30 thg 6, 2008

Gia đình giữa nhịp đời hối hả



Bữa cơm sum họp đầm ấm như này đang là một điều khan hiếm trong các gia đình ngày nay

Một người vợ làm việc ở một chi nhánh ngân hàng tâm sự như muốn khóc: “Bữa cơm gia đình luôn là thèm muốn, mơ ước đôi lúc tưởng chừng vô vọng của tôi".


Tôi đi làm; còn ông xã hầu như ngày nào cũng bận rộn bàn bạc hợp đồng, giao thiệp đối tác, kiểm tra công việc, họp mặt đồng nghiệp... Nhà vắng hoe, buồn lắm!”

Càng thoải mái,càng lo nhiều hơn

Thật ra, nỗi buồn của chị không chỉ của riêng gia đình chị khi thực tế nhịp sống ngày càng hối hả của đô thị hóa hiện nay. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhất là những gia đình thành phố, vùng đô thị hóa... đã và đang có chiều hướng lỏng lẻo hơn. Rõ nhất và ai cũng nhận ra đó là những bữa cơm gia đình ngày một “lạnh”; giây phút bên nhau bị cắt xén một cách lạ lùng, những hoạt động chung trong gia đình cũng dần vắng...

Sau buổi cơm, khá nhiều bạn trẻ lao vội vào phòng nghe nhạc, những bậc cha mẹ thì khoác vội chiếc áo để tiếp tục cuộc hành trình bàn luận hợp đồng buổi tối. Cái hay không phải không có khi cuộc sống trở nên khoa học hơn; mỗi người sẽ cảm giác thoải mái hơn, tự lập hơn, nhưng cái khó thì nhiều thật sự.

Trước hết, rõ ràng mối quan hệ đồng cảm giữa các thành viên trong gia đình khó có nhiều cơ hội để xác lập. Một số không nhỏ gia đình xem ra không đủ “vitamin” tình yêu và trách nhiệm để phòng chống và ngăn chặn những quyến rũ của cuộc sống hiện đại: bia “tay quơ”, ăn cơm đút, nhổ râu bằng răng, mát xa - mát gần...

Hạnh phúc gia đình là gì?

Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản xem ra khó trả lời và giải quyết trong nhịp điệu cuộc sống hôm nay. Hãy tưởng tượng đơn giản nhất: nỗi đau sẽ lớn thế nào nếu lúc bệnh tật, ốm đau, khó khăn... thì “người ấy” trong gia đình vẫn đang biền biệt phương xa vì những hợp đồng dang dở... Mà cũng không biết đấy là một buổi tiệc bình thường hay là một cảnh tượng hãi hùng bên quán “cà phê đùi”... Một người vợ đang nằm trên bàn sinh đã thốt ra với một bác sĩ làm người nghe quá xót xa: “Trời ơi, giàu để làm gì...!”.

Lo, thậm chí đau nhất vẫn là sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Một số bậc cha mẹ thay vì đồng cảm những thay đổi có thật thì một số bậc cha mẹ vẫn cứng nhắc như cách mình được ông bà dạy thuở nào: không chấp nhận con đi xa khi chưa đủ 18 tuổi, không cho con có những rung động về giới tính khi đã dậy thì, không cho phép con phản đối bằng lời nói khi bị mắng oan, không cho phép con chọn nghề theo ý chúng... Chính những cái không ấy kèm theo những lời mắng chửi, những bộ luật “gia đình dành riêng cho con cái” được xác lập một cách cứng nhắc đã làm khá nhiều trẻ em rơi vào trạng thái căng thẳng và khủng hoảng. Giải pháp nào là cứu rỗi thật sự cho hạnh phúc khi gia đình và những người thân yêu nhất không thông hiểu và chấp nhận? Bỏ nhà bằng cách đi bụi, tham gia băng nhóm hoặc thậm chí tự tử? Giải pháp nào cũng làm đớn đau quá, không chỉ với gia đình mà với cả xã hội.

Thay vì mắng, cấm đoán thì hãy lắng nghe để phân tích. Thay vì la và đánh nên chăng là động viên và chỉ dẫn nhẹ nhàng... Đó mới thật sự là những liệu pháp làm cho quan hệ cha mẹ và con cái thêm bền chặt.

TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn - Tuổi Trẻ
(Theo giadinh.net.vn)
Share:

Bảo hiểm Y tế: Báo động nguy cơ "vỡ quĩ"!

TT - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, riêng quí 1-2008, chi bảo hiểm y tế tự nguyện vượt thu 152 tỉ đồng. Nhưng không hẳn số tiền này đã được sử dụng đúng mục đích cho người bệnh, mà có dấu hiệu lạm dụng trong chỉ định sử dụng các dịch vụ y tế.

Qua kết quả khảo sát tình hình khám chữa bệnh tại 20 địa phương, ở hầu hết bệnh viện có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện phát hành theo qui định mới, sử dụng từ 1-3-2008, số ca điều trị nội trú, số lần khám chữa bệnh ngoại trú, mức chi bình quân cho một lần khám chữa bệnh... đều tăng cao bất thường.

"Chụp, chiếu" tràn lan

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, một trong những địa phương có số chi lớn hơn số thu cao trong quí 1-2008 là tỉnh Bình Định, bội chi 21 tỉ đồng. Một đoàn cán bộ gồm chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung và đại diện Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) vừa tới Bình Định để kiểm tra thông tin: chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) cao đặc biệt bất thường tại tỉnh này đã góp phần làm bội chi quĩ bảo hiểm y tế. Điều đáng băn khoăn, tiền mua máy chụp cộng hưởng từ là do cán bộ y tế đóng góp.

Ngay sau khi trở về từ Bình Định, một quan chức Bộ Y tế tham gia đoàn công tác xác nhận: số ca có chỉ định chụp cộng hưởng từ đã tăng rất cao, có những ca nếu xét công bằng thì... không cần chỉ định chụp cộng hưởng từ.

Không chỉ ở tỉnh Bình Định, tình trạng chỉ định chụp, chiếu tràn lan xuất hiện ở rất nhiều địa phương. Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tính riêng năm tháng đầu năm 2008, số xét nghiệm, chụp chiếu đều tăng so với cùng kỳ năm trước: xét nghiệm vi sinh tăng 18%; tổng số siêu âm gần 58.000 ca, tăng 14%; chụp X-quang trên 107.000 ca, tăng 5%; chụp CT hơn 14.700 ca, tăng 22%; chụp cộng hưởng từ 5.351 ca, tăng 82%... Đã có những chuyên gia cảnh báo tình trạng thiết bị y tế của công thì mãi không thu nổi vốn nhưng máy móc dạng "xã hội hóa" mới ba năm đã thu hồi đủ vốn mua một máy chụp cộng hưởng từ.

Vừa qua, ở một số địa phương đã xảy ra tình trạng "khẩu chiến" giữa hai ngành y tế và bảo hiểm về nguyên nhân vỡ quĩ.

Theo đánh giá của ông Nghiêm Trần Dũng - vụ phó Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), nhiều cán bộ giám định rất yếu, lý do là không tuyển dụng đủ cán bộ y tế cho công tác giám định, có nơi phải sử dụng cán bộ ngành khác hoặc y sĩ rồi cho đi tập huấn nghiệp vụ là có thể làm giám định. Nhiều trường hợp cán bộ giám định cắt chi phí dịch vụ nhưng không giải thích được vì sao! Về phía bệnh viện, có những bệnh viện tất cả bệnh nhân đều được chỉ định làm các xét nghiệm sinh hóa, máu, chụp X-quang, siêu âm hoặc những trường hợp đang khỏe mạnh lại chỉ định soi tim phổi một cách không cần thiết, góp phần khiến chi bảo hiểm y tế tăng vọt.

Có quá hào hứng với siêu âm, xét nghiệm?

Chuyên gia về bảo hiểm y tế của Thụy Điển trong chuyến làm việc mới đây rất ngạc nhiên khi biết nhiều phụ nữ mang thai ở VN siêu âm tới ba lần/thai kỳ, thậm chí có người tháng nào cũng siêu âm. Theo chuyên gia này, ở Thụy Điển các thai phụ chỉ siêu âm một lần duy nhất vì như vậy là đủ. Việc siêu âm nhiều hơn chỉ gây tốn kém không cần thiết, nhất là các trường hợp sử dụng siêu âm màu 3-4 chiều.

Tình trạng thích làm đủ loại xét nghiệm, chụp chiếu còn thấy ở các cán bộ cấp tỉnh khi có dịp về Hà Nội công tác. Những trường hợp này thường muốn làm tất cả các loại xét nghiệm, chụp chiếu dù đang hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật gì vì "chả mấy khi có dịp"! "Việc lấy một tí máu, nước tiểu không có hại gì, nhưng có những loại dịch vụ như soi X-quang thì thế giới cũng bỏ rồi vì ảnh hưởng đến sức khỏe"- ông Nghiêm Trần Dũng cho biết.

Cuối năm 2007, Chính phủ phải ứng trước 2.000 tỉ đồng khám chữa bệnh cho bệnh nhân bảo hiểm y tế vì lý do vỡ quĩ bảo hiểm y tế (khoảng 2.800 tỉ đồng) trong thời gian quá ngắn. Tất nhiên, với những biến động về giá dịch vụ y tế và những cập nhật mới về thiết bị y tế, chi phí y tế sẽ tăng, đồng nghĩa với việc khó cân đối thu chi quĩ bảo hiểm y tế. Nhưng tình trạng chỉ định chụp, chiếu tràn lan không cần thiết các dịch vụ y tế sẽ là mối nguy hại ảnh hưởng lâu dài đến "an ninh" của quĩ.

Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội VN, quí 1-2008 số người khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện chưa cao do thẻ mới chỉ có giá trị sử dụng từ tháng 3-2008, vậy mà mức bội chi đã tăng cao. Có lẽ cứ đà này, năm nay quĩ bảo hiểm y tế lại vỡ một lần nữa?

LAN ANH
(theo tuoitre.com.vn, 30/06/2008)
Share:

27 thg 6, 2008

Nói và không nói trong bữa ăn


(Ảnh minh họa)
Theo khoa học, trong bữa ăn không nên nói chuyện. Nhưng ở Việt Nam, bữa ăn thường là thời gian để mọi người sum họp, gần gũi bên nhau sau cả ngày làm việc bận rộn.

Vậy nói như thế nào, nói những chuyện gì để bữa ăn gia đình thêm hấp dẫn.

Không nên la mắng, nhắc nhở những khuyết điểm của con trong lúc ăn. Giáo dục con cái là một việc làm cần thiết nhưng giáo dục cũng đòi hỏi phải đúng chỗ đúng thời điểm, không nên trong bữa ăn. “Trời đánh tránh miếng ăn” vì đó mà đừng làm tội con trẻ trong bữa ăn gia đình. Làm như vậy không những không hiệu quả mà còn làm cho con cái nghĩ cha mẹ quá tàn nhẫn.


Điều này làm cho trẻ chán nản mỗi khi ăn cơm và có ăn thì cũng mau chóng đứng dậy. Như vậy, bữa cơm gia đình trở nên lạnh nhạt, bức bối, không khí căng thẳng.

Vợ chồng không nên cãi nhau trong lúc ăn uống. Cũng giống như chuyện của con trẻ, chuyện vợ chồng cãi nhau trong bữa ăn là không nên. Nó không những làm cho không khí của bữa ăn thêm nặng nề mà còn gây căng thẳng. Nếu trong suốt bữa cơm vợ chồng cứ cãi cọ nhau mà không chịu bớt lời thì nhiều khi hậu quả sẽ là cả mâm cơm sẽ bị những ông chồng nóng nảy hất ra nền nhà hay ra ngoài sân. Cơm không được ăn mà còn làm mất đi sự hoà thuận vợ chồng, con cái cảm thấy buồn chán không ăn được.

Không nên nói những chuyện gây sốc. Mọi người đang hào hứng cho bữa cơm và cảm thấy rất ngon miệng bỗng dưng bạn lại kể ra chuyện bạo lực, tai nạn, ốm đau, người chết... điều đó sẽ tác động rất nhiều đến tâm lý mọi người và cho dù có ăn tiếp nó cũng làm giảm mất cái ngon trong từng món ăn. Thay vì đó, bạn nên nói những chuyện vui hài, những niềm vui mà bạn đã trải qua hay là khen con cái vì những điều con đã làm được cho dù rất nhỏ nó sẽ là nguồn động viên giúp trẻ cố gắng.

Trong bữa ăn, bạn cũng có thể bàn về những kế hoạch, dự định tương lai cho gia đình bạn, hay là những dịp đi chơi mua sắm cho gia đình. Muốn tạo nên không khí trong lúc ăn bạn có thể mở nhạc...

Vị ngon của bữa cơm cũng được tạo ra từ chính lời nói của mỗi người, nói hay cơm sẽ ngon và nói dở thì bữa cơm cũng vậy. Câu chuyện tuy nhỏ nhoi nhưng nó thể hiện tình cảm và văn hoá gia đình, một nếp sống văn hoá biết tôn trọng lẫn nhau để xây dựng một gia đình tốt.

(VTV-Theo giadinh.net)
Share:

Những kỹ năng giao tiếp cần biết

(ảnh minh hoạ)
Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp.

Ngôn ngữ cơ thể

Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi.


Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.

Nói ra suy nghĩ

Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.

Đào sâu

Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.

Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.

Rành mạch, dễ hiểu

Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.

Những kỹ năng cần có

Biết lắng nghe

Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.

Tôn trọng những điểm khác nhau

Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.

Gặp nhau ở điểm giữa

Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.

Xem xét lại quyết định

Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực.
(VTV-Theo giadinh.net)
Share:

Cách ứng phó với 5 mẫu đồng nghiệp "khó chịu"


Tại công sở, bạn phải tiếp xúc với các đồng nghiệp với nhiều tính cách khác nhau. Họ có thể là những người thân thiện hoặc thích gây khó dễ cho bạn. Vậy phải làm gì để ứng xử cho phù hợp với mỗi người?

Dưới đây là 5 mẫu đồng nghiệp gây khó dễ cho bạn và một số lời khuyên giúp bạn có những mối quan hệ tốt với mỗi mẫu người.



1. Người ba hoa

Họ thân thiện và muốn chia sẻ tất cả những suy nghĩ của mình với bạn. Họ không cố ý làm người khác khó chịu nhưng việc “bắn liên thanh” của cô ấy lại làm bạn khó tập trung vào công việc. Dưới đây là cách để bạn hạn chế việc nói chuyện và tập trung vào công việc.

Thay vì chấp nhận mạo hiểm bằng cách sỉ nhục đồng nghiệp thì bạn nên tự khiển trách mình. Hãy nói với đồng nghiệp rằng bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc khi lắng nghe những câu chuyện hấp dẫn của họ.

Bạn muốn nghe chúng vào một thời điểm khác chứ không phải trong khi bạn đang làm việc. Nếu bạn thực sự thích nói chuyện cùng họ, hãy mời họ đi ăn trưa một lần/tuần.

2. Người thích “buôn dưa lê”

Họ dường như biết tất cả mọi điều về những người xung quanh và luôn muốn chia sẻ những thông tin đó. Thông thường đó là những lời bình phẩm, nhận xét không mang tính tích cực.

Nhớ rằng trong những lời nói đó đều mang cả hai yếu tốt thật và không thật, vì vậy, bạn cần phải cân nhắc khi đồng nghiệp chia sẻ với bạn. Lắng nghe một cách yên lặng và không nên vào hùa với họ.

Tuy nhiên nếu như họ muốn buôn chuyện để chia sẻ với bạn về các vấn đề cá nhân của người khác thì bạn có thể chuyển chủ đề và nói rằng bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện về một người khác sau lưng họ.

3. Người hay phàn nàn

Luôn có một người nào đó trong công ty không bao giờ hài lòng về bất cứ chuyện gì. Nếu không phàn nàn về chuyện sức khỏe, gia đình, thì lại phàn nàn về công việc, công ty, về sếp... Tất nhiên, một vài lời phàn nàn đó có thể hợp lý nhưng nếu cô ấy luôn than vãn thì lại làm bạn căng thẳng.

Nói chung, đồng nghiệp hay phàn nàn không phải họ muốn tìm kiếm lời khuyên, vì vậy tốt hơn hết bạn không nên bàn luận gì thêm. Hãy thay đổi chủ đề bất cứ khi nào bạn nhận thấy người đó sắp than vãn, đồng nghiệp sẽ hiểu thái độ không hứng thú của bạn.

4. Người thích giao việc cho người khác

Trong hầu hết các công ty, không kể những người lãnh đạo được được quyền giao việc cho nhân viên như người quản lý, hoặc giám đốc, bạn sẽ luôn tìm thấy một người muốn được quyền “chia phần” công việc cho các đồng nghiệp khác. Họ là những người hoặc là không thể hoàn thành được hết các công việc hoặc là không muốn làm những việc đó.

Nếu công ty bạn khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, và bạn có thời gian thì bạn nên giúp. Nhưng nếu sếp giao cho bạn quá nhiều công việc thì bạn cũng nên nói cho người ấy biết lý do bạn từ chối.

5. Người vô ơn

Họ không thừa nhận về bất cứ sự giúp đỡ của những người khác nhưng họ lại chấp nhận tất cả những lời khen khi hoàn thành một dự án mà không hề đề cập đến việc không phải họ làm công việc đó một mình.

Lần đầu tiên nếu điều này xảy ra hãy coi đó là một lỗi nhỏ và để cho đồng nghiệp của bạn rằng công việc của họ là có sự tham gia của bạn.

Nếu họ không hiểu ra và tiếp tục xảy ra trường hợp tương tự thì chắc chắn rằng bạn để mọi người biết được vai trò và công sức của bạn trong dự án về những việc bạn đã giúp họ trong dự án. Mọi người sẽ hiểu.

Và cách cuối cùng là bạn có thể từ chối thẳng thừng nếu họ nhờ bạn giúp đỡ.

Theo TTOL
Share:

Thắc mắc về lao động-việc làm và BHXH


Hỏi: Công ty nơi tôi công tác mới thực hiện cổ phần hoá từ DNNN và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh từ tháng 4/2007 và hiện đang thực hiện sắp xếp, bố trí lại lao động. Vậy người lao động dôi dư ở công ty được thực hiện theo chế độ nào? Theo nghị định 155/2004/NĐ-CP hay nghị định 110/2007/NĐ-CP? Bản thân tôi đã đóng BHXH 31 năm, nhưng tuổi đời mới 48, cơ quan làm ăn thua lỗ, nếu bây giờ tôi viết đơn xin nghỉ hưu mà không phải ra hội đồng y khoa, vậy có được hưởng lương hưu bằng 75% mức lương hàng tháng không? Tôi có bị trừ 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi không? (Nguyễn Thị Hồng, Ngõ 198, Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời:
Căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 1, Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước thì người lao động dôi dư của công ty nhà nước được cổ phần hóa được thực hiện theo quy định của Nghị định 110/2007/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 110/2007/NĐ-CP thì trong trường hợp công ty của bạn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án lao động dôi dư từ ngày 1-1-2007 đến trước ngày Nghị định 110/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (1-8-2007) thì thực hiện theo Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ngày 6-2-2007 tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 1-2007 .
Theo đó, người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11-4-2002 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 155/2004/NĐ-CP ngày 10-8-2004.
Mặc dù bạn đã có 31 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng bạn chưa đủ tuổi để hưởng lương hưu theo quy định của Điều 50 Luật BHXH nên chưa được hưởng lương hưu hàng tháng nếu nghỉ việc vào thời gian này. Nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định tại Điều 51 Luật BHXH thì được hưởng mức lương hưu hàng tháng với mức tối đa bằng 75% nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị giảm 1% (nếu bạn 48 tuổi, thấp hơn quy định hiện hành 7 tuổi thì bị trừ 7%). Trường hợp bạn không bị suy giảm khả lao động mà vẫn muốn nghỉ việc thì bạn có thể lĩnh trợ cấp một lần (mỗi năm đóng BHXH được trợ cấp bằng một tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH) hoặc chờ đủ tuổi để hưởng chế độ lương hưu hàng tháng. Trong trường hợp chờ, bạn phải có đơn tự nguyện chờ giải quyết chế độ hưu trí, có xác nhận của công đoàn và người đứng đầu doanh nghiệp. Sau đó, giám đốc doanh nghiệp phải lập số hồ sơ như người về hưu gửi đến cơ quan BHXH quản lý theo dõi, giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời.

Hỏi: Theo quy định của Bộ luật Lao động, khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm. Vậy xin hỏi: Chuyển từ kế toán sang làm hành chính, thì có phải là trái nghề không? Nếu công ty muốn chuyển hẳn nhân viên kế toán sang làm hành chính dài hạn, thì có trái pháp luật?
Lê Văn Nam (Khu Công nghiệp Phố Nối A, Hưng Yên)
Trả lời: 1. Công việc khác trái nghề được hiểu là công việc khác với công việc chuyên môn mà người lao động đang đảm nhiệm. Do vậy, việc chuyển người lao động đang làm công việc kế toán sang công việc hành chính được coi là chuyển người lao động sang làm công việc khác trái nghề.
2. Trường hợp công ty muốn chuyển hẳn nhân viên kế toán sang làm công việc hành chính, thì phải được sự đồng ý của người lao động. Nếu người lao động không chấp thuận mà họ phải ngừng việc thì người đó sẽ được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương (khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động; khoản 2 Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động).

Hỏi: Tôi đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty, nay xin chấm dứt hợp đồng lao động và có báo trước 45 ngày. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp thôi việckhông? Trong trường hợp người sử dụng lao động muốn đơn phương chất dứt hợp đồng lao động với người lao động thì phải cần những thủ tục gì?
Trần Đức Chính (Phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng)
Trả lời: Theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 1994, được sửa đổi bổ sung năm 2002, người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.
Trường hợp của bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật và theo quy định tại khoản 1, Điều 42 Bộ luật Lao động, công ty có nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc cho bạn, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương (nếu có).
Cũng theo quy định của Bộ luật Lao động, để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau:
1. Phải có lí do chấm dứt hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 38 và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp quy định tại Điều 39.
2. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thuộc điểm a, b và c khoản 1 Điều 38, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Đảm bảo thời hạn báo trước: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp sa thải theo Điều 85, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hỏi: Chúng tôi là công ty TNHH về lĩnh vực xây dựng, có một số công trình thi công bắt buộc phải thuê lao động bên ngoài trong thời gian 4-5 tháng. Nếu chúng tôi thỏa thuận trong hợp đồng lao động thuê ngoài có tính thêm BHXH vào lương cho người lao động nên không đóng BHXH nữa vì những lao động này làm hết 5 tháng là nghỉ. Chúng tôi có vi phạm Luật lao động không?
(Công ty TNHH Thịnh Phát)
Trả lời: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2006, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, trong trường hợp này, vì người lao động làm việc có thời hạn tại công ty từ 4 đến 5 tháng nên công ty phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Hỏi: Thời gian làm việc theo quy định là 8 giờ/ngày có bao gồm thời gian nghỉ trưa không? Công ty tôi làm việc từ 7h30 đến 5h30 có đúng quy định không?
Phạm Văn Mạnh (Nhà K2, Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội)
Trả lời: Điều 71 Bộ luật Lao động năm 1994, được sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định: "Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc". Như vậy, thời gian làm việc 8h/ ngày bao gồm cả thời gian nghỉ của trưa của gười lao động.
Cũng theo quy định của Bộ luật lao động "Thời giờ làm việc của người lao động không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết" (Khoản 1 Điều 68). Trường hợp công ty bạn làm việc từ 7h30 đến 5h30 (làm việc 10 giờ một ngày) và không cho người lao động nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ làm việc là không phù hợp với quy định của pháp luật lao động.

Hỏi: Mức lương thấp nhất Chính phủ quy định để chi trả cho lao động nữ theo Điều 34 Luật Bảo hiểm Xã hội hiện tại là bao nhiêu?
Phan Đình Trường (Phường 10, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh)
Trả lời: Mức lương tối thiểu chung theo quy định tại điều 34 Luật Bảo hiểm Xã hội là mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định tại từng thời điểm.
Theo quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì mức lương tối thiểu hiện nay đang áp dụng đối với người lao động làm việc cho các doanh nghiệp trong nước là 450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu chung đối với lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài áp dụng theo quy định tại Nghị định số 03/2006/NĐ-CP. Theo Nghị định này, kể từ ngày 01/02/2006, mức 870.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mức 790.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các quận thuộc thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai, thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương, Mức 710.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại...
Các mức lương tối thiểu trên sẽ thay đổi trong thời gian tới khi Chính phủ điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp.

Hỏi: Tôi làm việc tại một doanh nghiệp mà giám đốc bắt buộc công nhân làm thêm giờ (từ 7h đến 9 giờ đêm), nếu công nhân không chịu làm thì bị nghỉ việc. Như vậy công ty có vi phạm pháp luật không?
Đặng Minh Hồng (Khu Công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương)
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 68 Bộ luật Lao động thì thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận làm việc thêm giờ nhưng thời gian làm thêm không được quá 4 giờ trong một ngày và 200 giờ trong một năm (Điều 69 Bộ luật Lao động). Người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, trong trường hợp bạn hỏi, nếu công ty bắt công nhân làm thêm (không có sự đồng ý của người lao động) hoặc có sự đồng ý của người lao động nhưng số giờ làm thêm vượt quá tổng số giờ theo Điều 69 Bộ luật Lao động nêu trên thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật lao động.

(Theo molisa.gov.vn, 30/11/2007)

Share:

Đề án chế độ nghỉ sinh: Sẽ đề nghị tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng

"Nếu sớm có kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia vào cuối năm nay và có sự đồng thuận từ phía các bộ, ngành liên quan thì có thể trong năm 2009, Bộ LĐTBXH sẽ đề xuất lên Chính phủ đề án chế độ nghỉ sinh, trong đó có việc tăng thời gian nghỉ thai sản từ 4 lên 6 tháng".


Ông Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em cho biết:

+ Với quan điểm của một người làm công tác bảo vệ trẻ em lâu năm, ông có nhận xét gì khi Bộ GD&ĐT ra quyết định các trường mầm non phải nhận trẻ từ 3 tháng tuổi?

- Hiện nay đang tồn tại một thực trạng là việc chăm sóc trẻ em dưới 1 tuổi đang bị chúng ta bỏ lửng và nhu cầu đó chưa bao giờ trở thành vấn đề bức xúc như hiện nay. Quyết định của Bộ GD&ĐT cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế này.

Tuy nhiên theo tôi, không thể vì có nhu cầu cao mà có sự áp đặt. Nếu vì quyết định này mà các trường phải nhận trông trẻ từ 3 tháng trong khi chưa đủ mọi điều kiện chăm sóc trẻ thì sẽ thế nào? Nếu xảy ra vấn đề như sặc bột hay những biến chứng khác thì trách nhiệm thuộc về ai?

Do vậy việc các trường mầm non không muốn nhận trẻ 3 tháng hay 6 tháng tuổi là chuyện đương nhiên. Theo tôi, Bộ GD&ĐT không nên ép các trường làm khi họ không thể thực hiện được.

+ Mới đây, Liên hợp quốc và Việt Nam đã có tuyên bố chung tại Hà Nội, nhấn mạnh đến quyền của trẻ em là được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Nguyên nhân một phần là do không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Do vậy, tăng thời gian nghỉ sinh cho phụ nữ sau sinh là giải pháp mà chúng tôi đã tính đến.

Nhưng như tôi đã nói, để làm được điều này thì cần phải có tiếng nói chung từ nhiều phía chứ một mình Bộ LĐTBXH không thể giải quyết được. Ngay trong ngành thôi, chúng tôi cũng đã chưa thống nhất được trong việc đề xuất tăng thời gian nghỉ sinh cho phụ nữ sau sinh.

Tuy nhiên hiện chúng tôi đã phối hợp với Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên nhi đồng Quốc hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và tới đây là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bàn những vấn đề liên quan đến chế độ nghỉ sinh để tính đến việc tăng thời gian nghỉ sinh từ 4 tháng lên 6 tháng.

+ Đề án này đã tiến hành thực hiện chưa hay mới chỉ dừng lại ý tưởng và bàn bạc ở các cuộc họp?

- Hiện Viện dinh dưỡng Quốc gia đã tiến hành một cuộc nghiên cứu tại khu công nghiệp Bình Dương và Đồng Nai để xem các bà mẹ phải đi làm như thế nào, sau khi nghỉ sinh thì có ảnh hưởng gì đến quyền lợi, các doanh nghiệp có tìm người thay thế khi lao động nữ nghỉ sinh không…

Đồng thời nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát điều tra những đứa trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì phát triển thế nào so với những đứa trẻ không được bú sữa mẹ; tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng và tử vong do không được bú sữa mẹ là bao nhiêu... Kết quả của nghiên cứu này sẽ là bằng chứng khoa học cho việc đề xuất tăng thời gian nghỉ sinh lên Chính phủ trong thời gian tới.

+ Nhiều bà mẹ rất muốn nghỉ 1 năm để có điều kiện chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Một số nước trên thế giới đã thực hiện chế độ nghỉ sinh cho bà mẹ trong 1 năm, vì sao Bộ LĐTBXH không đề xuất lên cao hơn mà chỉ là 6 tháng?

- Các nước như Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển đã thực hiện chế độ nghỉ sinh cho bà mẹ và ông bố có thời gian 1 năm, nhưng họ làm được là bởi nguồn phúc lợi xã hội của họ lớn. Còn điều kiện của Việt Nam hiện nay không thể thực hiện được điều đó. Vì việc tăng thời gian nghỉ sinh cho bà mẹ ảnh hưởng đến lao động sản xuất và những vấn đề khác.

Vì thế nên Tổng liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ cũng như các ngành khác đều phải vào cuộc thì mới mong có kết quả. Hiện chúng ta chỉ cố gắng lên 6 tháng như ngày xưa thôi. Còn nếu muốn tăng lên nữa thì chỉ có thể được khi GDP cao, quỹ phúc lợi đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội tốt thì khi đó mới có thể tính tiếp.

+ Cụ thể bao giờ Bộ LĐTBXH sẽ trình lên Chính phủ đề án này?

- Nếu sớm có kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia vào cuối năm nay và có sự đồng thuận từ phía các bộ, ngành liên quan thì có thể đầu năm 2009 hoặc chậm là cuối năm sau, chúng tôi sẽ đề xuất lên Chính phủ đề án này.

(Theo GĐ & XH)
Share:

Bộ Y tế lập tổ công tác xác minh bội chi BHYT tại Bình Định

Ngay sau khi có thông tin được đăng tại trên các phương tiện thông tin về tình trạng bội chi BHYT tại Bình Định, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký văn bản thành lập Tổ công tác gồm: Thanh tra, Vụ Bảo hiểm, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Quản lý khám - chữa bệnh và đại diện BHXH VN, ngày 18.6 sẽ vào tỉnh Bình Định để xác minh sự việc báo chí đã nêu.


Ngay chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký văn bản thành lập Tổ công tác gồm: Thanh tra, Vụ Bảo hiểm, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Quản lý khám - chữa bệnh và đại diện BHXH VN, ngày 18.6 sẽ vào tỉnh Bình Định xác minh sự việc báo nêu.

Hiện tại đã có đoàn thanh tra ở địa phương đang kiểm tra việc này, hai đoàn sẽ phối hợp với nhau để làm rõ việc BV Đa khoa Bình Định có lạm dụng dịch vụ kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) hay không. Nhất là việc chi phí 1 ca chụp MRI hơn 2 triệu mà BV áp giá có được UBND tỉnh cho phép hay không.

( Theo molisa.gov.vn, 17/6/2008)

Share:

26 thg 6, 2008

Người tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn giao thông được thanh toán chi phí khám chữa bệnh

Vừa qua, báo Đồng Nai đã nhận được một số đơn thư của bạn đọc phản ánh về việc họ có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng khi bị tai nạn giao thông (TNGT) lại không được hưởng đầy đủ quyền lợi khám chữa bệnh theo chế độ BHYT mà phải tự thanh toán mọi chi phí. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh.

* Phóng viên (PV): Thưa ông, trường hợp một người lao động trên đường từ chỗ làm về nhà nhưng không về nhà ngay mà đi đâu đó rồi không may bị TNGT thì người đó có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay chế độ BHYT?

- Ông Nguyễn Ngọc Quang: Người lao động bị TNGT sẽ được hưởng theo chế độ tai nạn lao động nếu người đó bị TNGT trên đường từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại, hoặc trong thời gian người lao động được thủ trưởng đơn vị cử đi công tác. Nếu người lao động trên đường từ chỗ làm về nhưng không về nhà ngay mà đi đâu đó rồi không may bị TNGT thì không đủ điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động mà đương nhiên được hưởng chế độ BHYT với điều kiện nguyên nhân tai nạn không phải là do vi phạm pháp luật.

* PV: Hiện nay có một số cơ sở khám chữa bệnh không thực hiện các chế độ BHYT cho những người tham gia BHYT khi bị TNGT mà yêu cầu những bệnh nhân này phải thanh toán các chi phí vì họ lo ngại nguyên nhân tai nạn là do vi phạm pháp luật. Việc này là đúng hay sai?

- Ông Nguyễn Ngọc Quang: Nếu có trường hợp như trên thì cơ sở khám chữa bệnh đó đã không làm đúng theo quy định. Theo quy định, trong trường hợp cấp cứu, người có thẻ BHYT được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm cả cơ sở khám chữa bệnh công lập, ngoài công lập) và được hưởng đầy đủ chế độ BHYT. Vừa qua, BHXH Việt Nam đã có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, trường hợp người tham BHYT bị TNGT, nếu chưa có ngay bằng chứng xác định nguyên nhân tai nạn là do vi phạm pháp luật và tai nạn này cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của tai nạn lao động thì đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận và bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh theo đúng chế độ BHYT. Chúng tôi đã có cuộc họp với Sở y tế và phổ biến rộng rãi quy định này đến các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.

* PV: Những trường hợp được hưởng các chế độ BHYT khi bị TNGT nếu sau này bị phát hiện nguyên nhân tai nạn là do vi phạm pháp luật thì có bị thu hồi chi phí đã được khám chữa bệnh BHYT hay không?

- Ông Nguyễn Ngọc Quang: Nếu trường hợp bị TNGT mà nguyên nhân tai nạn là do vi phạm pháp luật như đua xe, cướp bóc... hay say rượu khi điều khiển xe..., đối với người lao động thì chúng tôi sẽ yêu cầu đơn vị sử dụng lao động hoàn trả lại các chi phí khám chữa bệnh; còn đối với người dân, chúng tôi sẽ nhờ chính quyền địa phương, nơi người đó cư trú, can thiệp. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra, vì chúng tôi đều có đội ngũ nhân viên thường trực ở các cơ sở khám chữa bệnh có đăng ký với BHXH . Họ sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giám định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT, cũng như quyền lợi của các cơ sở khám chữa bệnh.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Nguồn: baodongnai.com.vn
Share:

25 thg 6, 2008

Lao động nam được nghỉ chăm con ốm


Theo quy định tại điều 10 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm xã hội thì người cha cũng được hưởng chế độ nghỉ chăm sóc con ốm.

Trường hợp này, nếu có giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội do bệnh viện cấp (nếu bệnh viện này có ký hợp đồng bảo hiểm y tế và ghi lý do chăm sóc con ốm) thì người cha được nghỉ tối đa 20 ngày/năm hưởng trợ cấp ốm đau (1 ngày = 75% lương đóng bảo hiểm xã hội).
Share:

chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe được hưởng ra sao

Theo quy định tại Điều 26, Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 22-12-2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc:

Chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe là chế độ trợ cấp dành cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc trong các trường hợp ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp sau thời gian hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH mà sức khỏe vẫn còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày trong một năm.

Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại gia đình, bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

Đặng Hồng Quang
Share:

THƠ TÌNH TOÁN HỌC


Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường

Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn



Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình

Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic như giận hờn dập xoá
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng

Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi luc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều

Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh,
em mãi mãi là hằng số vô biên
--------------------------------------------------------------------------------

"Phương trình" nào đưa ta về chung lối
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi
"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được

"Đạo hàm" kia có nào đâu nghiệm trước
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ

Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ !
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép

"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng
Điểm " hội tụ" vẫn hoài không với tới

Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối
Để tình là những đường thẳng "song song"
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngả


--------------------------------------------------------------------------------

Ta gặp nhau qua phương trình thể tích
Ánh mắt buồn những chẳng kém thiết tha
Góc độ nào mà tính mãi không ra
Hay "nghịch biến " cho lòng hoài xa cách

Đời "nghịch số " nên em không oán trách
"Giới hạn " lòng cho sầu khổ vơi đi
"Định lý" nào mà ngăn được bờ mi
Không rơi rớt hạt châu buồn hận tủi

"Tâm điểm " kia chứa chút tình ngắn ngủi
Nên đau buồn là "hệ luận "trần gian
Tình yêu em dù chứa đựng ngút ngàn
Nhưng "vô cực" là niềm đau "Bất biến"

Ân tình anh dù luôn luôn "biễu hiện"
Nhưng đường đời mình hai kẻ "song song"
Yêu thuơng chi chỉ là những hoài công
Nên "ẩn số " tình yêu không "tụ điểm"


--------------------------------------------------------------------------------

Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành vô giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản


--------------------------------------------------------------------------------

Tôi và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích
Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học
Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai
--------------------------------------------------------------------------------

Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.


--------------------------------------------------------------------------------

Anh đau đớn nhìn em qua quỹ tích
Tình em nào cố định ở nơi đâu
Anh tìm em khắp diện tích địa cầu
Nhưng căn số đời anh đành cô độc


Để anh về vô cực dệt duyên mơ
Cho không gian trọn kiếp sống hững hờ
Chiều biến thiên là những cơn mơ.
Đường biễu diễn là chuỗi ngày chán nản


Em sung sướng trên đường tròn duyên dáng
Anh u sầu trên hệ thống x-y
Biết bao giờ đôi ta được phụ kề
Anh đành chết trên đường tiếp cận

Ôi anh chết cũng vì hệ số
Định đời anh trong biểu thức khổ đau
Như cạnh góc vuông , với cạnh huyền
Gần nhau đấy nhưng không trùng hợp


Qua những điều trên ta quy ước
Tình yêu là 1 cái compa
Vòng tròn nào dù nhỏ dù to
Cũng đều có tâm và bán kính
Tâm ở đây là tâm hồn cố định
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương


--------------------------------------------------------------------------------

Là giao điểm hai tâm hồn đối xứng
Là tương giao hay đồ thị hai chiều,
Ai là người định nghĩa nổi tình yêu,
Đầy tạp số tôi học hoài không hiểu

Tôi cố định trong sân trường đơn điệu,
Lặng nhìn trên hình chiếu của giai nhân,
Thả hồn theo một tiếp tuyến thật gần,
Theo em mãi suốt đời về vô cực

Tình tôi đó chẳng cần dùng công thức,
Tan trường về tôi cố sức song song,
Tới ngã tư liền bày tỏ nỗi lòng,
Em ngoe nguẩy từ từ tăng tốc độ.

Tôi vẫn cố giử tình yêu đồng bộ,
Hai năm dài đáp số giải không xong,
Tin hành lang em sắp sửa lấy chồng,
Lòng điên đảo trước định đề đen bạc

Tôi xoay mắt theo vòng tròn lượng giác,
Có thấy gì ngoài quỹ tích tình yêu,
Tình đơn phương trong tam giác ba chiều,
Lay hoay mãi trên chuyến đò vĩ tuyện

Tìm lối thoát đồng quy hay tịnh tiến,
Hệ luận nào thuyết phục nổi em tôi,
Đành đi theo phân giác tận chân trời,
Tìm ẩn số của phương trình vô nghiệm


--------------------------------------------------------------------------------

Em gái ơi đừng ghét môn toán
Hãy lại đây ta cùng nhau học toán
Lại gần đây hai ta ngồi xích lại
Bài toán nào ta giải mà chả ra

Tay trái cầm chiếc compa
Tay phải cầm thước đi ra đi vào
Lấy hơi em nói thì thào
Rằng học như thế không vào đúng thôi

Đạo hàm ai lại nhân đôi
Tích phân trở lai nó dôi ra liền
Giới hạn thí nhớ lấy biên
Tích phân xác định trong miền không gian

Đồ thị trục dọc trục ngang
Không cần nhớ hết mà hoang mang mình
Đến khi gặp phải phương trình
Không khai căn được thì bình phương lên
Với bất phương trình không nên
Cần xem xét dấu mới nên nhân vào

Em giống như một đao hàm chưa giải
Để cho anh phải mò mẫm tích phân
Thân hình em một hàm số bình phương
Những uốn cong vô cùng kỳ diệu
(sưu tầm)

Share:

Tình kế toán



Yêu em, anh chấp nhận đầu tư dài hạn
Dẫu biết mình tài sản chẳng hơn ai
Phải bổ sung bằng nguồn vốn đi vay
Chỉ mong được có em trong vòng tay duyên Nợ


Ta quen nhau cũng gần hai niên độ
Biết bao nhiêu nghiệp vụ đã phát sinh
Tình yêu đâu là tài sản hữu hình
Mà sao cứ hao mòn theo năm tháng
Ta gặp nhau trong mỗi kỳ kế toán
Cứ ngỡ tình mình lãng mạn quá đi
Gặp thường xuyên, anh sợ khoản phải chi
Mà định kỳ em lại không đồng ý
Em đâu hiểu cùng tình yêu còn song hành tình phí
Anh phải hạch toán làm sao cho hợp lý cả hai bên
Xa em rồi anh mới lại hiểu thêm
Đường đến tim em phải dự phòng đau khổ
Để có tình yêu đôi khi đành chịu lỗ
Nhưng tình yêu đâu phân bổ được nhiều lần
Đến bây giờ anh vẫn mãi phân vân
Không hiểu tình yêu có cần tìm nguyên giá
Nỗi đau kia có thành Nợ mà anh phải trả
Xin để anh kết chuyển hết vào tim
Em có về xem lại nhật ký chung
Kỷ niệm một thời ta cùng nhau ghi sổ
Anh dự toán tình ta không dang dở
Em thì thầm: “Đừng ghi đỏ nhé anh!”
Thư tình anh bản báo cáo mong manh
Anh trao vội không thuyết trình gì cả
Bởi anh nghĩ ta không còn gì xa lạ
Chế độ hiện hành đã nói hộ lòng anh
Những lời yêu thực tế đích danh
Những tâm sự bình quân anh nói được
Những ước mơ nhập sau mà xuất trước
Em mỉm cười ghi nhận hết lòng anh
Còn nhớ không em những buổi chiều
Những chiều mưa chứng từ nào tả xiết
Lời nồng nàn anh trao em chi tiết
Thật dịu dàng em tổng hợp hết tình anh
Em trở về nhận lại vốn liên doanh
Kiểm kê lại những lần anh sơ ý
Kỷ niệm dẫu thừa xin em đừng xử lý
Để anh mãi coi là chi phí dở dang...



Share:

KHOẢNG LẶNG TRÁI TIM

Khi chuyện cũ chỉ còn là kỷ niệm
Em có tìm về năm tháng xưa không ?

Em có tìm về trong khoẳng khắc đợi mong ?
Giọt nước mắt đầm đìa câu hờn dỗi …
Em có tìm nụ cười xưa bối rối ?
Kỷ niệm ngày nào thành câu chuyện xa xăm …

Em có tìm về nơi chốn cũ mùa trăng ?
Lá vẫn rơi trải vàng con đường nhỏ
Kỷ niệm xưa anh chôn vào bụi cỏ
Ngày xưa ơi ! Giờ đây em đã xa …

Em có tìm về mỗi dấu chân anh qua ?
Phố cũ,trường xưa,hàng cây,thư viện …
Em có tìm về những lần anh trễ hẹn ?
Thoáng giận hờn rồi trách móc vu vơ …

Em có tìm về những ngày mình làm thơ ?
Trao cho nhau cùng những dòng lưu bút
Thơ của anh nồng nàn và gấp rút
Còn thơ em trong sáng đến lạ kỳ …

Anh khao khát một ngày em trở về …
Dẫu biết rằng chẳng bao giờ như thế
Thật dịu dàng,anh lặng thầm - Rất khẽ …
Đi tìm em …
Trong khoảng lặng trái tim … !
(st)

Share:

24 thg 6, 2008

Nên tổng kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội


Báo Người Lao Động ra ngày 20-6 đăng bài “Lần đầu tiên xét xử một công ty nợ đọng BHXH tại TPHCM: Công ty Kwang Nam thua kiện”. Nhiều bạn đọc bức xúc trước việc chủ doanh nghiệp chiếm đoạt tiền mồ hôi nước mắt của công nhân


Không chỉ có một Công ty Kwang Nam

Chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) lại diễn ra khá nhiều. Việc đóng BHXH theo quy định của pháp luật là bắt buộc đối với chủ doanh nghiệp (DN). Công nhân vào làm việc trong DN, hằng tháng vẫn bị DN khấu trừ 6% tiền lương để đóng BHXH, họ đâu biết được chủ DN có thực nộp tại cơ quan BHXH hay trốn đóng? Chỉ đến khi có chuyện gì đó liên quan tới BHXH thì công nhân mới biết DN có đóng BHXH cho mình hay không.

Tôi làm công nhân trong một DN tư nhân ở TPHCM, hằng tháng tôi vẫn bị trừ lương để đóng BHXH, tôi cứ đinh ninh rằng công ty làm ăn đàng hoàng. Khi tôi bị tai nạn lao động mà lỗi không thuộc về mình, lẽ ra tôi được cơ quan BHXH thanh toán việc chữa trị vết thương. DN cứ đổ thừa cơ quan BHXH không chịu thanh toán cho tôi. Đến lúc đó, tìm hiểu, tôi mới được biết công ty không hề đóng BHXH cho tôi. Tôi nghĩ không chỉ có một Công ty Kwang Nam trốn đóng BHXH mà còn nhiều DN khác nữa, nhất là các DN tư nhân, công ty TNHH cũng làm như vậy. Tôi kiến nghị cơ quan chức năng nên tổng kiểm tra việc đóng BHXH để DN không thể chiếm đoạt tiền của công nhân.

LÊ VĂN TRỌNG (TPHCM)



Đừng để dây dưa kéo dài

Tòa án mới xử vụ đầu tiên trốn đóng BHXH. Theo thống kê của cơ quan BHXH TPHCM thì hiện nay tại TP có 55 đơn vị nợ đọng BHXH với tổng số tiền hơn 43,6 tỉ đồng. Tất nhiên con số đó chưa thể thống kê hết. Nếu tổng kiểm tra toàn diện các DN tại TPHCM thì số đơn vị vi phạm, số tiền của người lao động bị chiếm đoạt không hẳn dừng lại ở đó.

Một điều mà dư luận hết sức bức xúc là những vi phạm này diễn ra đã lâu, kéo dài từ năm này qua năm khác, pháp luật đã có quy định cụ thể, nhưng cơ quan BHXH không làm hết chức năng của mình là khởi kiện ra tòa. Để giữ nghiêm pháp luật, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đã đến lúc không thể dây dưa kéo dài. Cần làm rốt ráo, làm kiên quyết, có như vậy chủ DN mới không thể chiếm đoạt những đồng tiền còm cõi của những người đã đổ mồ hôi công sức để xây dựng DN.

HUỲNH VĂN MẬN (TPHCM)



Phải bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Trốn đóng BHXH là chiếm đoạt tiền mồ hôi nước mắt của người lao động. Hành vi đó không chỉ bị xử lý theo quy định của pháp luật mà còn bị dư luận lên án. Truy thu BHXH từ DN là đúng rồi, nhưng với những người lao động đã nghỉ việc trước đó, những người đã bị DN thanh toán không đúng chế độ chính sách quy định của Nhà nước thì sao? Không ít công nhân chưa am hiểu về chế độ chính sách, họ không biết đòi hỏi quyền lợi lẽ ra mình được hưởng. Tôi đề nghị cơ quan BHXH, cơ quan quản lý lao động ở các địa phương và Công đoàn các cấp nên phổ biến rộng rãi đến người lao động ở cơ sở để họ có đủ hiểu biết nhằm tự bảo vệ mình.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý những DN nợ đọng BHXH để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động.

LÊ ĐĂNG KHA (Đồng Nai)
(www.nld.com.vn, 21/6/2008)
Share:

23 thg 6, 2008

Thắc mắc về bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hỏi: Tôi có thời gian tham gia BHXH được 15 năm 10 tháng, nay tôi đã 60 tuổi (đủ tuổi nghỉ hưu), nhưng vì chưa đủ thời gian 20 năm tham gia BHXH, nên tôi không được nhận chế độ hưu trí. Tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện, xin cho biết thủ tục, mức đóng BHXH tự nguyện và tỷ lệ phần trăm mức lương hưu được hưởng. (Trần Thanh Liêm - 184/3/6/B1 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)




Trả lời:

Thưa ông, vấn đề ông hỏi được ông Cao Văn Sang - Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời như sau:

Điểm 3, Điều 70 Luật BHXH quy định đối tượng đóng BHXH tự nguyện: Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định đủ điều kiện nhận chế độ hưu trí (đóng đủ 20 năm), thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. Theo quy định trên, ông có thời gian tham gia BHXH trên 15 năm (15 năm 10 tháng) nên được tham gia BHXH tự nguyện thêm 4 năm 2 tháng nữa cho đủ 20 năm để nhận chế độ hưu trí.

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó mỗi năm tham gia BHXH được tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.

Ông đóng đủ 20 năm BHXH, tỷ lệ lương hưu quy đổi bằng 55% tiền lương làm cơ sở tính lương hưu (15 năm đầu là 45% + 5 năm sau là 10% = 55%).

Về mức đóng hằng tháng - quy định ở Điều 100 - Luật BHXH: Bằng 16% mức thu nhập người lao động tự lựa chọn đóng BHXH; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần tăng thêm 2% cho đến khi đạt mức 22%.

Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng BHXH được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Sau thời gian đóng đủ 20 năm, ông liên hệ làm thủ tục hưởng lương hưu tại BHXH quận, huyện nơi ông cư trú.

Hiện nay, BHXH Việt Nam chưa tổ chức thu BHXH tự nguyện nên chưa thể trả lời cho ông về thủ tục nộp BHXH tự nguyện được.

BHXH đối với người làm việc trong môi trường độc hại

(Theo sannghenghiep.vn, 23/6/2008)
Share:

Bảo hiểm Xã hội Hà Nội sẽ kiện 4 DN “con nợ” ra tòa

Ông Đào Văn Giáp, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết: Trong thời gian tới, nếu 4 doanh nghiệp có số tiền nợ cao nhất (hơn 4 tỷ đồng mỗi DN) không trả tiền theo thỏa thuận thì BHXH TP sẽ kiện ra tòa án.



4 doanh nghiệp có khả năng bị kiện là: Công ty Cầu 7 với số nợ trên 4,5 tỷ đồng; Công ty CP May Chiến Thắng nợ trên 4 tỷ đồng; Công ty TNHH Đèn hình Orion Hanel nợ trên 4,5 tỷ; Công ty TNHHNN 1 thành viên cơ khí HN trên 2 tỷ đồng.

Đây sẽ là những vụ kiện thí điểm, ngành BHXH thành phố sẽ tiếp tục thực hiện đối với các doanh nghiệp nợ lớn khác
(theo www.cand.com.vn, 8:57, 18/06/2008)
Share:

20 thg 6, 2008

Vụ công ty Kwang Nam: Buộc trả dứt nợ trong vòng ba tháng

TT (TP.HCM) - Chiều 19-6, hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Q.Phú Nhuận (TP.HCM) đã tuyên án buộc Công ty TNHH Kwang Nam trả dứt nợ cho Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM trong vòng ba tháng, kể từ ngày tuyên án đến hết ngày 19-9-2008.

Tháng 1-2008, BHXH TP nộp đơn khởi kiện Công ty TNHH Kwang Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) vì nợ BHXH từ năm 2003 đến tháng 5-2008 trên 7 tỉ đồng. Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành đã nhiều lần kiểm tra, xử phạt nhưng công ty không có chuyển biến, khắc phục sai phạm.

Hội đồng xét xử chỉ rõ việc Công ty TNHH Kwang Nam hằng tháng khấu trừ và chiếm dụng 6% BHXH, BHYT từ tiền lương của người lao động là hành vi coi thường pháp luật, vi phạm lợi ích hợp pháp của người lao động. Đây là doanh nghiệp nợ BHXH đầu tiên được xét xử từ trước đến nay trên địa bàn TP.
(theo báo tuổi trẻ 20/6/2008)
Share:

19 thg 6, 2008

Hỏi-đáp về BHXH, BHYT

Những thắc mắc về chế độ BHXH, BHYT sẽ được các cơ quan chức năng trả lời cụ thể:

Hỏi: Ngày 19/12/2007 Bảo hiểm xã hội ( BHXH) tỉnh Gia Lai nhận được công văn số 4149-NC-BĐ/ ND của Ban bạn đọc Báo Nhân dân chuyển đơn của bà Đoàn Thị Mai ở tổ 11, thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai khiếu nại về chế độ chính sách của chồng bà là ông Đào Xuân Vĩnh nhân viên bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc An khê, bị tai nạn ngày 21/2/2006.

Trả lời: Sau khi kiểm tra, xem xét vụ việc theo thẩm quyền Bảo hiểm xã hội Gia Lai có ý kiến như sau:

Theo quy định pháp luật BHXH hiện hành về giải quyết chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, trách nhiệm của người sử dụng lao động phải lập đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 12, Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc ban hành theo Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bao gồm: Sổ BHXH; văn bản đề nghị của người sử dụng lao động; biên bản điều tra TNLĐ; giấy ra viện sau khi điều trị thương tật ổn định; biên bản giám định mức suy giảm khẳ năng lao động; bản khai quá trình đóng BHXH.

Với chức năng nhiệm vụ cơ quan thực hiện chế độ chính sách, BHXH Gia Lai đến nay chưa nhận được hồ sơ giải quyết chế độ TNLĐ của ông Đào Xuân Vĩnh do Ban quản lý rừng phòng hộ An khê chuyển đến.

BHXH Gia Lai kính báo để quý cơ quan biết .
Hỏi: Ông Phan Xuân Hùng ở Thôn 5 , xã Đăk Krong , huyện Đăk Đoa , tỉnh Gia Lai hỏi : Ông nhập ngũ tháng 5/1972 sau chuyển ngành công tác ở công ty nhà nước năm 1990 , nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đến năm 2000 . Nay bản thân tuổi cao , bệnh tật triền miên , muốn xin đi giám định để hưởng tiếp trợ cấp mất sức lao động được không ?

Trả lời:

Vấn đề ông hỏi phòng Chế độ - Chính sách trả lời như sau :

Theo hồ sơ mất sức lao động số 498971 , ông sinh năm 1951 , nghỉ hưởng từ 1/1/1990 , với thời gian công tác thực tế 17 năm 08 tháng ,quy đổi 20 năm 01 tháng , ông đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động từ ngày 01/02/2000 ,với thời gian hưởng trợ cấp 10 năm 01 tháng theo Quyết định số 60/HĐBT ngày 01 /03/1990 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai đã tiến hành thủ tục theo quy định để cắt trợ cấp mất sức lao động của ông ( Quyết định 515/BHXH , ngày 27 tháng 12 năm 1999 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai ).

Đến nay , sau thời gian cắt chế độ trợ cấp mất sức lao động đã hơn 7 năm ông mới có đơn trình bày do sức khoẻ yếu xin đi giám định để hưởng tiếp trợ cấp . Theo quy định hiện hành về chính sách chế độ bảo hiểm xã hội những trường hợp đã cắt trợ cấp mất sức lao động thì không được đặt vấn đề xem xét lại .
Hỏi: Ông Phí Ngọc Thích ở xã Đông á , huyện Đông Hưng , tỉnh Thái Bình hỏi:Trước đây tôi công tác tại Công ty xây dựng 45 thuộc Tổng Công ty xây dựng 4 - Bội Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn . Nghỉ thôi việc từ tháng 9/2001 , đến ngày 1/12/2004 tôi mới nhận được lương hưu hàng tháng . Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét ,giải quyết cho tôi được hưởng tiền lương hưu hàng tháng trong thời gian 39 tháng ( từ tháng 9/2001 đến tháng 11/2004 ).

Trả lời:

Ngày 22/11/2004 Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của ông theo phiếu giao nhận hồ sơ số 09/TNHS . Căn cứ Quyết định số 162/QĐCT ngày 01/10/2004 của Công ty xây dựng 45 ông được nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/12/2004 Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai có Quyết định số 500/QĐ - BHXH- CĐCS ngày 22/11/2004 giải quyết cho ông hưởng chế độ hưu trí hàng tháng kể từ ngày 01/12/2004 theo quy định tại Quyết định số 1584/1999/QĐ-BHXH ngày 24/06/1999 của Bảo hiểm xã Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội .

Vấn đề chậm hưởng lương hưu hàng tháng , đề nghị ông liên hệ với cơ quan chủ quản để được xem xét giải quyết .

Không quy định cho những người đã hưởng chế độ mất sức

Ông Nguyễn Xuân Lam (Tiến Thủy, Quỳnh Lưu, Nghệ An) hỏi: Tôi sinh năm 1936. Năm 1958 tôi nhập ngũ. Từ đó đến năm 1978 tôi trải qua nhiều vị trí công tác, trong đó phần lớn thời gian là công tác trong quân đội. Tháng 4/1978, tôi được Bộ tư lệnh Quân khu 4 cho nghỉ hưởng chế độ mất sức bệnh binh 2/3 (tỷ lệ mất sức lao động 71%). Tôi được biết vừa qua các bộ đã có quy định về chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội. Theo quy định này, tôi có được hưởng chế độ hưu không? Cách tính thời gian thế nào?
Trả lời:

Ngày 28/12/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2006/NĐ-CP về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ.

Ngày 16/4/2007, liên Bộ: Quốc phòng - Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính đã có Thông tư liên tịch số 69/2007/TTLT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 159 nêu trên. Theo đó, đối tượng áp dụng chính sách này bao gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000, thuộc một trong các trường hợp sau:

a. Đã phục viên, xuất ngũ;

b. Thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên đang điều trị tại các trung tâm điều đường thương binh hoặc từ trung tâm điều dưỡng thương binh đã về gia đình nhưng chưa được hưởng chế độ hưu trí.

Tại Nghị định 159 cũng như Thông tư 69 đều không đề cập đến đối tượng áp dụng là quân nhân đang hưởng trợ cấp mất sức.

Về thời gian công tác để tính lương hưu, theo hướng dẫn tại Thông tư số 69:

a. Thời gian công tác có tham gia bảo hiểm xã hội và thời gian công tác được coi là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu là thời gian công tác thực tế đã được xác định trong hồ sơ phục viên, xuất ngũ hoặc hồ sơ thương binh của mỗi người.

b. Thời gian được tính kể từ ngày 31/3/2000 trở về trước, nếu có đứt quãng thì được cộng dồn; trường hợp có tháng lẻ thì dưới 3 tháng không tính, có từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính bằng nửa (1/2) mức hưởng của một năm đóng bảo hiểm xã hội có từ trên 6 tháng đến 12 tháng được tính bằng mức hưởng của một năm đóng bảo hiểm xã hội.

Quyền lợi BHXH CỦA NLĐ tại DNNN chuyển đổi

Bạn Lê Thị Hồng Lan (Phủ Lý, Hà Nam) hỏi: Công ty tôi công tác là DNNN đang chuẩn bị cổ phần hoá. Chúng tôi được biết ngày 26//6/2007 Chính phủ đã có Nghị định số 110/2007/NĐ-CP quy định về việc giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư. Tuy nhiên nghị định này lại không đề cập đến việc giải quyết chế độ BHXH cho những lao động chấm dứt HĐLĐ. Xin hỏii vấn đề này được giải quyết thế nào?

Trả lời:

Hiện nay chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện theo quy định tại Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, người lao động có quyền bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định

Cách tính bình quân tiền lương để tính chế độ cho lao động ở các doanh nghiệp cổ phần hóa

Bạn Hoàng Minh Vũ (Hà Nội) hỏi: Tôi công tác ở một DNNN nay đã chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Như vậy khi nghỉ hưu, cách tính mức đóng BHXH để tính hưởng chế độ có được áp dụng như đối với lao động trong khu vực Nhà nước không?
Trả lời:

Theo Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, NLĐ làm việc theo HĐLĐ ở các Công ty nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty TNHH nhà nước một thành viên; Công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên, được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại khoản 4 Mục IV Phần B Thông tư này (như cách tính đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này) để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và BHXH một lần nếu Công ty thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:
a) Áp dụng thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;

b) Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương theo quy định của Nhà nước đối với công ty nhà nước, trên cơ sở thang lương, bảng lương được áp dụng tại điểm a khoản này;

c) Đóng BHXH trên cơ sở mức lương quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Trường hợp Công ty không thực hiện đầy đủ các quy định trên thì NLĐ áp dụng mức bình quân tiền lương tiền công tháng đóng BHXH quy định tại khoản 6 Mục IV Phần B Thông tư này để tính hưởng BHXH. Cụ thể là:

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương; tiền công của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định) /Tổng số tháng đóng BHXH
Trong đó:

a) Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo quy định tại khoản 4 Mục này.

b) Trường hợp NLĐ có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của mỗi giai đoạn được tính như quy định tại điểm a nêu trên.Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các giai đoạn.

Tăng mức đóng BHXH TỪ 1/1/2010

Một số bạn đọc hỏi: Chúng tôi là những lao động đã được giải quyết chế độ theo Nghị định 41, đang độ tuổi đóng tiếp BHXH để đủ tuổi, đủ năm thì nghỉ hưu. Chúng tôi nghe nói, theo Luật BHXH thì mức đóng BHXH của chúng tôi sẽ tăng. Không biết thông tin đó có đúng không? Đề nghị Tòa soạn cho biết.

Trả lời:

Theo Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

Người lao động nghỉ việc theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/9/2002 của Chính phủ có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, còn thiếu tối đa 5 năm thì độ tuổi nghỉ hưu và đang tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì mức đóng hằng tháng của người lao động từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009 là 16% và từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011 là 18% trên mức lương tháng trước khi nghỉ việc cho đến khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ để hưởng chế độ hưu trí.

Chế độ BHYT đối với cưu chiến binh

Một số bạn đọc hỏi: Năm 2006, Chính phủ đã có quy định về chế độ BHYT đối với cựu chiến binh. Chế độ này có phải được thực hiện đối với tất cả cựu chiến binh? Quyền lợi được hưởng như thế nào?

Trả lời:

Ngày 25/7/2007, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Hội Cựu chiến binh Việt Nam- Bộ Tài chính- Bộ Quốc phòng đã có Thông tư liên tịch số 10/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềuPháp lệnh Cựu chiến binh.

Theo thông tư này, cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định; Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước, không thuộc diện BHYT bắt buộc hoặc chưa được hưởng BHYT theo các chế độ ưu đãi khác thì được Nhà nước cấp thẻ BHYT theo quy định hiện hành;

Quyền lợi của người được hưởng chế độ BHYT thực hiện theo quy định của Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ;

Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
Phải trả lại chế độ trợ cấp đã nhận nếu được tuyển dụng lại

Ông Hoàng Anh Vũ (Yên Bái) hỏi: Trước đây, những người lao động nghỉ theo Nghị định 41 nếu được tuyển dụng lại vào làm việc tại cơ quan cũ thì phải trả lại khoản trợ cấp đã nhận. Chúng tôi nghe nói nay Nhà nước có quy định mới về vấn đề chế độ cho lao động dôi dư; vậy quy định trên có gì thay đổi không?

Trả lời:

Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 110/2007/NĐ-CP về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.

Theo Nghị định, người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn không đủ điều kiện giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại nghị định này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

- Trợ cấp 1 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước (công ty 100% vốn nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh), không kể thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có);

- Được hỗ trợ thêm 1 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước;

- Được hưởng 6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) để đi tìm việc làm;

- Người lao động có nguyện vọng học nghề thì được đào tạo tối đa 6 tháng tại các cơ sở dạy nghề theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cũng theo Nghị định số 110, người lao động dôi dư đã nhận trợ cấp theo quy định trên nếu được tuyển dụng lại vào công ty, nông, lâm trường đã cho thôi việc thì phải trả lại toàn bộ số tiền đã nhận.

Trong trường hợp được tuyển dụng vào công ty, nông, lâm trường, cơ quan nhà nước khác thuộc khu vực nhà nước hoặc khi được nông, lâm trường giao đất, giao rừng thì cũng phải trả lại số tiền trợ cấp.Công ty, nông, lâm trường, cơ quan thuộc khu vực nhà nước tuyển dụng lại người lao động dôi dư hoặc nông, lâm trường giao đất, giao rừng có trách nhiệm thu lại số tiền nêu trên từ người lao động và nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

Hạ sĩ quan, binh sĩ hưởng phụ cấp được thực hiện chế độ hưu trí

Ông Hoàng Minh Cường (Thái Nguyên) hỏi: Theo quy định hiện hành, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự có được tính đóng BHXH để giải quyết chế độ hưu trí. Những người trước đây có đi nghĩa vụ quân sự (ví dụ trường hợp người thân của tôi nhập ngũ năm 1997, đến năm 2000 xuất ngũ thì thời gian này có được tính là thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ sau này không?

Trả lời:

Theo Điều lệ BHXH đối với quân nhân, công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí thuộc Công an nhân dân trong thời gian tại ngũ được hường trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất (đối tượng không phải đóng BHXH mà do quân đội đóng). Khi xuất ngũ, những đối tượng này được giải quyết trợ cấp xuất ngũ và thời gian tại ngũ không được tính để hưởng chế độ BHXH sau này.

Tuy nhiên kể từ ngày 1/1/2007, theo Luật BHXH, chế độ BHXH đối với những đối tượng này đã có một số thay đổi.

Theo Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân: NLĐ thuộc diện hưởng phụ cấp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, bao gồm: Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thực hiện các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Chính sách đối với lao động dôi dư

Một số bạn đọc hỏi: Chúng tôi được biết Nhà nước vừa có quy định mới về chính sách đối với lao động dôi dư. Xin hỏi, những người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn mà thuộc diện dôi dư thì quyền lợi được giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 110/2007/NĐ-CP về chính sách đối với NLĐ dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.

Tại Điều 3 nghị định này đã quy định rõ chính sách đối với NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn, cụ thể là:

1. Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Toà án quyết định mở thủ tục phá sản, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật BHXH;

2. NLĐ dôi dư theo khoản 1 Điều này có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:

a) 3 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật BHXH;

b) 5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng BHXH. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm làm việc có đóng BHXH được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)

3. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật BHXH nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa 6 tháng để hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng bằng tổng mức đóng hằng tháng của NLĐ và người sử dụng lao động theo mức tiền lương, tiên công tháng trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.

4. Các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp 1 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước (công ty 100% vốn nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh), không kể thời gian NLĐ đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có);

b) Được hỗ trợ thêm 1 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước;

c) Được hưởng 6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) để đi tìm việc làm;d) NLĐ có nguyện vọng học nghề thì được đào tạo tối đa 6 tháng tại các cơ sở dạy nghề theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyền lợi chăm sóc thai sản và sinh đẻ khi tham gia BHYT tự nguyện

Bạn Nguyễn Thùy Linh (Hà Nội) hỏi: Chị tôi có tham gia BHYT tự nguyện. Hiện nay chị tôi đang mang thai. Vậy chị tôi có được hưởng chế độ BHYT khi khám thai hay sinh đẻ không?

Trả lời:

Vì trường hợp bạn hỏi không đủ các thông tin cần thiết nên chúng tôi không đủ cơ sở để trả lời chính xác được. Tuy nhiên, bạn có thể căn cứ vào các quy định của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 của liên Bộ Y tế- Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện để biết người thân của mình có đủ điều kiện hưởng chế độ hay không.

Theo Thông tư liên tịch số 06 nêu trên, thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi về chăm sóc thai sản, sinh đẻ sau 270 ngày kể từ ngày đóng BHYT đối với các trường hợp tham gia BHYT tự nguyện lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.

Tuy nhiên cũng theo quy định của thông tư này, trường hợp sinh đẻ tại nhà sẽ không được cơ quan BHXH thanh toán.

Mức đóng BHXH đối với những trường hợp được tự đóng tiếp

Một số bạn đọc hỏi: Chúng tôi là cán bộ chuyên trách cấp xã, nghỉ việc trước năm 2007 và được tự đóng tiếp BHXH theo quy định để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Chúng tôi nghe nói khi thực hiện Luật BHXH thì mức đóng BHXH (tự đóng) của chúng tôi sẽ tăng hơn so với trước đây. Xin hỏi quy định cụ thể về việc này như thế nào?
Trả lời:
Ngày 22/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH. Theo quy định tại khoản 6 Điều 58 nghị định này: Cán bộ chuyên trách cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ trước ngày 1/1/2007 mà có đủ 10 năm đóng BHXH trở lên, còn thiếu tối đa 5 năm thì đủ tuổi nghỉ hưu và đang tự đóng tiếp BHXH hằng tháng với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức lương tháng trước khi thôi đảm nhiệm chức vụ vào quỹ hưu trí và tử tuất cho tổ chức BHXH nơi cư trú cho đến khi đủ 15 năm đóng BHXH và đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng chế độ hưu trí.

Ngày 30/1/2007, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152 nêu trên. Thông tư này đã có hướng dẫn: Cán bộ chuyên trách cấp xã đang tự đóng tiếp BHXH hằng tháng theo quy định tại khoản 6 Điều 58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì mức đóng hằng tháng từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009 là 16% và từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011 là 18% trên mức lương tháng trước khi thôi đảm nhiệm chức vụ cho đến khi đủ 15 năm đóng BHXH và đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ để hưởng chế độ hưu trí.

Đối tượng áp dụng Nghị định 110/2007/NĐ-CP

Ông Trần Văn Hoa (Hà Nội) hỏi: Qua Báo BHXH, tôi được biết Chính phủ mới có quy định về chính sách đối với lao động dôi dư. Xin hỏi đó là văn bản nào, áp dụng cho những đối tượng cụ thể nào?
Trả lời:

Văn bản mà ông đề cập là Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.

Phạm vi điều chỉnh của nghị định này là:

1. Công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội được thành lập và tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là công ty nhà nước) thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

a) Cổ phần hoá, giao, bán;

b) Chuyển thành công ty TNHH;

c) Giải thể, phá sản.

2. Nông trường quốc doanh thực hiện sắp xếp, tổ chức lại theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; lâm trường quốc doanh thực hiện sắp xếp, tổ chức lại theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.

Đối tượng áp dụng Nghị định này là người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, gồm:

1. Người lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 1 Nghị định này trước ngày 21/4/1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:

a) Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, công ty nhà nước đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm;

b) Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của công ty nhà nước nhưng không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty vẫn không bố trí được việc làm.

2. Người lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định này trước ngày 26/4/2002 (thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

3. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của nông, lâm trường quốc doanh quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, được tuyển dụng lần cuối cùng vào nông, lâm trường trước ngày 21/4/1998 (riêng người lao động của nông, lâm trường quốc doanh thực hiện giải thể thì thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng theo quy định tại khoản 2 Điều này), tại thời điểm sắp xếp lại, nông, lâm trường đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm và không thực hiện chế độ giao đất, giao rừng của nông, lâm trường.

Thủ tục ủy quyền để nhận lương hưu

Một bạn đọc (TP.HCM) hỏi: Ba tôi là cán bộ hưu trí, trước đây nhận lương hưu tại UBND phường. Vào tháng 10/2000, ba tôi xuất cảnh sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình và hiện đang sinh sống tại Mỹ. Nay ba tôi có nguyện vọng ủy quyền cho tôi nhận tiền lương hưu nhưng tôi không biết phải làm những thủ tục gì?

Trả lời:

Ba bạn làm giấy ủy quyền có sự xác nhận của sứ quán Việt Nam nơi ba bạn đang cư trú. Giấy ủy quyền có giá trị 6 tháng/lần. Bạn xuất trình giấy ủy quyền này cho bộ phận phát lương hưu tại địa phương nơi ba bạn đã từng nhận lương hưu để được nhận thay.
Đóng BHXH 3 tháng có được nhận trợ cấp?

Một số bạn đọc hỏi: NLĐ có thời gian tham gia BHXH đủ ba tháng thì khi nghỉ việc có được hưởng trợ cấp BHXH? Nếu được hưởng thì mức trợ cấp là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo qui định tại khoản 1 điều 30 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, những trường hợp đủ điều kiện nhận trợ cấp BHXH gồm:

Đủ tuổi hưởng lương hưu theo qui định tại điều 26 Nghị định 152/2006/NĐ-CP mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH:

Sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Ra nước ngoài định cư hợp pháp.

Những trường hợp nêu trên mà đóng BHXH từ đủ 3 tháng đến dưới 1 năm được hưởng BHXH một lần với mức hưởng như sau:

Bằng 0,75 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH nếu đã đóng BHXH từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng;

Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH nếu đã đóng BHXH từ trên 6 tháng đến 12 tháng.

Được cấp bù kinh phí để thanh toán chế độ ốm đau, thai sản

Một số bạn đọc hỏi:Theo Luật BHXH người sử dụng lao động được giữ lại 2% tiền đóng BHXH để chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Nhưng nếu số tiền mà người sử dụng lao động giữ lại không đủ chi trả cho người lao động thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ (Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc) thì việc quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản theo qui định của người sử dụng lao động với tổ chức BHXH được thực hiện mỗi quý một lần.

Trường hợp số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền được giữ lại, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lại, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lại quỹ BHXH số dư chênh lệch vào tháng dầu quý sau.

Trong trường hợp số tiền chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động vượt nhiều so với số tiền được giữ lại trong quý, thì người sử dụng lao động chủ động quyết toán sớm hơn với tổ chức BHXH.

Tạm dừng lương hưu, trợ cấp BHXH

Một số bạn đọc hỏi: Khi nào việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH bị tạm dừng?

Trả lời:

Theo Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ (Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc), người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng khi thuộc trong các trường hợp sau đây:

- Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;

- Xuất cảnh trái phép;

- Bị tòa án tuyên bố là mất tích.

Xử phạt với mỗi hành vi vi phạm BHXH

Một số bạn đọc hỏi:Theo quy định hiện hành, các hành vi vi phạm quy định về BHXH sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Ngày 16/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền:

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra sau đây:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 134 Luật Bảo hiểm xã hội;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với người sử dụng lao động có hành vi chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên;

c) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người sử dụng lao động;

d) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ đã làm sai.

Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Nghị định này.

Các đối tượng tinh giản biên chế

Ông Nguyễn Hữu Minh (Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Qua báo chí, tôi được biết mới đây Chính phủ có quy định mới về chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan Nhà nước. Xin hỏi, chính sách này được áp dụng đối với những đối tượng nào?

Trả lời:

Ngày 8/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2007/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.
Nghị định này quy định về chính sách tinh giản biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cấp huyện; doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn; nông trường, lâm trường quốc doanh được sắp xếp lại theo quy định của pháp luật.
Về đối tượng áp dụng, tại Điều 2 Nghị định này đã quy định rõ, cụ thể là:
1. Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức, biên chế để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhuiệm vụ, tổ chức, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Người thôi giữ chức vụ lãnh đạo, bao gồm: cán bộ do bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức hoặc không tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu, không bố trí được vào vị trí công tác mới.
3. Cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công việc đang đảm nhận nhưng không có vị trí công tác khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại được để chuẩn hoá về chuyên môn; những cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị không hợp lý và không thể bố trí, sắp xếp được công việc khác.
4. Những người không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong hai năm liền kề gần đây do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu hoặc sức khỏe không bảo đảm hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém nhưng chưa đến mức buộc phải thôi việc theo đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban Kiểm soát của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 17012004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh nhưng không tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, nông trường, lâm trường quốc doanh đó hoặc ở khu vực Nhà nước.

Cộng thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí

Bà Bùi Thị Yên (Lý Thái Tổ, Hà Nội) hỏi: Đến tháng 10 năm nay tôi đủ 55 tuổi, những mới có 17 năm 5 tháng đóng BHXH. Từ tháng 1/2007 tôi muốn ký HĐLĐ mới để để đóng BHXH tự nguyện có được không? Nếu được tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, đến khi đủ 20 năm đóng BHXH, tôi có được hưởng chế độ hưu trí như đối với các trường hợp tham gia BHXH bắt buộc không?

Trả lời:

Theo Luật BHXH, BHXH tự nguyện được thực hiện từ năm 2008, nên bà chưa thể tham gia từ tháng 11/2007.
Theo Luật BHXH, lao động nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định thì được đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để được hưởng chế độ quy định.
Tại khoản 1, Điều 79 Luật BHXH đã quy định: Người lao động đóng BHXH bắt buộc sau đó đóng BHXH tự nguyện thì thời gian đóng BHXH bắt buộc được cộng với thời gian đóng BHXH tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 132

Ông Nguyễn Thái Hậu (Quốc Oai, Hà Tây) hỏi: Tôi nguyên là cán bộ UBND xã. Đầu tháng 10/2005, tôi được giải quyết chế độ nghỉ chờ hưu. Nay tôi thấy trên phương tiện thông tin đại chúng đưa tin Chính phủ ban hành Nghị định 132 về giải quyết chế độ BHXH cho người nghỉ trước tuổi. Vậy trường hợp của tôi có được áp dụng theo quy định tại nghị định này hay không?

Trả lời:
Như đã trả lời bạn đọc Nguyễn Hữu Minh, Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007 của Chính phủ quy định về chính sách tinh giản biên chế với phạm vi và đối tượng áp dụng cụ thể như trên.
Trường hợp của ông, đã được giải quyết chế độ từ năm 2005, theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định
Có thể chờ để tham gia BHXH tự nguyện

Bạn Nguyễn Minh Vũ (quận 1, TP.HCM) hỏi: Công ty chúng tôi có một lao động nữ sinh năm 1952, làm công việc vệ sinh quét rác đường phố. Đến tháng 5/2007, lao động này có thời gian đóng BHXH là 17 năm 4 tháng, theo nguyện vọng muốn tự đóng BHXH cho đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí có được không?

Trả lời:

Vấn đề ông hỏi, ông Cao Văn Sang- Giám đốc BHXH TP.HCM trả lời:

Hiện nay, chế độ BHXH tự nguyện chưa thực hiện (Theo Luật BHXH, chế độ này sẽ thực hiện từ tháng 1/2008). Chế độ này áp dụng cho những người còn trong độ tuổi lao động nhưng không thuộc diện tham gia BHXH hoặc đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm nhưng đã hết tuổi lao động (nam 60, nữ 55 tuổi) thì được đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm.

Trường hợp bạn hỏi, người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu (nữ 55) nhưng thời gian tham gia BHXH là 17 năm 4 tháng, chưa đủ điều kiện nhận chế độ hưu hàng tháng, nhưng đủ điều kiện tham gia BHXH tự nguyện. Từ 1/8/2007, nếu Công ty không tiếp tục ký hợp đồng lao động để được tiếp tục tham gia BHXH thì người lao động làm thủ tục chốt sổ BHXH tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.

Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau

Ông Nguyễn Văn Mùi (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tham gia BHXH được tính như thế nào? Nếu trong tháng, người lao động nghỉ nhiều ngày thì việc đóng BHXH được thực hiện ra sao? Đơn vị sử dụng lao động có phải đóng BHXH trong thời gian người lao động nghỉ ốm không?

Trả lời:

Theo Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, mức hưởng chế độ ốm đau theo thời gian quy định được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/26 ngày x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau.

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.Cũng theo Thông tư số 03, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó. Thời gian này không tính là thời gian đóng BHXH.

Điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản

Một bạn đọc (đề nghị không nêu tên) hỏi:Tôi nghe nói để được hưởng chế độ thai sản, người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH. Xin hỏi, qui định cụ thể về vấn đề này như thế nào? Có phải sau khi sinh con nếu rủi ro người mẹ bị chết thì người bố cũng được hưởng trợ cấp để nuôi con?

Trả lời:

Theo Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ: Chị B nghỉ việc vào tháng 8/2007 và sinh con vào ngày 16/12/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007, nếu trong khoảng thời gian này chị B đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Cũng theo quy định hiện hành, trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản, cụ thể là:

- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của mẹ.

- Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH hoặc chỉ có cha tham gia BHXH, thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của cha.

Chế độ TNLĐ, BNN đối với quân nhân

Một số bạn đọc hỏi: Trong trường hợp nào quân nhân được hưởng trợ cấp tai nạn lao động?

Trả lời:

Tại Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đã quy định:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân; Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân (gọi chung là người lao động), nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ tai nạn lao động:

1. Bị tai nạn trong huấn luyện quân sự, trong học tập, rèn luyện, công tác, lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chỉ huy đơn vị, kể cả tại nơi làm việc hoặc ngoài nơi làm việc, trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc.

2. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý (Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để người lao động đến cơ quan trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc theo quy định hoặc ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của người chỉ huy đơn vị; Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại).

Có thể chốt sổ chờ hưu

Bà Nguyễn Minh Thư (TPHCM) hỏi: Tôi sinh năm 1955, có thời gian đóng bảo hiểm đủ 30 năm. Nay muốn nghỉ hưu nhưng không biết khi áp dụng Luật BHXH thì tôi có đượcc làm thủ tục ngay hay không (tôi chấp nhận trừ 3% do chưa đủ tuổi)? Vì tôi nghe nói là phải bảo lưu chờ cho đến khi đủ tuổi.

Trả lời:

Vấn đề bà hỏi, ông Cao Văn Sang- Giám đốc BHXH TP.HCM trả lời:

Luật BHXH có hiệu lực từ 1/1/2007 không còn áp dụng chế độ hưu trí cho những người có đủ 30 năm đóng BHXH, nam độ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi. Vì vậy, trường hợp của chị mới 52 tuổi chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Nếu sức khỏe kém, chị có thể xin giám định sức khỏe. Nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận tỉ lệ suy giảm khả năng lao động trên 61% thì chị được nhận chế độ hưu trước tuổi. Mỗi năm nghỉ trước tuổi bị trừ 1%.

Trường hợp giám định y khoa có tỉ lệ 61% mà phải nghỉ việc thì chị chốt sổ và chờ đến năm 55 tuổi (đủ tuổi về hưu) để làm thủ tục nhận chế độ hưu trí.

Quyền lợi khi tham gia BHYT tự nguyện

Bà Nguyễn Thị Vân (Hà Tây) hỏi: Khi tham gia BHYT tự nguyện, người tham gia được hưởng những quyền lợi gì?

Trả lời:

Tại điểm b, khoản 1, mục III Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 của Bộ Y tế- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện đã quy định: Người có thẻ BHYT khi KCB ngoại trú, nội trú tại các cơ sở KCB công lập và ngoài công lập (cơ sở KCB BHYT) được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khi sử dụng các dịch vụ sau:

Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở KCB (theo danh mục do Bộ Y tế quy định); Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng; Thuốc, dịch truyền theo danh mục do Bộ Y tế quy định; Máu và các chế phẩm của máu; Các phẫu thuật, thủ thuật; Chăm sóc thai sản và sinh đẻ; Sử dụng vật tư, thiết bị ytế và giường bệnh.

c) Người tham gia BHYT tự nguyện khi KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu và ở cơ sở KCB khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và trong các trường hợp cấp cứu tại các cơ sở KCB BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí sử dụng các dịch vụ quy định tại điểm b, khoản 1 mục này theo giá viện phí hiện hành của nhà nước, cụ thể:

c1. KCB ngoại trú:

+ Được thanh toán 100% chi phí khi có chi phí dưới 100.000 đồng cho một đợt KCB ngoại trú;

+ Được thanh toán 80% chi phí KCB ngoại trú khi có chi phí từ 100.000 đồng trở lên; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

c 2. Khám, chữa bệnh nội trú:

+ Được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh nội trú; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

d) Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn(theo danh mục do Bộ Y tế ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính),được cơ quan BHXH thanh toán 80% chi phí nhưng không quá 20.000.000 đồng cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

đ) Người tham gia BHYT tự nguyện khi KCB theo yêu cầu riêng, KCB tại cơ sở ytế không ký hợp đồng KCB BHYT, KCB ở nước ngoài, được cơ quan BHXH thanh toán theo chi phí thực tế theo tỷ lệ quy định tại điểm c và d của khoản này nhưng không vượt quá mức quy định tại Phụ lục của Thông tư này.

e) Đối với học sinh, sinh viên: Khi tham gia BHYT tự nguyện, ngoài quyền lợi KCB được hưởng theo quy định tại các điểm c và đ khoản này còn được hưởng quyền lợi về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học theo quy định hiện hành. Trường hợp tử vong được trợ cấp 1.000.000 đồng.

BHYT cho thân nhân làm công tác cơ yếu

Ông Trần Văn Tiến (Phủ Lý, Hà Nam) hỏi: Có phải thân nhân người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ BHYT bắt buộc? Đây có phải chế độ mà thân nhân người làm công tác cơ yếu được hưởng suốt đời?

Trả lời:

Theo Nghị định số 153/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, thân nhân của người đang làm công tác cơ yếu là sĩ quan đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc khác (bao gồm các đối tượng: bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; bố nuôi, mẹ nuôi của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi; con đẻ, connuôi từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật mất khả năng lao động theo quy định của pháp luật) được hưởng chế độ BHYT bắt buộc.

Thân nhân người đang làm công tác cơ yếu được cấp thẻ BHYT theo quy định tại Nghị địnhnày được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. Cũng theo Nghị định số 153 nêu trên, khi người đang làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc; bị kỷ luật cho ra khỏi ngành cơ yếu hoặc bị chết thì thân nhân của họ chỉ được hưởng chế độ BHYT theo quy định tại Nghị định này cho đến thời điểm thẻ BHYT đã cấp hết giá trị sử dụng.
Chế độ thai sản tính theo mức lương bình quân

Bạn Nguyễn Hồng Vân (Công ty dịch vụ cơ quan nước ngoài) hỏi: Năm 2006 tôi đóng BHXH với mức lương cao hơn 9 triệu. Tôi mang thai vào tháng 7/2006 và sẽ sinh con vào khoảng tháng 2/2007. Vậy trợ cấp thai sản tôi sẽ được nhận như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Luật BHXH mức lương làm cơ sở tính trợ cấp thai sản là lương bình quân đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ sinh. Nếu bạn sinh con tháng 2/2007, mức lương để tính chế độ thai sản được tính bình quân của mức lương nộp BHXH của tháng 8, 9, 10, 11, 12 năm 2006 và tháng 1/2007. Dù mức lương thực tế của chị trên 9 triệu đồng/tháng thì từ tháng 1/2007 mức lương nộp BHXH chỉ được tính 9 triệu đồng.

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Một số bạn đọc hỏi: Việc nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động được thực hiện từ năm 2007 như thế nào?
Trả lời:

Theo Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc:
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính có ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
- Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khỏe còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
- Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày:
- Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
- Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại; tiền ăn và ở.

Không được tính thời gian hưởng BHXH

Ông Kiều Tấn Lực (phường Trường Thọ, Thủ Đức, TPHCM) hỏi: Tôi tham gia lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) từ năm 1986 đến tháng 8/1989 thì xuất ngũ và nhận trợ cấp khoảng 8.000 đồng. Đến tháng 1/1990 tôi được ký HĐLĐ với Xí nghiệp vật tư vận tải – Công ty điện lực 2 và làm việc cho đến nay. Vậy thời gian tôi tham gia lực lượng TNXP có được cộng nối vào thời gian công tác hiện nay để tính thời gian tham gia BHXH không?
Trả lời:

Theo công văn số 3634/LĐ-TBXH ngày 9/10/1997 của Bộ LĐTB&XH và Chỉ thị số 460/Ttg ngày 23/9/1978 của Thủ tướng Chính phủ, TNXP sau khi hết nhiệm kỳ phục vụ được tuyển ngay vào cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước thì được tính thời gian để hưởng BHXH kể từ ngày được tuyển vào TNXP.
Trường hợp của ông sau khi hết thời gian phục vụ đã được hưởng trợ cấp xuất ngũ. Một thời gian sau mới được tuyển vào doanh nghiệp Nhà nước nên không được tính thời gian phục vụ lực lượng TNXP để hưởng BHXH

Hưởng trợ cấp một lần theo Luật BHXH

Một số bạn đọc hỏi: Chúng tôi đã nghỉ làm việc và thôi đóng BHXH từ cuối năm 2006. Nếu chúng tôi muốn nhận trợ cấp một lần thì phải chờ đến bao giờ, mức trợ cấp tính như thế nào?

Trả lời:

Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc có quy định: Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH trước ngày 1/1/2007 thì trợ cấp BHXH một lần khi không đủ điều kiện hưởng lương hưu được giải quyết theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
Theo Điều 30, điều kiện hưởng BHXH một lần với trường hợp như trên là: Sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần.
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.Khi tính mức hưởng BHXH một lần, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn một năm.

Đóng tiếp đến khi đủ 15 năm đóng BHXH

Bà Vũ Thị Oanh (Thanh Hoá) hỏi: Tôi nguyên là Chủ tịch Hội phụ nữ xã (cán bộ chuyên trách). Năm ngoái tôi xin nghỉ công tác và được tự đóng tiếp BHXH để đến khi đủ tuổi để được hưởng chế độ hưu trí. Nay nếu theo Luật BHXH thì việc tự đóng BHXH của tôi có gì thay đổi không?

Trả lời:

Theo Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, cán bộ chuyên trách cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ trước ngày 1/1/2007 mà có đủ 10 năm đóng BHXH trở lên, còn thiếu tối đa 5 năm thì đủ tuổi nghỉ hưu và đang tự đóng tiếp BHXH hằng tháng với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức lương tháng trước khi thôi đảm nhiệm chức vụ vào quỹ hưu trí và tử tuất cho tổ chức BHXH nơi cư trú cho đến khi đủ 15 năm đóng BHXH và đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng chế độ hưu trí.

Nghỉ thai sản sau khi bị tai nạn

Bạn Nguyễn Thị Lành (KCX Linh Trung) hỏi: tôi có thai, sắp sinh con. Được biết theo Luật BHXH thì người bị thương tật 21% trở lên được nghỉ sau khi sinh 6 tháng. Trước đây, tôi đã bị tai nạn giao thông gãy chân nay đã lành. Xin hói có được nghỉ thai sản 6 tháng không?

Trả lời:

Theo quy định của luật BHXH và Nghị định 152/2006/NĐ CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH thì lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên được nghỉ thai sản 6 tháng. Trường hợp của chị chưa được xác định mức suy giám khả năng lao động do chấn thương, nên chưa thể khắng định sẽ được nghr 6 tháng. Hiện nay, chưa có hướng dẫn gì về trường hợp này. Có lẽ chị nên xin giám định khả năng lao động do thương tật tại Hội đồng giám định y khoa thành phố để có thể được nghỉ đủ tiêu chuẩn.

Thanh toán chi phí KCB nước ngoài

Ông Nguyễn Vũ Ninh (Ba Đình, Hà Nội) hỏi: Vừa qua người thân của tôi (có thẻ BHYT) đi phẫu thuật ở Singapore. Trong trường hợp này, người thân của tôi có được hưởng chế độ gì về BHYT không?

Trả lời:

Theo Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLB- BYT-BTC ngày 27/7/2005 của liên Bộ: Tài chính- Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc, trường hợp KCB ở nước ngoài thì được cơ quan BHXH thanh toán theo mức chi phí bình quân của các bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng theo Thông tư này, đối với các cơ sở KCB trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mức thanh toán cho các tuyến được tính bằng 1,2 lần mức quy định cho các tuyến tương đương (Trong trường hợp điều trị nội trú, chi phí bình quân của tuyến trung ương là 900.000 đồng).

(theo www.bhxhgl.org.vn)
Share: