếu phẩm, chồng đứng ngoài đợi. Mải mê lựa đồ thấy bóng ông xã đứng cạnh từ bao giờ, như chực để vòi vĩnh, vợ thì đang chờ cô bán hàng xinh đẹp trả lại tiền vừa tiện tay với mở thùng kem gần đó mời chồng: “Anh ăn không?”. Thấy lão trố mắt nhìn mình lắc đầu, vợ liền nhấc gói bim bim bên cạnh chìa ra trước tay lão “Ăn đi”. Lão chép miệng quay ra nhảy phắt lên xe, rồi một cô gái đang ôm đám đồ nhìn lướt qua vợ rồi cũng trèo lên xe đi thẳng. Vợ giật mình dụi mắt, tay quờ quạng kính dày 2 độ trong túi xách ra nhìn thì thấy lão chồng đáng yêu vẫn đang kiên nhẫn đứng chờ ở chỗ cũ, mắt nhìn trời, nhìn thẳng, nhìn con bò đang chở cát đi ngang qua. Vợ bỗng thấy sao mình giống cái con có bộ lông vàng đó đến tệ.

Hôm đến thăm vợ của bạn thân chồng, vừa đẻ. Chồng nháy mắt với bạn, cười điệu rất chi là nhí nhố: "Sao chúng mày toàn lấy bà chửa về thế nhỉ? Mới được nửa năm đã thấy đẻ rồi". Đứa bạn cười với vẻ cũng nhí nhố không kém. Vợ về làu bàu: "Anh không phải cười người ta, chỉ sợ không đẻ nổi thôi chứ chửa trước hay sau quan trọng gì". Mặt chồng nghệt ra rõ vẻ lo lắng. Chả là dạo này hai vợ chồng cũng nghe kha khá tin về những đôi vợ chồng cưới nhau mãi chẳng có con. Hết nguyên nhân từ chị vợ đến lỗi do anh chồng...

Sáng hôm sau nhìn mặt chồng rất “gian” rồi lại nở nụ cười chúm chím: “Anh hoãn đi học cao học rồi. Không cần kế hoạch nữa, quyết định đến cuối năm sẽ có em bé”. Vợ e lệ gật đầu và im lặng, thực ra trong bụng thì thầm nghĩ, chả chờ đến lúc anh cho phép đâu, sắp có một con trâu Kỷ Sửu cứng đầu dành cho anh rồi. Sau đó vợ nở nụ cười còn "nham hiểm" gấp hai lần chồng.

Đang quay cuồng với báo cáo trình sếp, bỗng nhận được tin ngắn của chồng: "Từ mai anh cõng em đi làm nhé! Giá xăng tăng quá, phải tiết kiệm để cuối năm còn có con". Vợ phì cười nghĩ: Chồng thật là lo xa. Hoạ đang đến gần kia kìa, có phải xăng tăng là chỉ nguyên “đi xe của bộ” mà tiết kiệm được đâu. Từ lúc có tin xăng tăng đã thấy các chị dưới nhà ăn thông báo giá cả ngoài chợ update thông tin còn nhanh hơn cả bão giá. Mặt mày tím tái hết cả.

Các tin nhắn offline của lũ bạn toàn các chủ đề liên quan đến lạm phát, bão giá... “Trái đất cứ lặng lẽ quay. Xăng vẫn cứ lặng lẽ tăng. Xăng vẫn tăng đến muôn đời sau. Hứa yêu nhau có xe và xăng...”; “Sao em không về xem bão giá, Từ mấy ngày qua chới với luôn. Tiền lương vừa lãnh cầm đi chợ, Bão giá quây quanh mặt xanh dờn...”.

Hình như cơn bão xa đang đến rất gần với gia đình trẻ. “Cày sâu cuốc bẫm” nhiều vào mà dành sức chiến đấu với bão nhé, chồng yêu. Vợ đang lo tối nay sẽ đau đầu vì tính toán thắt chặt chi tiêu, nhận việc về làm thêm, chịu khó viết lách nữa. Ngoảnh sang thấy chồng đang đánh vật với cuốn từ điển dày xấp xỉ cái album ảnh cưới của hai người, thì ra chồng cũng đã nhanh chân nhận tài liệu về dịch, kiếm thêm.

Phen này hai con ong chăm chỉ quyết tâm ngoài tình yêu chân chính ra cũng phải lao động miệt mài, cật lực giúp nhau qua cơn hoạn nạn. Bỗng nhiên thấy yêu chồng như chưa bao giờ yêu đến thế.

Thiều San Ly (dantri.com)
Share: